QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI
Có thể bạn quan tâm
- Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cây có múi phải thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng mùn cao, đất có tầng canh tác dày 0,8m – 1m, pH trung tính: 6 – 6,5.
Vùng đất thấp trũng phải lên liếp và đắp mô cao 60 – 80cm, đường kính 0,8 – 1m, hệ thống thoát nước tốt tránh ngập úng vào mùa mưa.
Đất bằng cao ráo cuốc hố với kích thước: 0,4 x 0,4 x 0,4m, đất đồi cuốc hố với kích thước: 0,7 x 0,7 x 0,7m, bố trí hố trồng theo đường đồng mức theo hướng nam, đông nam để tránh gió.
- Thời vụ trồng
- Miền Bắc: Vụ Xuân (T2 – T3), vụ Thu (T9 – T10). Tốt nhất nên trồng vào vụ xuân vì độ ẩm không khí cao kèm mưa xuân nên tỷ lệ sống của cây cao.
- Miền Nam: đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
- Giống, mật độ trồng và cách trồng
Tiêu chuẩn chọn giống
- Được nhân giống từ nguồn sạch bệnh
- Đối với giống ghép có chiều cao >60cm (tính từ vị trí ghép)
- Sinh trưởng mạnh,thân thẳng, lá không bị dị dạng
Mật độ
- Giống ghép: 5m x 5m, 5mx6m
- Giống chiết: 3m x 3m; 4m x 4m, 4mx5m
Cách trồng
Đảo lớp đất trộn phân đã có trong hố, tháo túi bầu và đặt cây trồng, đắp đất cao hơn mặt túi bầu 3 – 5cm, tưới nước giữ ẩm.
- Chăm sóc
Làm cỏ, tưới nước giữ ẩm
Thường xuyên làm cỏ ở xung quanh hình chiếu tán cây, kết hợp với tưới nước, tủ gốc cho cây. Thời kỳ cây cho trái, giữ thảm cỏ trong vườn để tăng độ ẩm vườn, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng.
Cắt tỉa, tạo tán cho cây
Tạo tán: Cây con bắt đầu được tạo tán khi được 1 – 1,5 tuổi. Chọn 3 cành phát triển 3 hướng tương đối đồng đều với nhau làm cành cấp 1. Sau khi cành cấp 1 phát triển dài 50 – 80cm cắt đọt để phát triển 2 – 3 cành cấp 2. Mỗi cành cấp 2 cách nhau 15 – 20cm, tạo với cành cấp 1 một goc 30 – 35 độ, sau đó, cũng tiến hàng cắt đọt như cành cấp 1. Từ cành cấp 2 chọn tương tự ta được cành cấp 3, nhưng số lượng cành cấp 3 không hạn chế, chú ý tỉa bỏ khi cành mọc dày
Tỉa cành: được tiến hành sau mỗi lần thu hoạch. Tỉa các cành mang quả (cành rất ngắn chỉ dài 10 – 15cm). Cành sâu bệnh, cành tăm, cành mọc ngược, các cành sát mặt đất…
- Dinh dưỡng
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Tính từ sau trồng đến khi bắt đầu ra hoa và đậu trái (3 năm). Thời kỳ này cây chủ yếu sinh trưởng sinh dưỡng, thân cành phát triển liên tục trong năm, hình thành khung tán. Cần phải chăm sóc tốt để phát triển bộ rễ tối đa, thân cành khỏe mạnh, vững chắc.
Sử dụng công thức phân GAP bón cho giai đoạn kiến thiết giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết:
Cách 1: dùng KOMORI
Tuổi cây | Loại phân | Thúc lộc, cành xuân (T1 – T2) | Thúc lộc hè (T4) | Thúc lộc thu (T7 – T8) | Ủ ấm cho cây (t11 – T12) |
1 | KOMORI | 0,2 – 0,3 | 0,3 – 0,5 | 0,3 – 0,5 | 0,3 – 0,5 |
2 | KOMORI | 0,3 – 0,5 | 0,5 – 0,7 | 0,5 – 0,7 | 0,5 – 0,7 |
3 | KOMORI | 0,6 – 0,8 | 0,6 – 0,8 | 0,6 – 0,8 | 0,6 – 0,8 |
Cách 2: dùng KOMORI và Đạm GAP
Tuổi cây | Loại phân | Thúc lộc, cành xuân (T1 – T2) | Thúc lộc hè (T4) | Thúc lộc thu (T7 – T8) | Ủ ấm cho cây (T11 – T12) |
1 | KOMORI | 0,2 – 0,3 | 0,3 – 0,5 | 0,3 – 0,5 | 0,3 – 0,5 |
ĐẠM GAP | – | – | – | – | |
2 | KOMORI | 0,3 – 0,5 | 0,4 – 0,6 | 0,4 – 0,6 | 0,4 – 0,6 |
ĐẠM GAP | 0,1 – 0,2 | 0,2 – 0,3 | – | – | |
3 | KOMORI | 0,4 – 0,6 | 0,5 – 0,7 | 0,5 – 0,7 | 0,5 – 0,7 |
ĐẠM GAP | 0,1 – 0,2 | 0,2 – 0,3 | – | – |
Cách bón: rạch rãnh sâu 15 – 20 cm cách gốc 30 – 40cm, rải phân, lấp đất, tưới nước đủ ẩm.
Lưu ý: hàng năm bón thêm 1 – 3 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.
- Thời kỳ kinh doanh
Khi cây ăn quả ở thời kỳ kinh doanh, trong 1 năm cây sẽ qua bốn giai đoạn sinh lý chính.
- Giai đoạn phân hóa mầm hoa: tính từ sau thu hoạch đến khi nhú lộc xuân (tháng 11 – tháng 1). Cây cằn cỗi, chủ yếu lá già, xuất hiện nhiều lá vàng và rụng. Trong giai đoạn này cần quan tâm cắt tỉa tạo tán, đảm bảo lượng phân bón giúp cây phục hổi sinh trưởng, phát triển rễ mạnh nhất.
- Giai đoạn ra hoa và lộc xuân: tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi hoa rụng hết. Cân đối dinh dưỡng giúp hoa phát triển thành thục và bộ lá phát triển mạnh.
- Giai đoạn quả phát triển và lộc hè: bắt đầu sau khi quả được hình thành. Giai đoạn này quả sẽ phát triển, tăng mạnh về kích thước; xuất hiện nhiều cành vượt và có hiện tượng rụng quả sinh lý.
- Giai đoạn lộc thu và quả chín: tính từ khi lộc thu xuất hiện đến khi quả chín. Quá trình biến đổi các chất diễn ra mạnh (tăng hàm lượng đường và hương vị quả). Giai đoạn này sẽ quyết định năng suất vườn cây ăn trái và tiền đề cho quá trình phân hóa mầm hoa vụ tới.
Sử dụng công thức phân GAP bón giai đoạn kinh doanh giúp khai thác năng suất cây có múi đạt hiệu quả cao:
Năng suất trái (kg/cây) | Loại phân | Phân hóa mầm hoa | Ra hoa và lộc xuân | Quả phát triển và lộc hè | Lộc thu và quả chín |
40 | Komori | 1,5 – 2 |
|
|
|
Expresso |
| 0,5 – 1 |
|
| |
Fruit Gap |
|
| 0,5 – 1 | 0,3 – 0,5 | |
60 | Komori | 2 – 2,5 |
|
|
|
Expresso |
| 1 – 1,2 |
|
| |
Fruit Gap |
|
| 1 – 1,2 | 0,5 – 0,8 | |
90 | Komori | 2,5 – 3 |
|
|
|
Expresso |
| 1,2 – 1,5 |
|
| |
Fruit Gap |
|
| 1,2 – 1,5 | 0,8 – 1 | |
120 | Komori | 3 – 3,5 |
|
|
|
Expresso |
| 1,5 – 1,8 |
|
| |
Fruit Gap |
|
| 1,5 – 1,8 | 1- 1,2 | |
150 | Komori | 3,5 – 4 |
|
|
|
Expresso |
| 1,8 – 2 |
|
| |
Fruit Gap |
|
| 1,8 – 2 | 1,2 – 1,5 |
Lưu ý: cây có múi yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng mùn cao nên hàng năm cần bón thêm 25 – 40 kg phân chuồng hoai kết hợp 3 – 5 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP (bón một lần vào đầu kỳ) cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.
- Sâu bệnh hại
Các bệnh thường gặp trên cây có múi như: vàng lá greening, loét cây có múi, chảy mủ thân. Bên cạnh đó cây có múi còn bị tấn công bởi bọ xít xanh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, và đặc biệt chú ý đến rầy chổng cánh, vì nó là môi giới truyền bệnh gây nên bệnh vàng lá greening, hiện tại chưa có thuốc chữa. Thường xuyên thăm vườn kết hợp với IPM để phát hiện kịp thời, kiểm soát được sâu bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả.
Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi | Tài Nguyên Thực Vật
-
Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi - Hoc24
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi (cam, Chanh, Quýt, Bưởi, ...)
-
Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Cây ăn Quả Có Múi - Thị Xã Hương Trà
-
Công Nghệ 9 Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi - Hoc247
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây ăn Quả Có Múi
-
BÀI 18: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI CÂY CÓ MÚI
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi - Tài Liệu Text - 123doc
-
Công Nghệ 9 Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ
-
Lý Thuyết Công Nghệ 9: Bài 7. Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
Công Nghệ 9 Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi
-
Bài 7: Kỹ Thuật Trồng Cây ăn Quả Có Múi (cam, Chanh, Quýt, Bưởi, ...)