KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT
  • Trang chủ
  • TIN TỨC
  • SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
  • KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT
  • SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
  • TIN TỨC
  • TƯ VẤN
  • TƯ VẤN KỸ THUẬT CÂY TRỒNG
  • DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT

Giới thiệu một số giống cam, quýt được trồng phổ biến ở nước ta và kỹ thuật trồng và chăm sóc cam.

I. Giới thiệu một số giống cam, quýt * Các giống cam: Cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con, cam Mường Pồn (Điện Biên) cam Hải Dương, cam Sành Hàm Yên, cam Voi Quảng Bình, cam Sa Đéc (Đồng Tháp), cam Cái Bè (Tiền Giang), cam Xuân (Khánh Hoà), cam Valenxia... * Các giống quýt: Quýt Lý Nhân,Quyt Hàm Yên,Tuyên Quang, quýt Bố Hạ, quýt Tích Giang, quýt Đường, quýt xiêm, quýt Clêopat, quýt Dancy II Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây cam quýt từ 12 - 39oC nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29oC, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150C là trồng được cam, quýt. 2. Nước: Lượng mưa hàng năm 1000 - 1500mm và phân bố đều là trông cam, quýt tốt. 3. ánh sáng: Cam ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hoá mầm hoa, ít quả, dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux. 4. Đất đai: Vùng có tầng đất dày > 1m, thoát nước tốt trong mùa mưa và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5,- 6,5. III Kỹ thuật trồng: 1. Làm đất, đào hố, bón phân: Trước khi trồng cày sâu 40 - 45cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60 -80cm, sâu 60cm; đào hố, bón lót bón lót trước khi trồng 1 tháng, lượng phân bón cho 1 hố như sau: + Phân hữu cơ: 30 - 50kg. + Phân Supe lân: 250 - 300 gam. + Phân Kali: 200 - 250 gam . + Vôi bột 1 kg. Trộn đều với lớp đất mặt. 2.Mật độ, khoảng cách trồng: Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m. 3. Thời vụ trồng: - Miền bắc: Vụ Xuân trồng tháng 2,3,4. Vụ thu trồng tháng 8 - 10. - Miền Bắc: Trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưạ 4. Cách trồng: Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ. 5. Chăm sóc vườn cam, quýt: * Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt. * Bón phân: Lượng bón tính theo tuổi, tuỳ tình hình sinh trưởng của câỵ
Tuổi cây Lượng phân bón /cây (kg)

Phân chuồng

Urê

Supe lân

Kali

Từ 1 - 3 năm tuổi

20 - 25

0,2 - 0,3

0,5 - 0,7

0,2

Từ 4 - 6 năm tuổi

25 - 50

0,5 - 0,6

0,8 - 1,2

0,3

Từ 7 - 8 năm tuổi trở đi

60 - 90

0,8 - 1,0

1,2 - 1,5

0,5

  * Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm: - Đợt 1: Bón vào tháng 9 - 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôị - Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành xuân): 15/1 - 15/3 bón 40% đạm Urê + 40% kalị - Đợt 3 ( bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% đạm Urê + 30% kalị - Đợt 4 (bón thúc cành thu và tăng khối lượng quả): Tháng 7 - 8, bón 30% đạm + 30% kalị * Phương pháp bón: - Bón lót: Đào rãnh quanh tán sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, tủ rơm rạ. - Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân rồi tưới nước cho cây dể phân ngấm vào đất.   6. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt: * Sâu vẽ bùa: Sâu vẽ bùa phá hại quanh năm nhất là khi xuất hiện các dợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu non phá hại lá non và tạo điều kiện cho bệnh loét cam xâm nhập. - Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis 0,1%, Sherpa0,1%, Padan 0,1 - 0,2%. * Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân phá hại cành lá non và quả. - Phòng trừ: Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 - 0,30 Bô mê, Vụ xuân 0,5 - 10 Bô mê, Kentan 0,1%, Danitol - S 50EC 0,1%) . * Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ cuối tháng 5 và tháng 6, trên một cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết. - Phòng trừ : + Diệt trưởng thành: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm rạ, Ofatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành cây to, khi xén tóc chui ra gặp thuốc sẽ chết. + Trừ sâu non: Căn cứ vào lỗ đùn phân dùng dây kẽm hoặc dây mây luồn vào diệt sâu non trong lỗ, hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc Simisizin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100 vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lạị * Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam quýt hiện naỵ - Phòng trừ: Dùng Bassa 50EC (0,2%), Appland - Mipcin (0,2%), Shreol (0,2%0 phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ). * Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây rạ Gây hại lá, cành, quả, gaị Lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể bị rụng , nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thốị - Phòng trừ: + Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ các cành bị bệnh đem đốt. + Diệt sâu vẽbùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non. + Phun thuốc Boocđô 1%, Zineb 0,5 - 1%. + Ngoài ra cam quýt còn có một số loại sâu bệnh hại khác như: Sâu nhớt, nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, ngài chích hút, sâu xanh cuốn lá, châu chấu, sâu hại hoa, các loại rệp, rầy xám, ruồi vàng... Bệnh hại cam quýt có bệnh sẹo cam, quýt, bệnh thối nâu, bệnh thâm quả, bệnh muội đen, bệnh Virút./.
Sưu tầm Internet

HÀM YÊN TỔNG KẾT MÔ HÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRÊN CÂY CAM SÀNH

Hàm Yên tổng kết mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trên cây cam sành.

        Hàm Yên tổng kết mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trên cây cam sành. Vừa qua, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên phối hợi với Công ty TNHH Công nghệ sạch Nông nghiệp – Văn phòng đại diện tại Viện di truyền nông nghiệp đã tổ chức tổng kết mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trên cây cam sành. Qua một thời gian thử nghiệm các chế phẩm sinh học trong trồng và chăm sóc cam sành tại một số hộ trồng cam ở huyện Hàm Yên. Kết quả cho thấy cây cam sành phát triển nhanh, đạt năng xuất sản lượng cao và ổn định hơn 30% so với sử dụng phân bón thông thường. ít sâu bệnh, đặc biệt là cây cam sẽ không bị bệnh thối dễ, một bệnh được cho là khó xử lý nhất đối với người nông dân trồng cam. Chế phẩm sinh học sử dụng chăm sóc cam không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Từ thành công của mô hình sẽ là điều kiện để huyện Hàm Yên tiếp tục nhân ra diện rộng. Có thể nói việc sử dụng chế phẩm sinh học trên cây cam sành đã giúp các hộ trồng cam ở huyện Hàm Yên tăng năng xuất, chất lượng, hạn chế nhiễm bệnh và giảm chi phí đầu tư trong sản xuất; cải tạo và làm trẻ hóa vườn cam sành, góp phần phát triển và giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, cải thiện môi trường sinh thái, hình thành một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Minh Vương - (hamyenorg.vn)

Thông tin sản phẩm

Chế phẩm sinh học BIMA (Trichoderma) có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ và có nhiều tác dụng, được dùng cho các loại cây trồng –          Chống được các loại nấm bệnh cây trồng gây bệnh thối rễ, chết yểu, xì mủ,… do các nấm bệnh gây nên (Rhizoctonia solaniFusarium solaniPhytophtoraSclerotium rolfsii, …) –          Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển –          Sinh tổng hợp các enzyme cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase nên có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây hấp thu được dễ dàng –          Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, đất trồng có độ phì cao hơn. –          Hạn chế việc sử dụng các phân bón hoá học và thuốc trừ sâu hoá học độc hại. –          Có thể sử dụng kết hợp với một số chế phẩm vi sinh khác như biolactyl, subtyl, … để sản xuất chế phẩm Microfost phân hủy phân hầm cầu, và xử lý đáy ao hồ nuôi tôm cá, khử mùi hôi ở bãi phân, chuồng trại, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phối trộn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, tăng cường khả năng chống nấm bệnh gây hại hệ thống rễ cây trồng và cải tạo đất. BIMA Đặc tính Chế phẩm sinh học BIMA (Trichoderma): 1. Thành phần: * Các chủng nấm Trichoderma: 5×106 bào tử/gam * Hữu cơ: 50%; Độ ẩm < 30%. 2. Công dụng: –          Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, chết yểu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii,… –          Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất trồng. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng. –          Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin … trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng. –          Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất. 3. Hướng dẫn sử dụng       3.1- Bón trực tiếp cho cây trồng
Cây trồng Liều lượng Cách bón
Bầu ươm cây con 1 – 2 kg/1m3giá thể ươm cây -Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu
Cây rau màu (Cà chua, dưa leo, dưa hấu, khổ qua ớt, rau cải các lọai…) 3 – 6 kg/1000 m2 -Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng. -Bón thúc bổ sung 1 – 2 lần/1 vụ
Cây công nghiệp ( cà phê, tiêu, điều) Cây ăn trái (Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài…) 4 – 8 kg/1000 m2 -Trộn với phân hữu cơ bón 1 – 2 lần/ năm – Bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây.
* Có thể dùng để tưới: hoà 1 kg Chế phẩm sinh học BIMA (Trichderma) với 30 lít nước.         3.2. Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thực vật –          Cứ 3–4 kg chế phẩm BIMA; 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn phân chuồng, xác bã thực vật. –          Phun dung dịch urê (1 kg urê/100 lít nước ) vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50–55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được) –          Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm. –          Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–55%. Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử dụng. –          Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super lân, kali và các lọai tro trấu. Liên hệ kinh doanh: 0903865035 – dong.nguyen@dpcc.biz www.nongtrangxanh.net –www.greenfarmjsc.com Xu hướng tìm kiếm: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT Nở rộ nghề nuôi cá nước ngọt ở Ea Kao Nở rộ nghề nuôi cá nước ngọt ở Ea Kao Nhờ lợi thế nguồn nước dồi dào từ hồ thủy lợi Ea Kao, người dân xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã phát tr... MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP NÔNG DÂN PHÂN BIỆT VÀ CHỌN MUA PHÂN BÓN ĐÚNG CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP NÔNG DÂN PHÂN BIỆT VÀ CHỌN MUA PHÂN BÓN ĐÚNG CHẤT LƯỢNG Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về tình ...

Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt Nghề 11