Kỳ Tích Về Gia Tộc Anh Hùng Nguyễn Trung Trực Trên Mảnh đất Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là người anh hùng dân tộc chống Pháp được người dân vùng đất Nam Bộ tôn vinh vào thế kỷ XIX. Ông tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh quán tại tỉnh Bình Định. Sau nhiều lần hải quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng (từ năm 1858), gia đình ông theo đoàn người di cư phiêu bạt vào Nam, định cư ở thôn Bình Nhựt, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tại đây, ông trở thành vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của Nam Kỳ. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16-6-1868.
Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá - Kiên Giang
Ngày 27-10-1868, Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Mộ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cạnh Đền thờ ông tại Kiên Giang
Như vậy, vùng Rạch Giá - Kiên Giang được xem là nơi lưu lại những ký ức cuối cùng về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Tuy nhiên, ít ai biết, mảnh đất Cà Mau cũng là một vùng đất gắn với gia tộc của người anh hùng này. Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử tử tại Rạch Giá, để tránh sự truy sát của giặc, ông Nguyễn Văn Phụng (thân phụ của Nguyễn Trung Trực hay còn có tên gọi khác là Nguyễn Cao Thăng) cùng với gia tộc và đoàn nghĩa quân còn sống sót cùng tập hợp gia tộc lập thành “Bảy ghe, sáu gánh họ” đồng nhổ sào kéo buồm chạy ra biển, rời khỏi Tà Niên nhắm hướng đồng hoang, rừng rậm phương Nam mà tìm nơi lánh giặc. Họ Nguyễn đông nhất, đi trên hai ghe, còn lại năm kiến họ: Lâm, Lê, Trần, Trương, Trịnh mỗi họ đi một ghe... Khi tới cửa Bồ Đề (Đầm Dơi) thấy con rạch nhỏ, Đoàn người dựng dãy nhà ở chung, đùm bọc nhau qua ngày bằng nghề ăn ong, đặt nò, đắp bọng bắt cá tôm mang ra chợ Cà Mau bán cho thương buôn người Hoa kiều, rồi mua gạo, muối và các nhu yếu phẩm khác về dùng…Theo nhận định, gia tộc Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân cũng là những người đầu tiên khai phá vùng đất Tân Tiến, Tân Đức (Đầm Dơi - Cà Mau).
Đến năm 1872, các kỳ lão dòng họ Nguyễn ra Cà Mau đổi hàng, phát hiện nhiều tên quan Tây, sợ bị phát hiện tông tích, vội quay về nhổ sào tiếp tục lần vô rừng sâu. Tới doi đình thì dừng lại, vẹt rừng cất nhà nương náu tại đây, quan sát nơi đây có nhiều hóc sậy, máng chim lớn dữ dội nên gọi là Đầm Chim cho dễ nhớ.
Khi xóm có nhà đông đúc, người dân chung tay góp sức cất một ngôi đình, đặt tên là đình Tân An để vọng nhớ cố hương Tân An phủ. Năm 1946 lính Tây chiếm lấy đình làm bót, bị hậu duệ gia tộc họ Nguyễn đánh bật ra, bà con sợ chúng quay lại bèn phá hủy ngôi đình để xóa dấu vết. Nghĩa quân của gia tộc nhà họ Nguyễn nổi tiếng gan dạ, một lòng đánh đuổi ngoại xâm, họ đã sống trong sự đùm bọc, gắn bó, cộng hưởng cùng với người dân Đầm Dơi – Cà Mau, nuôi chí bền bỉ chống giặc.
Cũng trên mảnh đất Đầm Dơi này, thân phụ và thân mẫu của anh hùng Nguyễn Trung Trực là ông Nguyễn Văn Phụng (Nguyễn Cao Thăng) và bà Lê Kim Hồng đã nêu cao khí tiết và tinh thần thượng võ cho đến khi nằm xuống, các thế hệ con cháu cụ Nguyễn được giáo dục kỹ lưỡng về truyền thống yêu nước của dòng họ, tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống dòng họ Nguyễn, sẵn sàng chiến đấu, đương đầu với mọi thủ đoạn và âm mưu của kẻ thù.
Tính đến nay, qua gần 150 năm sinh cư lập nghiệp trên vùng đất mới, hậu duệ anh hùng Nguyễn Trung Trực đã phát triển đến đời thứ 9, thứ 10, với hàng ngàn người sinh sống, tập trung tại hai xã Tân Tiến, Tân Đức thuộc huyện Đầm Dơi. Trong số đó cả trăm người đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ…Ngày nay, khi lịch sử đã sang trang, các thế hệ con cháu gia tộc Nguyễn Trung Trực trên mảnh đất Cà Mau vẫn bám trụ lại vùng đất đã từng cưu mang, tham gia xây dựng và cống hiến cho quê hương trong thời đại mới.
Ngôi nhà mồ của song thân anh hùng Nguyễn Trục Trực tại Đầm Dơi - Cà Mau
Bày tỏ lòng biết ơn đối với người anh hùng dân tộc cũng như ghi nhớ gương sáng của một gia tộc anh hùng, ngày 23-4-2001, UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định số 406/QĐ-UBND về kế hoạch xây dựng nhà mồ cho thân phụ và thân mẫu Nguyễn Trung Trực. Ngày 03-01-2002, ngôi nhà mồ được khánh thành, đây cũng được xem là cội rễ của dòng họ Nguyễn Trung Trực tại Cà Mau.
Văn bia về lịch sử di cư dòng họ Nguyễn Trung Trực được khắc bên trong nhà mồ
Hằng năm, vào ngày giỗ thân phụ của anh hùng Nguyễn Trung Trực (ngày 20-11 âm lịch), dù đi đâu, làm gì, con cháu dòng họ Nguyễn cùng người dân địa phương đều tề tựu về tri ân, cúng bái, tưởng nhớ tổ tông.
Không những thế, nơi này còn là một địa điểm để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thắm nhuần truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất, kiên trung của các thế hệ cha ông; thường xuyên được các nhà nghiên cứu về lịch sử ghé thăm, khai thác, tìm hiểu, làm rõ thêm trong dân gian các chi tiết ly kỳ về một giai đoạn lịch sử gắn với những biến cố thời cuộc, dẫn đến sự kiện “bảy ghe, sáu gánh” xuôi dòng về vùng đất Cà Mau.
Từ khóa » Nhân Vật Nguyễn Trung Trực
-
Nguyễn Trung Trực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Về Anh Hùng Nguyễn Trung Trực - Phú Quốc
-
Nguyễn Trung Trực(1839 - 1868) - Nhân Vật Lịch Sử.
-
Nguyễn Trung Trực - Anh Hùng đất Nam
-
Chuyện Kể Dân Gian Về Anh Hùng Nguyễn Trung Trực - Báo Cần Thơ
-
Thân Thế Và Sự Nghiệp Của Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực
-
Nguyễn Trung Trực – Một Anh Hùng Dân Tộc đặc Biệt - NTO
-
TIỂU SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC
-
Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực: Hào Khí Mãi Lưu Danh
-
ANH HÙNG DÂN TỘC : NGUYỄN TRUNG TRỰC
-
Khởi Nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868)- “ Bao Giờ Nước Nam ...
-
Khí Phách Anh Hùng Của Nguyễn Trung Trực - Svhtt@.vn