Thân Thế Và Sự Nghiệp Của Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực là 1 vị anh hùng dân tộc thời kỳ chống Pháp. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Hôm nay hãy cùng tôi tìm hieur về vị anh hùng này nhé.

Nguyễn Trung Trực là ai?

Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 1839 – 1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam. Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.

nguyen trung truc00-nguyentrungtruc

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng

 Cuộc đời của Nguyễn Trung Trực

Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau)

Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược. Sớm phiêu bạt vào Nam từ nhỏ, vì thế, cuộc đời và sự nghiệp của cụ gắn với miền Tây Nam bộ. Là người tinh thông võ nghệ và có lòng yêu nước nồng nàn, khi còn trẻ chàng trai họ Nguyễn đã ý thức được sự xâm lược của thực dân nên đã sớm có tư tưởng chống Pháp. Cuộc đời của cụ gắn với hai sự kiện nổi tiếng trong các phong trào chống Pháp lúc bấy giờ.

Tượng Nguyễn Trung Trực ở đình thờ Ông tại Rạch Giá (Kiên Giang)
Tượng Nguyễn Trung Trực ở đình thờ Ông tại Rạch Giá (Kiên Giang)

Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực

    Trận đầu tiên diễn ra vào năm 1861 trên vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An ngày nay). Cụ và các nghĩa binh là nông dân giả làm đám rước dâu trên sông để tiếp cận và đốt cháy tàu L’Esperance của quân Pháp. Chiến công này làm dấy lên phong trào chống Tây ngay sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ vào ngày 25-2-1861.   Tiếng tăm của Nguyễn Trung Trực vang dội, làm binh lính Pháp phải dè dặt. Nhậm chức Lãnh binh, Nguyễn Trung Trực đưa quân về hoạt động ở các tỉnh miền Tây. Cụ đưa quân về trấn giữ Hà Tiên nhưng chậm một bước so với quân Pháp. Thay vì phải trở ra Bình Thuận theo lệnh triều đình, Nguyễn Trung Trực đưa quân xuống khu vực sông Cái Lớn (Kiên Giang) để chờ thời cơ. Uy tín của cụ đã lan rộng nên dễ dàng tập hợp được người yêu nước trong cộng đồng Kinh-Hoa-Khmer ở địa phương. nguyen trung trục song nhat tao

 Nguyễn Trung Trực luôn kiên trì kháng chiến

     Trận thứ hai diễn ra vào lúc 4 giờ sáng 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân xuất phát từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang, gây hoang mang trong quân lính Pháp. Sau đó, cụ kéo quân về Hòn Chông-Kiên Lương rồi ra Phú Quốc để tiếp tục chiến đấu.     Về sau, thi sĩ Huỳnh Mẫn Đạt quê ở Rạch Giá đã nhắc đến cụ qua hai câu thơ ghi lại hết công trạng của ông tại Long An và Kiên Giang: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa; Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.”    Nhưng quân Pháp quá mạnh, cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực sớm kết thúc. Không cam tâm để đồng đội bị đói khát, dân thường bị giết hại vô tội, cụ Nguyễn phải đầu hàng tại Phú Quốc

Sự  hi sinh của Nguyễn Trung Trực

Sau khi đưa Nguyễn Trung Trực về Gia định tìm cách dụ dỗ không thành .Địch áp dải cụ về Kiên Giang .Sau đó, cụ bị xử chém đầu tại chợ Rạch Giá. Người dân nghe hung tin, nhất là người dân Tà Niên, đã tổ chức dệt chiếu trải cho cụ đứng khi bị xử tử.  Trước khi chết, cụ Nguyễn mở mắt nhìn bầu trời quê hương, nhìn những người cụ từng thọ ơn cưu mang cùng đồng đội trong thời gian qua. Cụ Nguyễn Trung Trực dõng dạt hô lớn: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

nguyen trung truc 2_n

Đền thờ Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào. Một số người lén lập bàn thờ ông tại ngôi thờ cá voi tại Rạch Giá.Về sau, đền thờ này được công khai, trở thành đình Nguyễn Trung Trực đến ngày nay.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá có gì ?

Trong gian chính của đình có nhiều bàn thờ, trong đó có các bàn thờ chính:

  • Bàn thờ Chánh soái Đại càn
  • bàn thờ 30 vị anh hùng dân tộ
  • Long đình cùng di ảnh Nguyễn Trung Trự
  • bàn thờ Nguyễn Trung Trực
  • bàn thờ chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ.

Phía cuối chính điện, có ba ngai thờ:

  • Chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực, bên trên có bức hoành phi đề 4 chữ “Anh Khí Như Hồng” để ca ngợi khí tiết của ông lúc sinh thời
  • Trái có ngai thờ hai vị dưới quyền Nguyễn Trung Trực hay Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky
  • Bên phải là ngai thờ Nam hải đại tướng quân theo truyền thống của cư dân miền biển. Hai câu thơ thi sĩ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi cụ trở thành câu đối đặt hai bên bàn thờ cụ.

Hậu thế gọi cụ là Cụ Nguyễn để tỏ lòng tôn kính. Nhiều người dân ở Kiên Giang và một số nơi cụ đặt chân qua lúc sinh thời để di ảnh Cụ ở nơi trang trọng trong nhà và lập bàn thờ như thờ tổ tiên. Tại các nơi bán đồ thờ cúng ở Rạch Giá, còn có di ảnh Nguyễn Trung Trực và câu liễn ghi hai câu thơ của Huỳnh Mẫn Đạt phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương

den tho than nguyen trung truc_n

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc

Tại Phú Quốc có 1 đền thờ được xây dựng nằm tại Xã Gành Dầu , Huyện Phú QuốcĐền thờ Nguyễn Trung Trực được xây theo kiểu tam, gồm chính điện, đông lang và tây lang. Chính điện thờ bài vị của ông, cùng các vị thần linh và những người có công khác như: Chánh soái đại càn, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky, Phó cơ Nguyễn Hiền Điều,.

Người dân Phú Quốc thường đến đền thờ Nguyễn Trung Trực để cầu xin bình an, may mắn. Mỗi năm đến ngày giỗ của ông, người dân thường làm lễ giỗ tưởng nhớ ông và những nghĩa quân liệt sĩ kiên trung. Ghé thăm đền thờ giản dị của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Gành Dầu Phú Quốc, tìm hiểu thêm về thân thế sự nghiệp của ông, chắc bạn sẽ càng thêm cảm mến ông cùng những nghĩa quân liệt sĩ áo vải quả cảm không ngần ngại hy sinh cuộc sống để bảo vệ quê hương.

Du Lịch Phú Quốc đừng quên ghé thăm đền cụ Nguyễn

Du Lịch Phú Quốc không chỉ là để mọi người   vui chơi, thư giãn. Mà còn là dịp để mọi người tham quan, viếng thăm và tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc. Đảo Phú Quốc là một hòn đảo nhỏ nằm tách biệt phía nam tổ quốc. Lịch sử của Phú Quốc gắn liền với nhiều vị anh hùng dân tộc. Trong đó phải nhắc đến là vị anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực. Hiện nay người dân Phú Quốc đã lập đền thờ tưởng nhớ công lao to lớn của ông tại mũi Gành Dầu nơi địa đầu miền biển đảo.

tham-quan-den-tho-nguyen-trung-truc

Đền thờ vị tướng Nguyễn Trung Trực tại mũi Gành Dầu Phú Quốc                Ảnh: phuquocxanh.com

Với tinh thần chiến đấu ngoan cường Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đã anh dũng chiến đấu đánh trả đẩy lùi được nhiều đợt tấn công vây ráp của địch. Tuy nhiên, do tình thế rất khó khăn về vũ khí, lương thực. Cùng với việc vợ con bị chết, mẹ ông cũng bị giặc bắt, viện binh giặc lại rất mạnh. Cuối cùng ông đã tự giao mình cho giặc để bảo vệ lực lượng nghĩa quân và dân trên đảo Phú Quốc. Khi nhắc đến anh hùng áo vải thì hầu như ai cũng biết câu nói bất hủ của ông

” Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh giặc”.

Chân dung vị anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực                Ảnh: phuquocxanh.com

Xem thêm:

  • Đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ở đâu trên đảo Phú Quốc?
  • Uy nghiêm lễ hội đền thờ Nguyễn Trung Trực
  • Đền thờ Nguyễn Trung Trực và câu chuyện lịch sử của Phú Quốc

Đền thờ vị anh hùng Nguyễn Trung Trực nằm ở phía bắc đảo, gần mũi Gành Dầu. Cách thị trấn Dương Đông gần 40km khá xa. Tuy không quá lớn nhưng ngôi đền được xây dựng khá khang trang. Đặc biệt trong ngày lễ tết luôn được quét dọn gọn gàng để đón tiếp rất nhiều lượt khách đến thăm.

Phía trước đền là bức tượng vị anh hùng trong tư thế sẵn sàng tuốt gươm chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm. Bên trong đền là bàn thờ bàn thờ vị anh hùng được đặt tại vị trí nghiêm trang nhất. Xung quanh đó là những bức tranh, hoành phi ghi lại những chiến công cũng như câu nói bất hủ của ông.

Còn gì ý nghĩa hơn khi vừa được đi du xuân Phú Quốc vừa được ghé dâng hương để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc đã có công trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước.

9

Du khách viếng thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực                 Ảnh: phuquocxanh.com

Ngoài ra, khi đến thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc du khách còn được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của mũi Gành Dầu. Có dịp thưởng thức các món đặc sản trứ danh đảo ngọc tại Biên Hải Quán. Biên Hải là một trong những quán ăn nổi tiếng tại khu bắc đảo Phú Quốc.

Hãy cùng khám những trải nghiệm thú vị tại đảo ngọc Phú Quốc. Hãy đăng ký tour trọn gói ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi

  • Công ty du lịch Phú Quốc Xanh – nhà tổ chức chuyên tour hàng đầu Phú Quốc
  • Hotline  0916.492.099 –0916.492.099
  • Website phuquocxanh.com 
  • Địa chỉ 616 Phạm Văn Chiêu, Phường 13, Quận Gò Vấp, TpHCM. 

Chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại cho gia đình bạn những trải nghiệm đầy ấp tiếng cười tại thiên đường đảo ngọc  này.

Từ khóa » Nhân Vật Nguyễn Trung Trực