Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cam

CamNangCayTrong.Com
  • Danh mục cây trồngDanh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồngCôn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồngBệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồngDinh dưỡng cây trồng
  • Bài chuyên mụcBài chuyên mục
  • Liên hệLiên hệ
🏠 Bài chuyên mục Trồng trọt, chăm sóc Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cam
  • 45489
  • Liên hệ QC: ☎ 0336.180068
Cây trồng liên quan: Cây cam Dinh dưỡng liên quan: Đạm (Nts) - Nitrogen , Lân (P2O5hh) - Phosphate , Kali (K2Ohh) - Potassium , Chất hữu cơ (HC) - Organic matter (OM) Ad by CNCT

1. Bón phân cho cây cam thời kỳ cây con (Thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm tuổi)

Phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho cam. Sau khi trồng nên dùng phân DAP với liều lượng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc cam (2tháng/lần), có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ để tưới cho cây cam. Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh như EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tưới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ. Có thể ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma để bón cho cây cam.

Phân bón lá có thể được phun lên cây để hỗ trợ dinh dưỡng giúp cho cây cam phát triển tốt hơn, nhất là trong trường hợp nguồn nước tưới bị nhiểm mặn.

Liều lượng phân bón cho cây cam ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tháng

Thời điểm bón

Liều lượng (g/cây/ lần bón)

Phương pháp bón

Bón lót trước khi trồng 7 - 10 ngày

5-10kg phân hữu cơ

1 kg super lân, 05 kg vôi

200g NPK 16.16.8

Trộn đều số phân trên với đất và cho vào hố trồng.

Cây mới trồng:

4

4 tháng

40g DAP (18 - 46 - 0)

Pha 40 g DAP trong 10 lít nước tưới ướt gốc, nếu nước còn thừa thì tưới tiếp cho các cây khác. Có thể tưới xả lại bằng nước để tránh lá bị ngộ dộc phân bón.

6

6 tháng

40g DAP(18 - 46 - 0)

8

8 tháng

40g DAP(18 - 46 - 0)

10

10 tháng

40g DAP(18 - 46 - 0)

Cây > 1 năm tuổi:

13

Tháng 1

100g NPK(20 - 20 -15)

+ 10kg phân hữu cơ

Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5- 10 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước

16

Tháng 4

100g NPK(20 - 20 -15)

19

Tháng 7

100g NPK(20 - 20 -15)

22

Tháng 10

100g NPK(20 - 20 -15)

Cây được > 2 năm tuổi:

25

Tháng 1

200g NPK(20 - 20 -15)

+ 10kg phân hữu cơ

Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5- 10 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước

28

Tháng 4

200g NPK(20 - 20 -15)

31

Tháng 7

200g NPK(20 - 20 -15)

34

Tháng 10

200g NPK(20 - 20 -15)

(Nguồn Viện cây ăn quả miền nam)

Phương pháp bón:

Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10- 15 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Chú ý phải cuốc cách gốc ít nhất 50cm đối với cây 2 năm tuổi.

Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tưới nước.

Cách bón phân cho cây cam

Cách bón phân cho cây cam

Bón phân cho cây cam

Đào rãnh, bón phân cho cây cam

2. Bón phân cho cây cam thời kỳ kinh doanh

Với lượng phân (bảng 2) Giai đoạn cây cho trái năm 4 trở đi

Chia 4 lần:

- Trước khi cây ra hoa: 1/3N.

- Sau khi đậu trái: 6-8 tuần: 1/3 N +1/2 K2O.

- Trước khi thu hoạch (1 -2 tháng): ½ K2O.

- Sau khi thu hoạch trái, tỉa cành xới gốc làm cỏ, bồi bùn: 1/3N + toàn bộ lân + 10-20kg phân chuồng/1 gốc.

Lượng phân bón tăng theo tuổi cây nhưng đến năm thứ 10 trở đi lượng phân ổn định.

Hiện nay đối với cây từ 6 năm tuổi trở lên, ở những vườn có điều kiện chăm sóc cao, có thể bón như sau

+ Sau thu hoạch: 30%N + 40% P2O5 (10-20 kg phân hữu cơ/1 gốc).

+ Trước khi xiết nước: 10% N + 20% P2O5 + 50% K2O.

+ Sau khi tưới trở lại: 10% N + 10% P2O5 + 10% K2O.

+ Sau khi đậu quả: 15% N + 10% P2O5 + 10% K2O.

+ Giai đoạn phát triển quả: 35%N + 20% P2O5.

+ Trước khi thu hoạch 1 tháng: 30% K2O .

Giai đoạn phát triển quả có thể kết hợp phun phân bón lá phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.

Phân bón lá có thể được phun lên cây để hỗ trợ dinh dưỡng giúp cho cây cam phát triển tốt hơn, nhất là trong trường hợp nguồn nước tưới bị nhiễm mặn. Theo Viện Cây Ăn Qủa Miền Nam khuyến cáo:

Lượng phân bón cho cây có múi

Tuổi cây

Lượng phân g/cây/năm

N

P2O5

K2O

1-3

50-100

50-100

60

4-6

200-250

150-200

120

7-9

300-400

250-300

180

>10

400-800

350-400

240

Phương pháp bón giống như trên

Vét bùn bồi liếp (vùng ĐBSCL)

- Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa.

- Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa.

Ưu điểm:

- Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

- Nâng cao dần tầng canh tác.

- Vét sình kết hợp với việc xiết nước để xử lý ra hoa.

Nhược điểm:

- Xác bã thực vật chưa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đưa lên lìếp.

- Thông qua vét sình vô tình đưa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc cho cây cam.

Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm/lần.

Sình được đưa lên líếp mặt lớp mỏng khoảng 2- 3 cm hoặc sình được tập trung một chỗ cho khô hoàn toàn sau đó trộn với đất mặt ruộng hoặc đất mặt líếp rồi mới đấp vào mô cây.

Vét sình bồi liếp

Vét sình bồi liếp

Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tưới nước. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.

Xử lý ra hoa, xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái cam

Sau thu hoạch cần làm các việc sau:

- Bón phân phục hồi và tưới nước: Sau thu hoạch bón liền khoảng 200g Urê +100g DAP +20- 30 kg phân chuồn hoai (hoặc 10 kg phân hữu cơ vi sinh) cho cây 4- 5 tuổi và tưới nước đều đặn cho cây.

Tỉa cành & vệ sinh vườn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (Khoảng 10-15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeauxe dưới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây có múi - Bộ NN&PTNT Xem thêm chủ đề: cây có múi, cây cam, quy trình bón phân, bón phân FLC Sầm Sơn Ad by CNCT Bài liên quan
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng...
  • Hướng dẫn trồng, chăm sóc và bón phân cho quất cảnh trồng tại nhà Hướng dẫn trồng, chăm sóc và bón phân cho quất cảnh trồng tại nhà Sau Tết Nguyên Đán, bạn có thể trồng và chăm sóc cây quất tại nhà cho năm sau để cây phát triển và ra quả theo ý muốn, tiết kiệm tiền mua cây cũng giữ được cây quất bạn yêu thích...
  • Trồng và chăm sóc cây ổi: Bón phân cho cây ổi Trồng và chăm sóc cây ổi: Bón phân cho cây ổi Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ổi, triệu chứng thiếu dinh dưỡng thể hiện trên lá ổi. HƯớng dẫn tính lượng phân bón, bón phân cho cây ổi thời kỳ kinh doanh, phun phân bón lá cho cây ổi...
Cùng chuyên mục
  • Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
  • Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
  • Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
  • Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
  • Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
  • Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
Ad by CNCT Cây trồng được quan tâm
  • Cây mai chiếu thủy Cây mai chiếu thủy (Water Jasmine/Wrightia religiosa Hook.f)
  • Cây đào Cây đào (Peach tree)
  • Cây hoa hồng Cây hoa hồng (Rosa sp)
  • Cây nhãn Cây nhãn (Dimocarpus longan)
  • Cây xoài Cây xoài (Mango)
Tiêu điểm
  • [Adl.] Các chất điều hòa sinh trưởng ứng dụng trên cây lúa giúp tăng năng suất Các chất điều hòa sinh trưởng ứng dụng trên cây lúa giúp tăng năng suất

    Các chất điều hòa sinh trưởng ứng dụng trên cây lúa bao gồm: NAA, 6BA, GA3, 4-CPA-Na, Uniconazole, CCC, Paclobutrazol, Triacontanol, Brassinolide, Ethephon, DA6, Atonik

  • [Adl.] Magie Nitrat Hexahydrate (Mg(NO3)2.6H2O và những tác dụng cho cây trồng Magie Nitrat Hexahydrate (Mg(NO3)2.6H2O và những tác dụng cho cây trồng
  • [Adl.] Sử dụng kết hợp đạm Ure và Atonik đậm đặc - Sử dụng kết hợp đạm Ure và Atonik đậm đặc - 'Công thức vàng' trong sử dụng phân bón
  • [Adl.] Những tác dụng và tính năng nổi bật khi sử dụng Cytokinin DA6 trên cây trồng Những tác dụng và tính năng nổi bật khi sử dụng Cytokinin DA6 trên cây trồng
  • [Adl.] Kết hợp MKP, Brassinolide 0,15% và Atonik đậm đặc - tăng cường sức khỏe và khả năng chịu lạnh trên cây trồng Kết hợp MKP, Brassinolide 0,15% và Atonik đậm đặc - tăng cường sức khỏe và khả năng chịu lạnh trên cây trồng
  • [Adl.] Làm cách nào để ngăn chặn lộc, đọt non trên cây trồng? Làm cách nào để ngăn chặn lộc, đọt non trên cây trồng?
  • [Adl.] Vitamin B1 (Thiamin 99%) sản phẩm không thể bỏ qua đối với người trồng lan Vitamin B1 (Thiamin 99%) sản phẩm không thể bỏ qua đối với người trồng lan
Được xem nhiều
  • Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai
  • Kỹ thuật điều khiển quá trình cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán Kỹ thuật điều khiển quá trình cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán
  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc dưa leo tại nhà Hướng dẫn trồng và chăm sóc dưa leo tại nhà
  • Giới thiệu các giống mai vàng Giới thiệu các giống mai vàng
  • Hướng dẫn cắt tỉa cành mai và chăm sóc cây mai vàng sau tết Nguyên đán Hướng dẫn cắt tỉa cành mai và chăm sóc cây mai vàng sau tết Nguyên đán
Ad by CNCT Bán trung, vi lượng chelate ☰ Danh mục
  • Trang chủ Trang chủ
  • Cây trồng phong thủy Cây trồng phong thủy
  • Cây CN dài ngày Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày Cây CN ngắn ngày
  • Cây lương thực Cây lương thực
  • Cây rau màu Cây rau màu
  • Cây ăn quả (trái) Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây thuốc (dược liệu) Cây thuốc (dược liệu)
  • Cây lâm nghiệp Cây lâm nghiệp
  • Côn trùng hại cây trồng Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc Trồng trọt, chăm sóc
  • Khoa học nông nghiệp Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp Sức khỏe và làm đẹp
Trang chủ . Facebook . Liên hệ quảng cáo: ☎ 0336.180068 . Copyright © 2016 www.camnangcaytrong.com DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt Nghề 11