Kỹ Thuật Trồng Và ý Nghĩa Của Cây Vạn Lộc - Báo Khuyến Nông

Chắc hẳn với nhiều người yêu cây cảnh và phong thủy cây cảnh không lạ gì loại cây này. Cây vạn lộc từ lâu là loại cây nổi tiếng trong giới yêu cây cảnh phong thủy không chỉ bởi bề ngoài đẹp mắt và cuốn hút mà ngay chính tên gọi đã toát lên sự may mắn thịnh vượng cho gia chủ. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về loại cây này nhé!

Cây vạn lộc là gì?

Cây vạn lộc có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink.  Ngoài tên gọi này ra chúng còn được gọi với tên gọi khác là cây Thiên Phú. Đây là giống cây thân thảo có nguồn gốc từ Châu Á thường phân bố ở một số nước như Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.

Cây Vạn Lộc - Kỹ thuật trồng và ý nghĩa của cây vạn lộc 1
Cây vạn lộc là gì?

Đặc điểm cây vạn lộc

Cây nổi bật với thân hình nhỏ nhắn với chiều cao trung bình khoảng 60cm. Cây thân thảo mềm với những tán lá to bản hình bầu dục trên bề mặt có những đốm xanh đỏ hồng xen kẽ nhau khá độc đáo.

Cây Vạn Lộc - Kỹ thuật trồng và ý nghĩa của cây vạn lộc 2
Đặc điểm cây vạn lộc

Cây vạn lộc có nhiều màu sắc đẹp như đỏ, xanh, hồng, cẩm thạch và phía ngoài có viền màu xanh đẹp mắt.Tại nước ta giới chơi cây cảnh thường ưa chuộng trồng 2 loại cây vạn lộc là cây vạn lộc lá đỏ và cây vạn lộc lá xanh.

Cây vạn lộc có hoa màu trắng nhỏ khá đẹp. Những nụ hoa trắng này thấp thoáng trong sắc đỏ của tán lá sẽ giúp toát lên vẻ đẹp cao sang quý phái. Hoa vạn lộc nếu trồng chăm sóc tốt có thể nở định kì 3 tháng 1 lần.

Ý nghĩa phong thủy cây vạn lộc

Trong phong thủy cây vạn lộc tượng trưng cho sự may mắn tràn đầy năng lượng tích cực. Việc trồng một chậu vạn lộc trong nhà không những giúp mang đến sự thịnh vượng và sung túc cho gia chủ mà còn giúp cải thiện được bầu không khí xung quanh thêm xanh và trong lành hơn. Theo các nhà khoa học thì vạn lộc có tác dụng khá mạnh trong việc thanh lọc và điều hòa không khí trong không gian sống. Đồng thời cây có khả năng hấp thụ những khí độc giúp đem lại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Cây Vạn Lộc - Kỹ thuật trồng và ý nghĩa của cây vạn lộc 3
Ý nghĩa phong thủy cây vạn lộc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn lộc

Vạn lộc là loại cây thân thảo tuy nhiên sức sống của chúng khá mạnh mẽ. Bạn có thể trồng chúng trong đất hoặc trồng thủy sinh với nước chúng đều phát triển tốt. Dù ở môi trường nào đi chăng nữa vạn lộc vẫn sinh trưởng tốt nên bạn không mất nhiều công để chăm sóc.

Cây Vạn Lộc - Kỹ thuật trồng và ý nghĩa của cây vạn lộc 4
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn lộc

Tiêu chuẩn đất: Đất trồng cây vạn lộc không quá cầu kì và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi chọn lựa bạn cần chọn loại đất thật tơi xốp và thoáng khí đồng thời có thể phối trộn thêm một số nguyên liệu cho đất thêm giàu dinh dưỡng như than bùn, trấu và cát.

Điều kiện ánh sáng: Cây vạn lộc có yêu cầu ánh sáng ở mức yếu tối đa là 40%. Nếu trồng ở nơi có ánh sáng quá ngay gắt thì cây có thể xuất hiện hiện tượng cháy lá và đốm vàng dẫ đến cây chết.

Điều kiện độ ẩm của cây: Cây là loại thân thảo nên hút nước khá mạnh mẽ. Độ ẩm của cây tốt nhất trong khoảng từ 50 -70%  là đủ.

Chế độ chăm sóc cây vạn lộc khi trồng trong đất

Khi trồng trong đất bạn sẽ cần chú ý đến một số kĩ thuật như khi trồng nên làm sạch kĩ bộ rễ bên dưới bằng cách rửa sạch sẽ và cắt bớt những đoạn rễ bị dập và thối tránh làm lây lan mầm bệnh ra toàn cây. Khi trồng nên chọn loại chậu sâu đáy và có lỗ thoát nước. Trồng xong tiến hành phun nước giữ ẩm cho đất ngay để cây mau ra rễ mới.

Cây Vạn Lộc - Kỹ thuật trồng và ý nghĩa của cây vạn lộc 5
Chế độ chăm sóc cây vạn lộc khi trồng trong đất

Chế độ chăm sóc cây vạn lộc khi trồng trong nước

Cây vạn lộc thuộc nhóm cây lá màu có nhiều sắc tố trên bề mặt lá nên cần đặt chậu cây ngoài ánh sáng ít nhất 4 giờ mỗi ngày để cây hấp thụ và quang hợp tốt. Nếu trồng trong văn phòng và những nơi không có ánh sáng tự nhiên bạn nên định kì bê chậu cây ra nơi thoáng mát để hứng được ánh sáng tự nhiên.

Vì trồng bằng nước nên định kì một tuần bạn thay nước cho cây một lần. Kết hợp vào đó là bổ sung cho chúng thêm những loại dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn. Khi thay nước bạn cũng nên rửa sạch sẽ từng kẽ lá và bộ rẽ để loại bỏ đi những chùm rễ nhũn và thối.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây vạn lộc

Có thể kể đến một số loại sâu bệnh hại trên cây vạn lộc như vi khuẩn Erwinia carotovora hoặc nấm lęgniowe tấn công.Một loại bệnh khá ảnh hưởng đến cây có thể kể đến như bệnh Fusarium gây ra hiện tượng thân cây dần dàn chuyển sang màu đen và bị thối rữa. Bên cạnh đó vạn lộc còn thu hút sâu ốc sên đến cắn phá khá nhiều nên cần chăm sóc kĩ để loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Tác nhân gây bệnh cho vạn lộc thường bắt nguồn từ đất trồng, vì vậy để cây không bị bệnh, người ta áp dụng trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng.

Cây Vạn Lộc - Kỹ thuật trồng và ý nghĩa của cây vạn lộc 6
Phòng trừ sâu bệnh cho cây vạn lộc

Nhân giống cây vạn lộc

Hiện nay việc trồng và nhân giống cây vạn lộc khá dễ dàng. Thường sẽ sử dụng phương pháp tách chồi cây con ra khỏi bụi và đen trồng trong diều kiện tự nhiên.

Thông thường cây vạn lộc được trồng trong chậu và dùng để trang trí ngoài trời tạo một khung cảnh nhiệt đới cho khu vườn của bạn vào mùa hè và trang trí không gian trong nhà của bạn vào mùa đông.

Do là loại cây đẹp với nhiều màu sắc ở lá khác nhau như đỏ, hồng, xanh cẩm thạch và cam. Chính loại cây vạn lộc này sẽ giúp cho không gian sống của gia chủ thêm đẹp và rực rỡ hơn ngoài ra đem tài lộc và nhiều may mắn hơn đến với gia chủ sở hữu chúng.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Xem thêm:
  • Cá Heo Lửa – Đặc điểm Cá Heo Lửa
  • Cá hề bông – Thông tin về cá hề bông
  • Cây xạ đen – Đặc điểm, Lợi ích trị bệnh và Kỹ thuật trồng chăm sóc cây xạ đen
  • Cây xoan đào – Đặc điểm và cách nhận biết cây đào xoan
  • Hoa Lan Chuông – Cách trồng và chăm sóc hoa lan chuông

Từ khóa » Cây Vạn Lộc Huyết Rồng