KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm
GIỚI THIỆU
- Lịch sử hình thành
- Sơ đổ tổ chức
- Các khoa/ phòng
- Thư viện
- Văn bản bệnh viện
HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN
- Khám chữa bệnh
- Ghép tế bào gốc
- Ngân hàng máu
- Ngân hàng tế bào gốc
- Bản tin BTH
- Thông cáo báo chí
- Quan hệ Quốc tế
- Cải cách thủ tục hành chính
- NCKH
DỊCH VỤ
- DNA huyết thống
- Dịch vụ máu cuống rốn
- Giữ hồng cầu đông lạnh
- Khám chữa bệnh
- Xét nghiệm
- HLA
- Đào tạo - Chỉ đạo tuyến
Y HỌC THƯỜNG THỨC
- Điểm tin bệnh
- Dinh dưỡng
- Bệnh lý huyết học
- Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Tạp chí APBMT
TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Điểm tin
- Hội nghị - Hội thảo
- Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
- Bảng giá dịch vụ
- Câu lạc bộ bệnh nhân
- Tin tức vận động hiến máu
- Câu lạc bộ hiến máu
- Cập nhật kỹ thuật
- Lịch hiến máu
- Tuyển dụng
HỎI ĐÁP
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI
Bệnh giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn Gram âm nội bào Treponema pallidum (T. pallidum). Bộ gen của T. pallidum nhỏ, chỉ có 1.138.006 bp và 1.041 chuỗi mã hóa nên sự biến dưỡng của T. pallidum thiếu nhiều con đường bao gồm chu trình axit tricarboxylic, các thành phần của quá trình phosphoryl oxy hóa và hầu hết các con đường sinh tổng hợp nên chúng dựa vào vật chủ để thực hiện các chức năng cần thiết [1,2]. Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, nhưng cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở [3].
Mặc dù T. pallidum không nuôi cấy được trong môi trường nuôi cấy nhưng có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh giang mai trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, không có xét nghiệm tối ưu duy nhất, mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau [4].
Độ nhạy và đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệm[5]
Tên xét nghiệm | Độ nhạy trong các giai đoạn nhiễm bệnh (%) | Độ đặc hiệu (%) | |||
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Tiềm ẩn | Giai đoạn muộn | ||
Kính hiển vi nền đen | 76 | 76 | …. | …. | 85-97 |
PCR | 95 | 95 | 95 | 95 | >99 |
VDRL | 74-87 | 100 | 88-100 | 37-94 | 96-99 |
RPR | 77-99 | 100 | 95-100 | 73 | 93-99 |
Western Blot | 99 | 100 | 100 | 99 | 100 |
EIA/CIA | 98 | 100 | 100 | 100 | 99 |
TPHA | 86 | 100 | 100 | 99 | 96 |
IgG-ELISA | 98 | 100 | 64 | 96 | 70-99 |
IgM-ELISA | 93 | 85 | 99 |
Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh học (phát hiện gián tiếp)
Các xét nghiệm treponema (TT) và không treponema (NTT) được sử dụng trong chẩn đoán bệnh giang mai. Xét nghiệm NTT phát hiện kháng thể kháng lecithin, cholesterol và cardiolipin, là các chất hiện diện ở nhiều bệnh nhân nhiễm giang mai, bao gồm các xét nghiệm như Venereal Diseases Research Laboratory (VDRL), xét nghiệm huyết tương nhanh (RPR), xét nghiệm Toluidine Red Unheated Serum (TRUST)…Tất cả các xét nghiệm này đều có khả năng phát hiện phức hợp IgG và IgM, thực hiện thủ công và không tự động hóa nhưng rẻ tiền, đơn giản và nếu được thực hiện một cách thích hợp thì có độ nhạy tương đối cao [6]. Các xét nghiệm NTT giúp phân biệt giữa giang mai được điều trị hoặc không điều trị và cũng được dùng để theo dõi tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị.
Xét nghiệm TT phát hiện kháng thể kháng trực tiếp kháng nguyên T. pallidum như TpN47, TpN17 và TpN15, dùng để phát hiện kháng thể IgM và IgG, bao gồm các xét nghiệm như: xét nghiệm T. Pallidum Haemagglutination (TPHA), xét nghiệm Micro-Haemagglutination đối với T. Pallidum (MHA-TP), xét nghiệm T. Pallidum Passive Particle Agglutination (TPPA), xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody absorption (FTA-abs), xét nghiệm miễn dịch Enzyme Treponemal (EIA), xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang (CIA), xét nghiệm IgG immunoblot đối với T. pallidum. Hầu hết các xét nghiệm này đều sử dụng kháng nguyên treponemal tái tổ hợp và có khả năng phát hiện cả IgG và IgM. Xét nghiệm FTA-abs đang trở nên lỗi thời bởi vì thời gian xét nghiệm dài, tốn kém và rất khó đọc kết quả. Xét nghiệm TPHA và TPPA thì thực hiện thủ công và giải thích tùy thuộc vào các biến thể nhưng rẻ tiền và được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. EIA và CIA thì thực hiện tự động nhưng thường tốn kém và được đánh giá không cao [6]. Một kết quả xét nghiệm kháng thể treponemal dương tính chỉ dẫn phơi nhiễm với T. pallidum nhưng không thể phân biệt giữa giang mai được điều trị và không điều trị [6,7].
Xét nghiệm kháng thể IgM kháng T. pallidum chuyên biệt: EIA/IgM, 19S-IgM-FTA-abs, IgM-immunoblot đối với T.pallidum. Độ nhạy của các xét nghiệm này thấp trong trường hợp bệnh hoạt động. IgM không giúp xác định một cách chính xác các giai đoạn của bệnh giang mai và cũng không được sử dụng để xác định thời gian điều trị bệnh. Tác dụng chính của xét nghiệm này là để đánh giá bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh và dịch não tủy [6].
Xét nghiệm nhiều điểm chăm sóc (POC - point-of-care diagnostic tests) sử dụng kháng nguyên treponemal được phát triển trong vòng 20 năm trước. Các xét nghiệm ban đầu có độ nhạy không cao khi so sánh với các phương pháp truyền thống nhưng một vài xét nghiệm mới nhất cho thấy độ nhạy được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phát hiện được kháng thể cardiolipin. Ứng dụng xét nghiệm POC rất quan trọng trong chiến lược của WHO về việc loại bỏ toàn cầu giang mai bẩm sinh và truyền nhiễm từ mẹ sang con của cả bệnh giang mai và HIV [6].
Xét nghiệm huyết thanh học là cơ sở chính trong chẩn đoán và theo dõi bệnh giang mai. Bệnh giang mai tiềm ẩn chỉ có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm huyết thanh học. Trên thực tế, ở Bắc Mỹ, phần lớn các trường hợp giang mai được xác định ở giai đoạn tiềm ẩn bằng các xét nghiệm huyết thanh học. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm huyết thanh học khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm và giai đoạn bệnh [8].
Xét nghiệm bệnh học/ phân tử (phát hiện trực tiếp)
Xét nghiệm bệnh học/ phân tử phát hiện trực tiếp T. pallidum bằng cách kiểm tra dịch lỏng hoặc phết tế bào tổn thương trên lam kính để kiểm tra mô học của các mô trên kính hiển vi, hoặc phương pháp khuếch đại axit nucleic như phản ứng PCR. Các phương pháp dựa trên phản ứng PCR chưa được chuẩn hóa nhưng chúng có độ nhạy cao, có thể phát hiện 1 đến 10 sinh vật trong một mẫu bệnh phẩm với độ đặc hiệu cao. PCR chắc chắn sẽ là xét nghiệm lựa chọn cho bệnh giang mai bẩm sinh, bệnh giang mai thần kinh và bệnh giang mai nguyên phát sớm do các xét nghiệm truyền thống có độ nhạy hạn chế [8].
Các xét nghiệm sàng lọc sơ cấp
Sử dụng xét nghiệm TT như TPHA, MHA-TP, TPPA hoặc EIA/CIA. Lưu đồ sàng lọc này thường sử dụng xét nghiệm EIA/ CIA tự động hóa, được sử dụng nhiều ở các phòng xét nghiệm lớn ở Châu Âu trong các cơ sở có nguồn lực lớn và đặc biệt phù hợp với việc sàng lọc người hiến máu/ huyết tương. Lưu đồ này xác định được những người điều trị giang mai thành công trước đó cũng như những người không được điều trị giang mai. Có khả năng phát hiện bệnh giang mai rất sớm so với xét nghiệm NTT. Tuy nhiên, xét nghiệm này cho kết quả dương tính giả cao hơn (giá trị tiên đoán thấp) trong quần thể có tỷ lệ nhiễm thấp.
Sử dụng xét nghiệm NTT như RPR hoặc VDRL, có tính định lượng lý tưởng, vẫn được khuyến cáo ở Hoa Kỳ và một vài quốc gia Châu Âu. Ở lưu đồ này, chỉ những người nhiễm giang mai trong giai đoạn hoạt động mới được phát hiện. Do đó, sẽ bỏ sót những trường hợp nhiễm giai đoạn sớm nhiều hơn so với xét nghiệm TT.
Sử dụng cả 2 xét nghiệm TT và NTT sẽ rất tốt trong trường hợp nghi ngờ nhiễm giang mai ở giai đoạn sớm [6].
Xét nghiệm khẳng định giang mai
Mặc dù việc khẳng định của xét nghiệm TT dương tính và loại trừ một xét nghiệm dương tính giả có thể là rất quan trọng trong tư vấn, thông báo và có tác động về mặt tâm lý, nhưng nó có tác động giới hạn về mặt điều trị. Trường hợp chỉ sử dụng TT trong sàng lọc chính, nếu dương tính thì sử dụng một TT khác (của 1 dạng khác) như một xét nghiệm khẳng định cho xét nghiệm đầu tiên (ví dụ TPPA/TPHA nếu sàng lọc sử dụng EIA/CIA hoặc EIA/CIA nếu sàng lọc sử dụng TPPA/TPHA) và thêm một xét nghiệm định lượng NTT trong trường hợp TT thứ hai dương tính. Khi TT khẳng định dương tính và NTT khẳng định âm tính, bệnh nhân được coi như nghi ngờ với giang mai giai đoạn sớm, lúc này có thể sử dụng xét nghiệm EIA-IgM mặc dù việc điều trị nên được thực hiện trong tất cả các trường hợp [6].
Trường hợp chỉ sử dụng NTT trong sàng lọc chính, một xét nghiệm dương tính phải được theo dõi bởi TT và nếu không được thực hiện từ ban đầu thì NTT định lượng nên được thực hiện [6]. Trong trường hợp cả 2 phương pháp sử dụng trong sàng lọc chính như TPHA/ TPPA và VDRL/ RPR thì phải sử dụng NTT định lượng (đặc biệt là đối với TT dương tính). Xét nghiệm khẳng định (EIA/ CIA hoặc immunoblot) có thể được sử dụng để loại trừ TT dương tính giả chỉ khi NTT âm tính, mặc dù điều này không có tác động thực tế (nghĩa là vẫn nên điều trị cho bệnh nhân bị NTT âm tính trong trường hợp nghi ngờ giang mai sớm, ví dụ loét sinh dục, và trong trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng và NTT luôn âm tính thì việc điều trị hầu như không thực hiện [6].
IgG-immunoblot cho T. pallidum không được sử dụng đối với TT khác bởi vì xét nghiệm này rất đắt tiền và kết quả khó giải thích [6].
Tài liệu tham khảo
[1] Ameeta E. Singh, Barbara Romanowski (1999). Syphilis: Review with Emphasis on Clinical, Epidemiologic, and Some Biologic Features. American Society for Microbiology, 12(2): 187–209
[2] Amran M AL-Erjan, Kamil M AL-Jobori, Yahya A Abbas (2017). Epidemiological Study for Prevalence and Incidence of Syphilis among Blood Donors in Thi-qar Province. Chronicle of Medicine and Surgery, 1(1):1-9[3] Juliet e. Stoltey, Stephanie E. Cohen (2015). Syphilis transmission: a review of the current evidence. Sex Health, 12(2): 103–109
[4] Sam Ratnam (2005). The laboratory diagnosis of syphilis. Can J Infect Dis Med Microbiol, 16(1): 45–51
[5] Tài liệu hướng dẫn sử dụng sinh phẩm điện hóa phát quang, Pack insert Elecsys Syphilis-07251378500V1.0
[6] Janier M, Hegyi V, Dupin N, Unemo M, Tiplica GS, Potocnik M, (2014). 2014 European Guideline on the Management of Syphilis. J Eur Acad Dermatol Venereol;28(12):1581-1593
[7] Spornraft-Ragaller P, Schmitt J, Stephan V, Boashie U, Beissert S (2014). Characteristics and coinfection with syphilis in newly HIV-infected patients at the University Hospital Dresden 1987-2012. J Der Dtsch Dermatologischen Gesellschaft, 12(8):707-716
[8] Sam Ratnam (2005). The laboratory diagnosis of syphilis. Can J Infect Dis Med Microbiol, 16(1): 45–51
TIN KHÁC
- NHÓM MÁU RHESUS D TRONG TRUYỀN MÁU VÀ MANG THAI 31/7/2024
- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở THAI NHI VÀ TRẺ SƠ SINH DO BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU MẸ CON VÀ SƠ ĐỒ TIẾP CẬN 17/10/2023
- CHỨC NĂNG MIỄN DỊCH CỦA HỒNG CẦU 6/12/2022
- QUẢN LÝ VIỆC TRUYỀN MÁU CHO NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VỚI CÁC KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG CHỐNG CD38 3/5/2022
- KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM HBsAg, KT HCV, KN-KT HIV Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BV.TMHH 28/4/2022
Từ khóa » Xét Nghiệm Vi Khuẩn Giang Mai
-
Xét Nghiệm Chẩn đoán Bệnh Giang Mai | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Giang Mai | Vinmec
-
Xét Nghiệm Chẩn đoán Bệnh Giang Mai Treponema Pallidum
-
Bệnh Giang Mai - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Giang Mai Bẩm Sinh - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỆNH GIANG MAI - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Giang Mai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
Chi Phí Xét Nghiệm Giang Mai Hết Bao Nhiêu Tiền Giá Chữa Bệnh
-
Top 8 địa Chỉ Khám Bệnh Giang Mai ở đâu Uy Tín, Chữa Tốt Nhất 2022
-
Xét Nghiệm Giang Mai Bằng TPHA - Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội
-
[PDF] RPR 100 72515 500 72516 - Bio-Rad
-
Xét Nghiệm Giang Mai Sau Bao Lâu Là Chính Xác Và Có Kết Quả?
-
Xét Nghiệm Giang Mai Và Những Điều Bạn Nên Biết - Diag
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Giang Mai - Health Việt Nam