L'ima Library - Giải Pháp Thư Viện Thông Minh (Smart Library) - - D&L

1. Tóm tắt chung 

Khái niệm “Smart – Thông minh” là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình bùng nổ ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới. Bản thân các hoạt động nghiên cứu, phát triển và sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp đã tựu chung thành một khái niệm Cách mạng công nghệ 4.0 (hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) được đưa ra trong báo cáo của chính phủ Đức vào năm 2013. 

Từ thời điểm này, các đề tài về Công nghệ thông minh “Smart” liên tục được phát triển và đưa ra thị trường, làm thay đổi và thuyết phục sự thay đổi hành vi và hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày ngày càng sâu sắc, qua đó cũng trực tiếp thay đổi môi trường và cách thức vận hành của các hoạt động kinh tế xã hội của cả đất nước trên diện rộng. Ngày nay, công nghệ thông minh không chỉ thể hiện trong các chủ đề về chiến lược, định hướng, các hội thảo mà còn đã và đang được áp dụng và tối ưu trong các hoạt động hiện hữu hàng ngày, có thể kể đến như điện thoại thông minh, ô tô thông minh – ô tô tự hành, nhà thông minh, mạng lưới điện thông minh, hạ tầng thông minh, thành phố thông minh, thư viện thông minh. 

Như là một kết quả tất yếu, một hệ sinh thái thông minh sẽ ngày càng được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống, việc nhìn nhận và đánh giá các ảnh hưởng từ bên ngoài đối với hoạt động thư viện cũng như định hướng thay đổi và chuyển mình trở thành thư viện thông minh – một phần của hệ sinh thái thông minh sẽ giúp hình dung và xác định rõ ràng các bài toán, dịch vụ mà thư viện sau này có thể cung cấp cho bạn đọc một cách phù hợp nhất với văn hoá của tương lai, văn hoá của công nghệ.

Thư viện thông minh

Nền tảng và ý nghĩa của “thư viện thông minh” (Smart Library) có thể hiểu theo nhiều góc nhìn từ hạ tầng, công nghệ đến dịch vụ và cũng được các trường đại học, các thư viện lớn trên thế giới hoạch định trong chiến lược và triển khai theo nhiều kịch bản khác nhau, tuỳ theo định hướng phát triển thực tế của từng thư viện. Mô hình thư viện thông minh (Smart Library) có thể là một bộ giải pháp độc lập hoặc là một phần của một đại học thông minh (Smart Uni), toà nhà thông minh (Smart Campus) hay dịch vụ thông minh (Smart Service) … nhưng về bản chất thì một thư viện “thông minh” cần quan tâm đến bốn yếu tố.

  • Yếu tố thứ nhất là tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho bạn đọc, để mọi bạn đọc có thể lựa chọn không gian phù hợp cho bản thân như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn.
  • Yếu tố thứ hai là xây dựng được môi trường dữ liệu nền để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm và trải nghiệm, thư viện thông minh cần chuyển mình thành như một phòng thí nghiệm sống, ở đó, bạn đọc và các nghiên cứu sinh có thể thử nghiệm nhiều hoạt động và công nghệ mới, với khối lượng dữ liệu nền này sẽ giúp ích cho việc phân tích, dự báo, tối ưu và phát triển các dịch vụ thiết thực đối với người sử dụng thư viện trong tương lai.
  • Yếu tố thứ ba là tạo ra không gian mở và sáng tạo để giảng viên, bạn đọc thực sự muốn học, muốn thảo luận và chia sẻ – về cơ bản là một môi trường học tập và nghiên cứu mở.
  • Yếu tố cuối cùng của một thư viện thông minh là các vấn đề về kinh tế, giải pháp thư viện thông minh phải đem lại việc tối ưu chi phí, tiết kiệm năng lượng nhưng lại đem lại nhiều giá trị kinh tế từ dịch vụ đem lại để có thể giúp ích cho việc thực sự vận hành một thư viện thông minh một cách hiệu quả.

Tổng hợp các giải pháp cho 4 yếu tố quan trọng như đã nêu ở trên, có thể nói thư viện thông minh là sự kết hợp của 1 thư viện hiện đại và các công nghệ IoT, Machine Learning, Artificial Intellegent để đem đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng thư viện. Các giải pháp cụ thể có thể áp dụng cho thư viện thông minh đã được triển khai và áp dụng tại một số thư viện hiện đại trên thể giới. Thư viện DTU, Đan Mạch là một ví dụ điển hình áp dụng mô hình thư viện thông minh (https://www.bibliotek.dtu.dk/english/servicemenu/visit/smart-library)

2. L’ima Library

L’ima là từ viết tắt của L’imaginaire – có ý nghĩa là “vùng tưởng tượng”. Việc xác định và lấy tên L’ima cho các giải pháp về giáo dục dựa trên mục tiêu kết hợp giữa kiến thức và kinh nghiệm thực tế lâu năm của mình trong lĩnh vực thư viện nói riêng và giáo dục nói chung cùng với khả năng sáng tạo ứng dụng các công nghệ và giải pháp mới để tạo ra sự đột phá, phát triển trong các ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển tri thức.

L’ima đưa ra các giải pháp, ứng dụng, tính năng hữu ích mới mà trong đó học sinh, sinh viên, bạn đọc là trung tâm. Các chức năng, dịch vụ được cung cấp thân thiện hơn, đơn giản hơn nhưng đồng thời việc áp dụng các công nghệ mới như máy học hay trí tuệ nhân tạo sẽ giúp đưa ra các tiện ích phù hợp với từng cá nhân.

Với mong muốn nhỏ bé là các sản phẩm ứng dụng về giáo dục được tạo ra sẽ tạo ra sự khác biệt và tạo nên sự thay đổi trong các hoạt động của người dùng trong hoạt động học tập, nghiên cứu. Đầu tư vào tri thức là đầu tư vào tương lai. Chúng tôi đầu tư tâm huyết và sự sáng tạo của mình vào L’ima chính là mong muốn đầu tư cho tương lai tri thức của giới trẻ trong tương lai gần.

L’ima Library – thư viện thông minh là sản phẩm kết hợp giữa việc áp dụng các thiết bị thông minh cũng như bộ giải pháp phần mềm nhằm đem đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho bạn đọc – những bạn trẻ thế hệ Z trong kỷ nguyên 4.0.

3. Đối tượng khách hàng

L’ima Library phục vụ cung cấp tập trung cho các loại thư viện hay trung tâm thông tin mở như thư viện cộng đồng, thư viện các trường đại học, các trung tâm cung cấp thông tin đào tạo trong và ngoài nước.

Mục tiêu:

–      Thay đổi không gian và môi trường thư viện, đem lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt nhưng vẫn gìn giữ được giá trị cốt lõi của các hoạt động thư viện

–      Ứng dụng độc lập hoặc phối hợp giữa các đơn vị, đối tác, thành viên tạo thành một mạng lưới thư viện hiện đại theo hướng mở

–      Đem lại môi trường hiện đại, thân thiện, thông minh với nhiều tiện ích cho việc nghiên cứu, đào tạo và sử dụng dịch vụ.

–      Nâng cao chất lượng về dịch vụ thư viện, chất lượng và môi trường giáo dục, góp phần nâng cao xếp hạng và hỉnh ảnh của thư viện tại Việt Nam so với mặt bằng chung trên thế giới

Lợi ích:

Việc áp dụng một thư viện thông minh hiện đại bên cạnh việc đem lại hình ảnh và vị thế của trường tại Việt Nam và quốc tế, còn đem lại lợi ích to lớn cho nguồn tài nguyên hệ thống thư viện cũng như với người dùng thư viện.

–       Đối với hệ thống thư viện:

o   Hoạt động thư viện thay đổi rõ rệt nhất khi chuyển sangđịnh hướng lấy người dùng làm trọng tâm.

o   Các dịch vụ của thư viện có thể dễ dàng được bổ sung, mở rộng, nâng cao đem lại những giá trị hình ảnh, sự đa dạng trong dịch vụ và lợi ích kinh tế cao.

o   Gìn giữ giá trị truyền thống của thư viện nhưng đồng thời đưa ra môi trường xanh, sạch, đẹp và thân thiện đối với người sử dụng thư viện.

o   Chuyển đổi một phần các hoạt động và dịch vụ của thư viện truyền thống sang các hoạt động thư viện mở và liên tục thông qua các chức năng và dịch vụ khai thác trực tuyến.

o   Thông qua các thông tin có thể giám sát theo thời gian thực, thư viện có thể được giám sát từ xa, tự động hoá các hoạt động thường xuyên thực hiện cũng như tiến hành các hoạt động đổi mới, sáng tạo một cách chủ động và có kiểm soát 

o   Tiết kiệm chi phí vận hành và tiêu thụ năng lượng, nâng cao giá trị dịch vụ và lợi ích kinh tế từ thư viện.

o   Việc đơn giản và tự động hoá các hoạt động thư viện giúp cho cán bộ quản trị thư viện có nhiều thời gian hơn trong việc tập trung nâng cao năng lực và kỹ năng của bản thân, đưa ra các cải tiến, sáng tạo, dịch vụ – sản phẩm mới đối với hoạt động thư viện

o   Việc phân tích hành vi người dùng dựa trên dữ liệu lịch sử cho phép thư viện có thể thay đổi và đổi mới chiến lược hoạt động, quảng bá, marketing, nhân sự phù hợp hơn theo từng thời điểm cụ thể.

–       Đối với người dùng

o   Sử dụng và khai thác một môi trường thư viện mở và thân thiện với người dùng, tạo ra cảm giác thoải mái và muốn đến thư viện 

o   Khai thác một số dịch vụ thư viện một cách chủ động, đơn giản, trực quan thông qua các dịch vụ trực tuyến mọi lúc mọi nơi và không bị giới hạn bởi giờ hoạt động của thư viện 

o   Việc thay đổi hoạt động thư viện theo hướng mở sẽ thay đổi hình ảnh và hoạt động của người dùng khi đến thư viện để sử dụng các dịch vụ mởi như nghiên cứu, trao đổi – thảo luận, sự kiện …

o   Chủ động trong việc đăng ký và khai thác các hạ tầng, dịch vụ của thư viện như lựa chọn chỗ ngồi, đặt phòng họp, tham gia sự kiện

o   Trao đổi và tương tác trực tiếp với cán bộ thư viện trong các hoạt động hỗ trợ, tìm kiếm, tư vấn, đóng góp ý kiến …

o   Hầu hết các hoạt động có thể thực hiện chủ động thông qua một ứng dụng di động duy nhất

4. Tổng quan giải pháp

L’ima Library được xây dựng trên nền của các ứng dụng quản lý thư viện truyền thống và bổ sung các giải pháp, chức năng, nghiệp vụ để chuyển đổi môi trường thư viện hiện tại sang hướng mở và hiện đại. Cụ thể L’ima sẽ tích hợp với các ứng dụng quản lý thư viện và nguồn tại nguyên hiện tại đang có của thư viện, chuẩn hoá về một môi trường đồng nhất và bổ sung thêm các yếu tố sau:

–     Các trang thiết bị cảm biến / điều khiển thông minh ứng dụng IoT

–     Mô hình bộ giải pháp phần mềm phục vụ chuyển đổi hoàn thiện thư viện truyền thống sang thư viện thông minh với 3 thành phần chính là quản lý thư viện thông minh, quản lý các trang thiết bị cảm ứng tương tác với người sử dụng và ứng dụng di động 

Thư viện thông minh L’ima Library hoàn toàn được phát triển bởi DLCorp và có khả năng mở rộng, tuỳ biến cũng như đảm bảo tính bảo mật theo các quy chuẩn của phần mềm cũng như các chức năng sản phẩm được module hoá nhằm đem lại sự lựa chọn đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đặc biệt, khi một khách hàng mong muốn phát triển một tính năng mới thì chúng tôi sẽ đưa vào bản cập nhật tiếp theo và cập nhật cho toàn bộ khách hàng của mình nếu khách hàng có nhu cầu khai thác và sử dụng tính năng hay tiện ích này.

5. Các gói sản phẩm

L’ima library là sản phẩm được công ty DLCorp phát triển và thương mại hoá cho các khách hàng. Dựa trên các nhu cầu thực tế, sản phẩm L’ima library được cung cấp ra thị trường với các gói sản phẩm cụ thể như sau:

5.1     L’ima Library Core

L’ima Library Core là các chức năng nền tảng cho hoạt động của một thư viện hiện đại theo hướng mở nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý xuyên suốt các hoạt động của một thư viện hiện đại kiểu mới

5.1.1    ILS/IR Integration

L’ima Library được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của thư viện để đưa ra cấu trúc kết nối tiêu chuẩn trong việc trao đổi và tích hợp thông tin từ các giải pháp hiện tại của thư viện như phần mềm quản trị thư viện tích hợp (Integrated Library System) hay phần mềm quản lý tài nguyên số nội sinh (Institutional Repository) về một môi trường và nền tảng duy nhất. Các thông tin sẽ được cập nhật và đồng bộ về L’ima Library, cho phép thư viện có thể quản lý và giám sát với toàn bộ các tài nguyên thư viện, từ các tài nguyên thư viện truyền thống cũng như các nguồn tài nguyên trực tuyến. Thông qua việc tích hợp này, các dịch vụ thư viện được cung cấp trên các hệ thống phần mềm quản lý khác sẽ được đồng nhất và khai thác trên giao diện web và ứng dụng di động của L’ima Library một cách chủ động (mượn/ trả / gia hạn tài liệu, cập nhật thông tin, quản lý tài khoản …)

L’ima Library Core thông qua ILS/IR Integration có thể tích hợp với nhiều phần mềm quản trị thư viện tích hợp hay phần mềm quản lý tài nguyên số nội sinh khác nhau, từ các giải pháp mã nguồn mở đến các giải pháp phần mềm thương mại. 

5.1.2    OneSearch

Tổng hợp toàn bộ thông tin từ các nguồn tài liệu giấy, tài liệu điện tử cũng như các nguồn tài nguyên trực tuyến khác về một khu vực tìm kiếm duy nhất, giúp cho người dùng có thể dễ dàng sàng lọc và tìm kiếm nguồn tài nguyên thư viện theo mong muốn của người dùng

5.1.3    L’ima Book

L’ima Book là phân hệ được phát triển một cơ chế quản lý thông tin về tài nguyên tài liệu đồng nhất cho toàn bộ các nguồn tài liệu. Chức năng này cho phép bạn đọc xác định thông tin về các tài liệu, vị trí cũng như quyền có thể khai thác đối với từng loại hình tài liệu cụ thể một cách dễ dàng và nhanh chóng trên giao diện web hay ứng dụng di động.

5.1.4    Ask-a-librarian

Việc phát triển theo xu hướng công nghệ sẽ giúp giảm thiểu các hoạt động thủ công của các cán bộ thư viện. Chức năng ask-a-librarian cho phép bạn đọc có thể dễ dàng liên lạc trực tiếp với cán bộ thư viện để trao đổi, hỏi đáp, nhờ tư vấn thông tin và dịch vụ thông qua ứng dụng.

5.1.5    Event Management

Cho phép quản lý các hoạt động tổ chức sự kiện hội thảo, trình bày, đào tạo,… sử dụng không gian thư viện, cũng như cho phép người dùng thư viện có thể xem và đăng ký tham gia các hoạt động này một cách chủ động

5.1.6    User Management

Chức năng quản lý, đồng bộ thông tin người dùng tập trung và cho phép linh hoạt trong việc tích hợp với các giải pháp quản lý người dùng đang được áp dụng tại cơ sở thư viện

5.1.7    Reports & Statistics

Cung cấp cái nhìn đa chiều và phân tích chuyên sâu về các hoạt động của thư viện thông qua các loại hình báo cáo và phân tích khác nhau được cung cấp từ hệ thống.

5.1.8    Mobile Application

Cung cấp ứng dụng thư viện thông minh trên thiết bị di động, giúp người dùng có thể truy cập, tương tác hay khai thác các dịch vụ thư viện mọi lúc, mọi nơi một cách đơn giản và thuận tiện. Việc tối ưu các chức năng, giao diện phục vụ hiển thị riêng cho ứn dụng di động giúp cho người dùng, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, có thể đơn giản và nhanh chóng tiếp cận được phần lớn dịch vụ thư viện mà không cần mất nhiều thời gian.

5.2     L’ima Library Advance

5.2.1    L’ima Library Portal

Cung cấp giao diện tổng hợp và duy nhất để thực hiện các hoạt động thư viện với vai trò là một người dùng thông thường. Cổng thông tin liên kết các thành phần của toàn bộ giải pháp thư viện thông minh như các thông tin về môi trường thư viện theo thời gian thực (môi trường theo mặt bằng, khu vực), các chức năng của thư viện thông minh (đặt phòng học nhóm, tin tức, dịch vụ, bản đồ, tương tác…) cũng như cung cấp khả năng dễ dàng tìm kiếm toàn bộ nguồn tài nguyên của thư viện trên một màn hình duy nhất (bao gồm cả danh mục tài liệu của thư viện, kho tài nguyên số nội sinh, các cơ sở dữ liệu trực tuyến mà thư viện đã mua, các thông tin thư mục từ các nguồn cung cấp dữ liệu trực tuyến hay các nguồn dữ liệu khác).

5.2.2    Online Room Reservation

Quản lý thông minh toàn bộ hoạt động đặt, mượn phòng trong thư viện. Cho phép người dùng chủ động trong việc đặt phòng họp mới, xem lịch đặt phòng, tìm kiếm, xác nhận đặt, mở khoá phòng họp, nhận thông báo nhắc từ hệ thống, xem lại lịch sử một cách hoàn toàn chủ động mà không cần sự can thiệp từ nhân viên thư viện thông qua việc tối ưu và tự động hoá toàn bộ các chính sách đặt phòng.

5.2.3    Smart Board

Tích hợp trong việc hiển thị và lưu trữ thông tin khi sử dụng các bảng thông minh trong hoạt động chia sẻ thông tin, họp … và sau đó chuyển lại các thông tin này cho người dùng có liên quan.

5.2.4    Indoor Navigation

Chức năng dẫn đường cho phép người dùng có thể nhanh chóng xác định được vị trí hiện tại cũng như cung đường di chuyển đến vị trí của tài liệu trong thư viện, vị trí của bạn đọc khác, phương thức di chuyển giữa các thư viện … Chức năng này giúp cho bạn đọc thư viện cảm thấy thoải mái và tiện lợi trong hoạt động di chuyển và không làm ảnh hưởng đến các bạn đọc khác trong thư viện.

5.2.5    Social Network

Khi người dùng ngày càng sử dụng và khai thác nhiều thông qua các ứng dụng thì chức năng tương tác là một yếu tố quan trọng để kết nối giữa các người dùng, giữa bạn đọc và cán bộ thư viện trong việc trao đổi, tiếp nhận các phản hồi hay tư vấn trực tuyến. Các công cụ của chức năng tương tác theo dạng thân thiện như mạng xã hội cho phép cho phép nhận diện được nhu cầu mong muốn của người dùng, rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và thư viện, và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dùng thư viện

5.2.6    Camera Integration

Tích hợp với hệ thống Camera trong thư viện để khai thác thêm các thông tin hữu ích như đếm lượt người vào ra, xác định người trong một khu vực thư viện, bản đồ nhiệt các vị trí yêu thích trong thư viện hay sử dụng nhận diện khuôn mặt. Tuỳ theo từng giải pháp thiết bị Camera mà các chức năng phù hợp có thể được tích hợp và chuyển thành các thông tin hữu ích trong một thư viện hiện đại 

5.2.7    Touch Screen

Các màn hình cảm ứng được thiết kế nhằm quảng bá, giới thiệu và thực hiện các thao tác đơn giản nhằm mục đich hỗ trợ người dùng khi đến với thư viện. Với việc chủ động thiết lập hiển thị từ phân hệ quản lý thư viện thông minh, quản trị thư viện có thể chủ động trong việc cung cấp các thông tin mới, cập nhật, có ích để hiển thị trên các màn hình cảm ứng này. Các thông tin này đặc biệt hữu dụng đối với những người dùng ít đến thư viện cũng như là khách mời khi đến thư viện lần đầu.

5.3     L’ima Library IoT

5.3.1    IoT Devices

Các thiết bị cảm biến sử dụng công nghệ IoTcho phép cung cấp các thông tin giá trị về môi trường hiện tại của thư viện nhằm phục vụ và đánh giá hành vi người dùng trong thư viện, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như là thông tin để cải tiến và điều chỉnh môi trường thư viện trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng. Ví dụ thông qua các giá trị cảm biến được cập nhật, thư viện có thể đánh giá được các sự kiện, các khu vực người dùng ưa thích sử dụng, các chất liệu bàn ghế hay các nguồn tài nguyên thư viện hay thường xuyên được khai thác. Các cám biến nên được áp dụng trong thư viện gồm có:

–       Cảm biến ánh sáng được sử dụng để đo cường độ sáng của một khu vực trong thư viện. Từ đó kết hợp với các thiết bị điều khiển tự động để điều chỉnh cường độ sáng phù hợp với từng khu vực được thiết kế cho các hoạt động phù hợp, hay cho phép bạn đọc sử dụng ứng dụng di động để có thể thay đổi cường độ sáng của trong khu vực bàn đọc sách cho phù hợp, bên cạnh đó việc điều khiển tự động các thiết bị như Rèm, Điều Hoà, Đèn … sẽ giúp cho môi trường thư viện được ổn định và tiết kiệm năng lượng nhất có thể

–       Cảm biến độ ồn được lắp đặt để phát hiện và cảnh báo các khu vực đang gây ra tiếng động hơn mức bình thường và qua đó tiến hành các hoạt động phù hợp để đem lại sự thoải mái vốn có của thư viện. Cảm biến độ ồn được thiết kế đặt trong các khu vực khác nhau của thư viện nhằm mục đích chính là phát hiện ra các khu vực, mặt bằng gây ra tiếng ồn lớn tạo cảm giác khó chịu, phát hiện các sự kiện gây ra tiếng ồn bởi người dùng và đồng thời cho phép bạn đọc chủ động tham khảo thông tin và lựa chọn không gian phù hợp thông qua các thông số cập nhật theo thời gian thực trên ứng dụng di động.

–       Cảm biến chất lượng không khí cho phép giám sát môi trường không khí hiện tại trong thư việnCác chỉ số về không khí gây ra ảnh hưởng rất rõ đối với sự thoải mái và tiện nghi của bạn đọc trong thư viện, các chỉ số không khí cũng giúp chỉ ra khu vực nào đang có đông bạn đọc và khu vực nào đang có điều kiện chất lượng không khí tốt – bình thường – kém – có hại để cán bộ thư viện hoặc bạn đọc có thể chủ động điều chỉnh và đưa ra các quyết sách phù hợp. Một ví dụ thực tế là thông qua các thông tin đo đưược, một khu vực thường xuyên đông bạn đọc nên được bố trí thêm máy lọc không khí hoặc cây xanh.

–       Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm giúp giám sát về các điều kiện môi trường của một khu vực và tự động điều chỉnh (ví dụ như tăng giảm, thay đổi hoạt động của điều hoà…) giúp môi trường học tập, làm việc của người dùng luôn luôn đảm bảo nền nhiệt dễ chịu và lý tưởng nhất.

–       Các thiết bị điều khiển như ổ cắm điện thông minh, điều khiển điều hoà thông minh… giúp thực thi các hoạt động điều khiển tự động theo lịch trình hoặc theo thuật toán thông minh để đem lại môi trường tốt nhất cho bạn đọc cũng như tiết kiệm năng lượng và chi phí nhất cho thư viện

5.3.2    IoT Management

Hệ thống giám sát điều khiển trung tâm cho phép theo dõi và giám sát toàn bộ môi trường thư viện tại toàn bộ các cơ sở (các toà nhà, các tầng, mặt bằng, khu vực) thư viện một cách đầy đủ và trực quan

–      Quản lý mặt bằng: Cho phép quản lý toàn bộ mặt bằng, phân chia các khu vực của từng mặt bằng cũng như tích hợp với camera cho phép theo dõi, giám sát mặt bằng một cách tổng thể

–      Quản lý vị trí các thiết bị cảm biến, điều khiển: Theo dõi trực quan theo thời gian thực các thông tin về môi trường thư viện của từng mặt bằng, khu vực. Việc thiết lập các chính sách, điều luật là công cụ tiện lợi cho phép cán bộ thư viện có thể kiểm soát môi trường thư viện luôn ở điều kiện ổn định và tốt nhất cho người sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

–      Quản lý chính sách: Dựa trên các quy trình hoạt động của thư viện, cùng với kết quả giám sát hệ thống cũng như các báo cáo thống kê trích xuất được, cán bộ quản trị có thể thiết lập và cập nhật các chính sách quản lý thư viện cho phù hợp một cách chủ động

–      Chủ động thông báo, cảnh báo: Đưa ra các thông báo, cảnh báo, khuyến cáo đối với các hoạt động, tình huống bất thường trong thư viện, nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro đối với việc vận hành các thư viện.

5.3.3    Reports & Statistics

Toàn bộ các thông tin lịch sử được ghi nhận lại đầy đủ theo các loại hình nhật ký của từng toà nhà, từng khu vực và từng loại hình thiết bị. Các thông tin này được đưa ra theo dạng báo cáo thống kê, báo cáo phân tích hoặc báo cáo theo nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng

5.3.4    User Management

Giải pháp giám sát và điều khiển trung tâm sử dụng phân hệ quản lý người dùng chung của L’ỉma Library cho phép quản lý người dùng cũng như phân quyền theo nhóm người dùng trên hệ thống.

                                                                                                                             (Tác giả: Nguyễn Hùng Cường_PTGD DLCorp)

Bài viết liên quan

DLCorp Đồng Hành Cùng Hội Nghị Tổng Kết Liên Hiệp Thư Viện Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc

DLCorp Đồng Hành Cùng Cuộc Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc 2024

DLCorp hân hạnh là thành viên dự án “DIGI:ĐỔI” – Chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

DLCORP đồng hành cùng Liên Chi Hội Thư Viện Đại Học, Cao Đẳng khu vực phía Bắc và các Thư viện trong Hội thảo NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

DLCorp đồng hành cùng Vụ Thư viện trong chương trình tập huấn Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện

DLCorp tham gia Tập huấn “Chuẩn hóa dữ liệu thư mục – Yêu cầu và Phương pháp” do Thư viện Quốc gia VN tổ chức

Từ khóa » Thư Viện Thông Minh Là Gì