Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây ăn Quả Có Múi
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
- KỸ THUẬT TRỒNG CÂY
- Kỹ thuật trồng cây ăn quả
- Kỹ thuật trồng cây dược liệu
- Kỹ thuật trồng cây công trình
- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
- Tin tức
- Liên hệ
Đảm bảo chất lượng
Kỹ thuật chuyên sâu
Thanh toán linh hoạt
Hotline: 0979090189
Thêm sản phẩm thành công
- Trang chủ
- Kỹ thuật trồng cây ăn quả
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
- 21/ 03/ 2017
- Giống cây trồng Đ.H.NN 1
- 0 Nhận xét
1. Đào hố và bón lót
- Kích thước hố rộng 50 x 50 cm, sâu 40 cm. Đất xấu cần đào rộng hơn.
- Bón phân lót cho 1 hố:
+ Phân chuồng: Từ 15 - 20 kg (Hoặc từ 3 - 5 kg phân vi sinh)
+ Vôi bột: 1 kg
+ Lân (supe): Từ 1 - 1,5 kg
+ Không sử dụng đạm cho thời kỳ trồng ban đầu
Tất cả các loại phân trên trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy tới ¾ hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt hố khoảng từ 10 - 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được. Công việc đào hố và bón lót phải làm xong trước khi trồng khoảng 10 - 15 ngày.
2. Trồng cây
a. Thời vụ trồng và cách trồng cây
- Thời vụ trồng: Có thể trồng bắt đầu vào tháng 8 hoặc 9 khi đã lập thu cho đến hết tháng 4 sang năm.
- Cách trồng: Đào hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 ® 3 cm. Không được lấp quá sâu tránh thối rễ, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ cách gốc từ 10 ® 15 cm để tránh sâu bện thâm nhập.
b. Chăm sóc sau khi trồng
- Tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ® 30 ngày để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tùy thời tiết nắng mưa để chống hạn và chống úng cho cây. Mỗi lần bón phân phải tưới nước để phân có thể hòa tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.
- Cắt tỉa tạo hình: Việc cắt tỉa cần được tiến hành ngay từ khi trồng để có được hình dạng hợp lý (hình bán cầu) và thực hiện theo quy trình sau:
+ Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao từ 45 ® 50 cm cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 ® 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này phải chọn cành khỏe và thẳng, cách nhau 7 ® 10 cm trên thân chính và tạo với thân một góc từ 450 ® 600 để khung tán đều và thoáng.
+ Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài từ 25 ® 30 cm thì bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên mỗi cành cấp 1 ta chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
+ Tạo cành cấp 3: Khi cành cấp 2 dài từ 25 ® 30 cm thì bấm ngọn để tạo cành cấp 3. Đây chính là những cành tạo và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và xắp xếp theo các hướng khác nhau nhằm giúp cây quang hợp được tốt.
- Bón phân: Giai đoạn mới trồng, có điều kiện cứ khoảng 15 ngày thì phun phân bón qua lá 1 lần , chủ yếu là giai đoạn ra đọt và mang lá non. Cây từ 1 - 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản) mỗi năm bón phân 4 lần vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% phân đạm + 40% kali
+ Đợt bón tháng 5: Bón 20% phân đạm + 20% kali
+ Đợt bón tháng 8: Bón 20% phân đạm + 20% kali
+ Đợt bón tháng 11: Bón 20% phân đạm + 20% kali + 100% lân + 100% vôi bột
Lượng bón phân mỗi cây
Năm trồng | Phân hữu cơ (kg) | Đạm Sunfat (gam) | Lân Supe (gam) | Kali (gam) | Vôi bột (kg) |
Năm thứ 1 | 30 | 350 | 500 | 500 | 1 |
Năm thứ 2 | 30 | 700 | 800 | 400 | 1 |
Năm thứ 3 | 50 | 800 | 1.200 | 600 | 1 |
Cách bón phân cho cây:
+ Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm. Rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
+ Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm cần dải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cánh xa gốc từ 20 - 30 cm. Sau đó tưới nước để hòa tan phân cho cây hấp thụ.
Lưu ý:
1. Năng suất, chất lượng của cây phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của bà con.
2. Khi gặp thời tiết bất lợi có thể sẽ gây ra một số hiện tượng không mong muốn làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
3. Để tăng hiệu quả khinh tế, bà con nên trồng xen canh với 1 số loại cây như: đu đủ, cây họ đậu, rau màu
Biên soạn: TS. Nguyễn Đình Quang
Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội
tags: Chia sẻ bài viếtTin tức mới
- Cam Cara Ruột đỏ luôn trong tình trạng " cháy...
- Ca Chua Thân Gỗ
- Cam Xoàn
- Hướng dẫn gieo trồng giống bí xanh lai F1
- Hướng dẫn gieo trồng giống bí đỏ lai F1 -...
Blog tags
Không có tags nào.
Video mới
Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi | Tài Nguyên Thực Vật
-
Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi - Hoc24
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi (cam, Chanh, Quýt, Bưởi, ...)
-
Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Cây ăn Quả Có Múi - Thị Xã Hương Trà
-
Công Nghệ 9 Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi - Hoc247
-
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI
-
BÀI 18: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI CÂY CÓ MÚI
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi - Tài Liệu Text - 123doc
-
Công Nghệ 9 Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ
-
Lý Thuyết Công Nghệ 9: Bài 7. Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
Công Nghệ 9 Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi (cam, Chanh, Quýt, Bưởi, ...)