Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Vạn Lộc Với Gia Chủ? Kỹ Thuật Trồng Cây

Cập nhật lúc 17:11 ngày 5 Tháng tư, 2022 bởi tác giả Kim Anh

Như tên gọi của cây vạn lộc nó mang ý nghĩa đó là đem lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Cây vạn lộc là trong những cây được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, cây rất dễ dàng chăm sóc và dễ làm cảnh trong nhà, bàn làm việc, cửa hàng,… Trong bài viết nàyXanh Bonsai sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy hợp với mệnh nào, cách chăm sóc cây như thế nào? Cùng tìm hiểu sau đây nhé.

Đặc điểm của cây vạn lộc

Nội dung

Toggle
  • Đặc điểm của cây vạn lộc
  • Công dụng từ cây vạn lộc
  • Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
  • Cây vạn lộc hợp mệnh gì?
  • Kĩ thuật trồng cây vạn lộc
    • Trồng bằng chậu
    • Trồng thủy sinh
  • Cách chăm sóc cây vạn lộc đúng cách

Aglaonema rotundum pink là tên khoa học của cây Vạn Lộc, thuộc họ Araceae (ráy) có hoa, sống lâu năm. Cây còn có tên gọi khác đó là cây thiên phú. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia phù hợp nơi có khí hậu nhiệt đới.

Đặc điểm nhận dạng của cây Vạn Lộc đó là có lá màu hồng nhạt khi còn non và chuyển sang màu hồng đậm khi lớn nhìn rất cuốn hút, lá cây rất to khi già. Thân cây thì nhỏ nhắn xinh xắn và có màu xanh lục. Ngoài ra, đặc điểm nhận dạng khác là cây mọc xen nhau thành nhiều từng lớp với nhau, màu hồng của lá kết hợp với viền lá màu xanh nhìn rất bắt mắt. Cây vạn lộc rất phù hợp dùng để trang trí trong nhà tạo không gian màu sắc, giúp tinh thần thoải mái hơn.

Cây vạn lộc để bàn
Cây vạn lộc để bàn

Công dụng từ cây vạn lộc

Khi nói về cây xanh giúp thanh lọc không khí trong lành hơn thì cây vạn lộc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cây vạn lộc giúp cho điều hòa không khí giúp cho gia chủ cảm thấy cơ thể tốt hơn khi đặt một cây trong nhà hoặc bàn làm việc.

Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc

Ngoài những đặc điểm trên của cây vạn lộc thì nó còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nó cũng như cái tên nó đó là mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Đem lại sức khỏe, nhiều bình an cho gia chủ khi có một cây trong nhà hoặc bàn làm việc.

Xem thêm: Cây Vạn Niên Thanh có độc không? Phong thủy Cách trồng Chăm sóc

Trên văn phòng công ty khi đặt một chậu vạn lộc trên bàn làm việc thì sẽ giúp cho công việc suôn sẻ và thuận lợi hơn trên sự nghiệp của bạn. Màu sắc chủ đạo của cây sẽ giúp cho bạn có tinh thần nhiệt huyết hơn khi làm việc khi nhìn vào nó.

Cây vạn lộc có ý nghĩa tốt với gia chủ
Cây vạn lộc có ý nghĩa tốt với gia chủ

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Cây vạn lộc với màu hồng xen với những viền lá màu xanh chắc chắn hợp với những người mệnh Hỏa và Mộc. Ngoài ra cây còn phù hợp với người mệnh Thủy do Thủy sinh Mộc. Đương nhiên những người có mệnh Hỏa và Mộc nên có một cây vạn lộc trên bàn làm việc của mình để mang lại tài lộc và may mắn hơn trong con đường sự nghiệp.

Xem thêm: 20+ mẫu y phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

Kĩ thuật trồng cây vạn lộc

Với cách trồng hiện nay thì cây vạn lộc lớn được tách bụi ra và trồng sẽ ra nhiều cây mới và độ thẩm mĩ sẽ cao hơn. Cây vạn lộc có thể trồng trong chậu hoặc thủy sinh đều được và sau đây là phương pháp trồng cây:

Trồng bằng chậu

– Trước tiên bạn cần chuẩn bị chậu, phân bón, đất và cây con để bắt đầu trồng:

+ Đất: với nhiều loại cây khác thì khi trồng cây vạn lộc bạn nên trộn với tro trấu, xơ hoặc mùn cưa kết hợp với chút phân bón dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

+ Chậu: chọn chậu có kích thước nhỏ phù hợp với cây và có lỗ thoát nước tránh tình trạng cây bị ngập úng gây thối rễ. Về màu sắc của chậu thì bạn có thể chọn theo sở thích hoặc theo yếu tố phong thủy, màu trắng là màu khá phù hợp để tôn vinh vẻ đẹp của cây và liên quan đến những người có mệnh hỏa.

+ Cây con: giống cây thì bạn nên chọn những cây có hình thái khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.

Cây vạn lộc để bàn
Cây vạn lộc để bàn

Để bắt đầu bạn bỏ vào chậu khoảng ¼ vào chậu sau đó bỏ cây con cân bằng và chỉnh chu vào chậu. Sau đó tiến hành lấy đất bỏ vào chậu cho đủ ngang đến mép chậu, trong quá trình bạn lấp đất thì nên dùng hai bàn tay ấn nhẹ xuống để cây được cứng chắc trong đất. Sau đó là bạn dùng nước tưới nhẹ nên đất để giúp rễ cây bám vào đất tốt hơn, bạn có thể trang trí thêm một số viên sỏi trên đất trồng.

Xem thêm: Cây Trạng Nguyên có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc

Trồng thủy sinh

Ngoài phương pháp trồng trong chậu ra phương pháp trồng thủy sinh cũng được rất nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ của nó.

– Trước tiên chọn chậu cây, cây con, nước, dung dịch thủy sinh

+ Chậu cây: để có tính thẩm mỹ và ngắm nhìn bộ rễ đẹp của cây thì bạn nên chọn những chậu thủy tinh trong suốt.

+ Cây con: chọn những cây có hình dáng khỏe mạnh và có bộ rễ đẹp.

+ Nước: nên chọn những nguồn nước sạch trong, không nhiễm mặn và nhiễm phèn.

Để bắt đầu bạn pha hỗn hợp dung dịch thủy canh trimix với 1 lít nước lắc và khuấy đều chúng. Sau đó đủ dung dịch vào chậu thủy sinh trong suốt khoảng ¾ rễ cây. Giữ cố định cây bằng những viên sỏi hoặc đá trắng giúp cây đứng thẳng. Sau khi cây đã đủ khỏe mạnh và bạn muốn cây thêm sinh động bạn có thể cho thêm vài chú cá xinh xắn cho chậu.

Cây vạn lộc thủy sinh
Cây vạn lộc thủy sinh

Cách chăm sóc cây vạn lộc đúng cách

Như đã được đề cập ở phần đầu thì cây vạn lộc là cây rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên cũng cần để ý một số yếu tố để giúp cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn:

Ánh sáng

Cây vạn lộc là loài cây ưa mát và ánh sáng nhưng đừng để vào những lúc có ánh nắng gắt, tránh đặt cây ở những nơi có nhiệt độ cao để tránh dẫn đến trường hợp cây bị chết héo hoặc cháy. Vì là loại cây có màu nên cần phơi nắng tự nhiên khoảng 1 – 2 tiếng ngoài ánh sáng tự nhiên ưu tiên ở cửa sổ.

Xem thêm: Cây Chà Là - Công dụng Cách trồng và Chăm sóc

Nhiệt độ

Cây vạn lộc phù hợp với nhiệt độ trung bình khoảng 20 – 35°C. Không nên để cây ở những nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá nóng.

Nước:

Cây vạn lộc là loại cây khá ưa ẩm nên cũng lưu ý cung cấp cho cây thường xuyên nhưng vừa đủ tránh cây ngập úng hoặc quá ít nước dẫn đến chết khô. Thường thì khoảng 2 – 3 lần/ tuần.

Đất trồng

Nên chọn những loại đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt, nhiều dinh dưỡng. Nhưng phù hợp nhất là đất có pha vào xơ dừa, trấu, tro,…+ Phân bón: khi cây trong giai đoạn phát triển của cây lúc ra rễ, ra lá, thì nên tiến hành bổ sung phân bón giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra coi cây có bị nấm hay thối lá không sau một thời gian trồng không. Nếu phát hiện lá thối thì nên loại bỏ còn cây bị sâu bệnh thì nên xịt thuốc để giúp cây khỏe mạnh trở lại.

* Đối với phương pháp trồng thủy sinh thì nên thay nước 2 – 3 lần/ tháng để giúp cây luôn giúp cây có bộ rễ khỏe mạnh và nhớ rửa sạch chậu để ngắm nhìn bộ rễ đẹp đẽ của cây.

Cây Vạn Lộc

Trên đây là những chia sẻ về một số thông tin về cây Vạn Lộc mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn để có thể chọn cho mình một loại cây phù hợp để trong nhà. Và cây vạn lộc là cây khá hợp lý và giá cả tương đối phù hợp 150.000 – 180.000đ. Nếu còn thắc mắc gì thì liên hệ với Xanh Bonsai nhé!

Các câu hỏi thường gặp

Cây có những đặc đặc điểm nhận dạng nào?

Đặc điểm nhận dạng của Cây Vạn Lộc đó là có lá màu hồng nhạt khi còn non và chuyển sang màu hồng đậm khi lớn nhìn rất cuốn hút, lá cây rất to khi già... Xem thêm

Có những phương pháp nào về trồng cây Vạn Lộc?

Có 2 phương pháp: trồng trên chậu và thủy sinh.

Bài viết liên quan

Cây xì gà “Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Từ khóa » Cây Vạn Lộc Huyết Rồng