Xét Nghiệm Chẩn đoán Bệnh Giang Mai Treponema Pallidum

1. Soi tìm xoắn khuẩn giang mai trên kính hiển vi nền đen

Treponema pallidum là một xoắn khuẩn kích thước khoảng 5-15x0.1-0.3mm, có vỏ, di động và không sinh nha bào.

Hình ảnh xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai dưới kính hiển vi nền đen

Hình ảnh xoắn khuẩn Treponema pallidum dưới kính hiển vi nền đen

- Bệnh phẩm là các vết trợt, vết loét hay vết sẩn, mảng niêm mạc, chọc dịch trong hạch phết lên lam kính và được soi trên kính hiển vi nền đen.

- Xét nghiệm cho thấy hình thái và chuyển động của Treponema pallidum

Ưu điểm:

- Cho kết quả nhanh.

- Chẩn đoán ngay lập tức nếu tìm thấy xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào thiết bị và kinh nghiệm của người soi.

- Có thể nhầm Treponema pallidum với các xoắn khuẩn khác cùng họ Treponema.

- Mẫu lấy cần thực hiện ngay, khó bảo quản.

- Khả năng âm tính giả cao do không lấy đúng vị trí mẫu.

2. Xét nghiệm huyết thanh học

Được chia làm 2 nhóm:

- Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu (Non – Treponema test) bao gồm: VDRL (Venereal Diseases Research Laboratory) và RPR (Rapid Plasma Reagin).

- Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu (Treponema test) bao gồm:

+ TPHA (Treponema pallidum haemagglutination assay)/TPPA (Treponema pallidum passive particle agglutination)

+ FTA-abs (xét nghiệm hấp thụ kháng thể Treponema huỳnh quang)

+ EIA (xét nghiệm miễn dịch enzym)

+ CLIA (xét nghiệm miễn dịch theo phương pháp hóa phát quang )

+ ECLIA (xét nghiệm miễn dịch theo phương pháp điện hóa phát quang).

a. Nhóm xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu (non-treponema test)

- Các xét nghiệm bao gồm: VDRL, RPR

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai không đặc hiệu - RPR

- Nguyên lý: Các xét nghiệm này phát hiện các kháng thể Reagin (một nhóm kháng thể chống lipid) và các kháng thể IgG/IgM kháng lại kháng nguyên Cardiolipin-lecithin-cholesterol. Xét nghiệm này không đặc hiệu cho Treponema pallidum và thay đổi theo từng giai đoạn bệnh.

- Thời gian xuất hiện các kháng thể này trong máu sau 3-4 tuần kể từ thời điểm nhiễm trùng ban đầu. Hiệu giá xét nghiệm tăng nhanh chóng và nếu không được điều trị thì hiệu giá vẫn tăng trong năm đầu tiên rồi giảm dần sau đó.

- Khi được điều trị đúng phác đồ, hầu hết các bệnh nhân mắc giang mai nguyên phát đều có RPR/VDRL âm tính trong vòng 1 năm. Thời gian điều trị càng sớm thì nồng độ kháng thể trong huyết thanh về âm tính càng sớm.

Ưu điểm

  • Xét nghiệm nhanh, giá thành rẻ.
  • Dễ làm, có thể dùng để sàng lọc thường quy.
  • Dùng để theo dõi điều trị.
  • Đánh giá được tình trạng tái nhiễm.

Nhược điểm

  • Khoảng 20% bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn muộn thì nồng độ huyết thanh sẽ không giảm dần trong vòng 1 năm (hoặc giảm dần xuống dưới 1/8).
  • Độ đặc hiệu của xét nghiệm thấp.
  • Vì xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu nên khả năng xuất hiện âm tính giả và dương tính giả rất cao.
  • Dương tính giả: trong các trường hợp nhiễm các vi khuẩn họ Treponema không phải Treponema pallidum như bệnh phong, tình trạng tổn thương mô hoặc da do vius hoặc vi khuẩn, bệnh lao, viêm gan, HIV, bệnh thấp khớp, bệnh tự miễn. Đặc biệt dương tính giả có thể xảy ra ở các bệnh nhân khỏe mạnh sau khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu, phụ nữ có thai hoặc ở người già.
  • Âm tính giả: hiện tượn âm tính giả (prozone) xảy ra khi nồng độ kháng thể trong mẫu huyết thanh lên quá cao.

b. Nhóm xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu (Treponema test)

- Các xét nghiệm bao gồm: TPPA,TPHA, FTA-abs, Syphilis test nhanh, Syphilis TP (CMIA).

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai syphilis

- Nguyên lý: Phát hiện kháng thể IgM/IgG kháng lại Treponema pallidum bằng kháng nguyên đặc hiệu.

Tên xét nghiệm

Nguyên lý xét nghiệm

Syphilis test nhanh

Sắc ký miễn dịch

Syphilis TP (CMIA)

Miễn dịch hóa phát quang

TPPA/TPHA

Ngưng kết hạt gelatin/hồng cầu

FTA-abs

Hấp thụ kháng thể Treponema huỳnh quang

- Thời gian phát hiện kháng thể các xét nghiệm trong nhóm cho kết quả có phản ứng dương tính sau 2-3 tuần nhiễm trùng ban đầu.

Ưu điểm

  • Các xét nghiệm trong nhóm có thể dùng để chấn đoán ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh giang mai.
  • Là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu và tỷ lệ dương tính giả rất thấp dùng để khẳng định các trường hợp nghi nhiễm giang mai
  • Độ nhạy, độ đặc hiệu cao.
  • Có thể định lượng được.

Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Không dùng để theo dõi điều trị
  • Không đánh giá được tình trạng tái nhiễm vì nếu bệnh nhân mắc giang mai thì có thể các xét nghiệm dương tính suốt đời.

3. Các phác đồ chẩn đoán giang mai

- Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán giang mai cổ điển

Phác đồ chẩn đoán giang mai cổ điển

- Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán giang mai theo khuyến cáo của IUSTI 2014 của Châu Âu.

Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán giang mai theo khuyến cáo của IUSTI 2014 của Châu Âu

So sánh 2 phác đồ xét nghiệm

Phác đồ cổ điển

Phác đồ của IUSTI Châu Âu

Chỉ phát hiện các ca mới nhiễm ở các quần thể có tỷ lệ giang mai cao.

Phát hiện cả các ca giang mai chưa điều trị và giang mai đã điều trị. Các ca giang mai đã điều trị có thể bỏ sót bởi phác đồ cổ điển.

Tỷ lệ dương tính giả cao

Tỷ lệ dương tính giả thấp

Có thể bỏ sót các ca giang mai giai đoạn 1

Độ nhạy rất cao có thể phát hiện cả những ca giang mai giai đoạn 1.

Hay gặp hiện tượng thấp giả tạo (prozone) do nồng độ kháng thể khá cao gây âm tính giả nếu không xử trí đúng đắn (pha loãng ít nhất là 1:16)

  • Việc chẩn đoán giang mai cần nhiều thông tin tổng hợp từ: bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng..
  • Nếu chỉ dựa vào lâm sàng thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai.
  • Các xét nghiệm huyết thanh học có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh giang mai.

Tài liệu tham khảo:

1. Newman L, Rowley J, Vander Hoorn S, Wijesooriya NS, Unemo M, Low N, et al. Global estimates of the prevalence and incidence of four curable sexually transmitted infections in 2012 based on systematic review and global reporting. PLoS One. 2015;

2. International drug price indicator guide, 2014 edition (updated annually). Medford (MA): Management Sciences for Health; 2015. [accessed 6 June 2016]

3. Wijesooriya NS, Rochat RW, Kamb ML, Turlapati P, Temmerman M, Broutet N, Newman L. Global burden of maternal and congenital syphilis in 2008 and 2012: a health systems modelling study. Lancet Global Health. 2016;4(8):e525–e533.

Từ khóa » Xét Nghiệm Vi Khuẩn Giang Mai