Tiếp Cận Thư Viện Thông Minh - QĐND Cuối Tuần
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Sự kiện và nhân chứng
- Tiếng Trung
- Tiếng Anh
- Tiếng Lào
- Tiếng Khmer
- Đọc Báo In
- Trang chủ
- Phóng sự - Điều tra
- Chân dung người lính
- Chuyên đề
- Phỏng vấn - Trao đổi
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Xã hội
- Văn học - Nghệ thuật
- Thể thao
- Hồ sơ - Tư liệu
- Quốc tế
- Phóng sự - Điều tra
- Chân dung người lính
- Chuyên đề
- Phỏng vấn - Trao đổi
- Kinh tế - Xã hội
- Văn hóa - Xã hội
- Văn học - Nghệ thuật
- Thể thao
- Hồ sơ - Tư liệu
- Quốc tế
Thư viện là một trong những thành tố quan trọng được coi như giảng đường thứ hai tại các cơ sở giáo dục-đào tạo. Xây dựng mô hình thư viện thông minh, trung tâm học liệu đã và đang là xu hướng tất yếu được các học viện, nhà trường quân đội quan tâm để tiến tới xây dựng nhà trường thông minh.
Bộ đội đọc, “đọc” bộ đội
Sách là "người thầy thứ hai"
Thư viện thông minh (còn được hiểu là thư viện số, thư viện ảo, thư viện trí tuệ...) là mô hình thư viện hiện đại ra đời trong kỷ nguyên 4.0 được tích hợp bởi không gian mạng, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn và các công nghệ tiên tiến, phần mềm hiện đại mang lại tiện ích cho người dùng mọi lúc, mọi nơi. Trong hệ thống học viện, nhà trường quân đội, Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) là một trong những cơ sở đầu tiên triển khai sử dụng phần mềm quản trị thư viện và xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử trực tuyến mua quyền truy cập từ các nhà xuất bản, các hiệp hội thư viện. Thời gian qua, được sự đầu tư của Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) qua Dự án “Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng”, thư viện Học viện KTQS đã tập trung xây dựng nguồn tài liệu số thông qua số hóa tài liệu, mua bổ sung tài liệu điện tử (hiện đã có hơn 7.000 đầu tài liệu điện tử), nâng cấp hệ thống mạng internet, mạng nội bộ QSnet và bổ sung nhiều thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ công tác số hóa tài liệu, quản lý thư viện và phục vụ bạn đọc. Hiện nay, hàng trăm máy tính, trạm kết nối mạng nội bộ ở các đơn vị trong học viện đều có thể truy cập tới cơ sở dữ liệu của thư viện. Học viện KTQS đang phấn đấu để xây dựng thư viện số ngày càng hiện đại, trở thành một trung tâm học liệu. Cũng như Học viện KTQS và các cơ sở đào tạo của quân đội nói chung, thư viện Học viện Hậu cần (HVHC) đã được đầu tư các thiết bị hiện đại để phát triển thư viện số, thư viện điện tử. Vừa qua, khi đến thư viện HVHC, chúng tôi được tham quan một số công đoạn số hóa tài liệu tại đây. Vừa điều khiển chiếc máy scan tốc độ cao tại phòng nghiệp vụ, Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Hồng Thắm, nhân viên Phòng Thông tin Khoa học quân sự vừa lật từng trang sách đưa lên máy quét rồi chuyển thành các file ảnh một cách nhẹ nhàng, thoăn thoắt. Chưa đầy 30 phút, chị đã chuyển được hơn 100 trang sách sang dạng số đưa lên kho dữ liệu của thư viện số học viện.
Nhân viên thư viện, Phòng Thông tin Khoa học quân sự, Học viện Hậu cần tiến hành số hóa tài liệu. |
Theo Thiếu tá Lưu Thị Thu Trang, Trợ lý Tư liệu-Thư viện, Phòng Thông tin Khoa học Quân sự, HVHC, nói đến thư viện thông minh thì nguồn tài nguyên dạng số là vấn đề cốt lõi, là yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn đọc có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều người có thể sử dụng đồng thời. Muốn số hóa được nhanh và nhiều tài liệu thì trang bị máy tính, máy quét tốc độ cao là ưu tiên hàng đầu. Đến nay, thư viện HVHC đã số hóa được gần 5.400 đầu sách, tài liệu với khoảng 1 triệu trang, chủ yếu là giáo trình, sách chuyên ngành hậu cần quân đội, luận văn, luận án... Tất cả các khâu nhập kho, mô tả, mượn-trả tài liệu đều được thủ thư thực hiện trên máy tính. Phòng đọc được tổ chức hai mạng song song, mạng nội bộ (intranet) và mạng internet, mỗi phòng có khoảng 40-50 máy tính kết nối mạng. Ngoài ra, thư viện cũng đang chủ động liên kết với các cơ quan thông tin khoa học trong và ngoài quân đội để khai thác, chia sẻ thông tin... đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Tại Học viện Hải quân (HVHQ), thư viện đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp theo mô hình trung tâm học liệu và đưa vào hoạt động từ tháng 3-2019. Ngay cửa ra vào trung tâm được lắp đặt hệ thống mượn, trả sách tự động, có bảng hướng dẫn cụ thể các quy trình mượn sách, trả sách và kiểm tra thông tin bạn đọc. Với các trang bị hiện đại, có thể tối ưu các công đoạn đăng ký, tra cứu, mượn trả các đầu sách bằng những thao tác trên máy tính mà không cần phải đăng ký thủ công. Điều này vừa bảo đảm nhanh chóng, vừa có độ chính xác rất cao. Bên trong là các phòng đọc, phòng máy tính mạng nội bộ quân sự với hơn 100 máy, phòng máy tính kết nối internet đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các đối tượng học viên, cán bộ đến nghiên cứu học tập. Đây là điều kiện thuận lợi để bảo đảm và cung cấp nguồn tài nguyên thư viện số. Hệ thống sách, giáo trình, tài liệu, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn, thu hút bạn đọc trực tiếp cũng như từ xa. Thiếu tá Thịnh Thị Thúy, Trợ lý Phòng Khoa học quân sự, Phụ trách trung tâm cho biết, thực hiện chỉ đạo của các thủ trưởng, Trung tâm học liệu HVHQ đang tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung (tài nguyên chung) trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nội bộ; cung cấp dữ liệu và các ứng dụng phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ, học viên. Hy vọng trong thời gian tới, việc thiết lập, duy trì kết nối hệ thống dữ liệu giữa nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên, đơn vị bạn theo hướng mở, cởi bỏ giới hạn của không gian, thời gian và môi trường học thuật để dễ dàng nắm bắt những thông tin đầy đủ, chính xác, song vẫn bảo đảm yếu tố bí mật của môi trường quân đội.
Bạn đọc thực hiện thao tác mượn sách tự động tại Trung tâm học liệu, Học viện Hải quân. |
Có thể nói, những năm qua, hoạt động chuyển đổi số thư viện ở các cơ sở đào tạo của quân đội diễn ra khá mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động chuyển đổi số thư viện trong các nhà trường quân đội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, mới ở giai đoạn “tự động hóa” công tác thư viện, chưa được đầu tư đúng mức để thực hiện chức năng hỗ trợ và cung cấp thông tin-tư liệu trong trường đại học, do vậy, chưa phát huy được hết vai trò là “giảng đường thứ hai” hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên, học viên học tập nghiên cứu. Để xây dựng theo mô hình thư viện thông minh, các học viện, nhà trường cần quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ các yếu tố chính cấu thành thư viện, đó là: Nguồn tài nguyên, học liệu; cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, không gian kích thích sáng tạo; hệ thống phần mềm quản trị thư viện; đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho người dùng tin... Ngoài ra, các thư viện cũng nên tăng cường tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các thư viện, trung tâm học liệu hiện đại ngoài quân đội.
Bài và ảnh: MINH THÀNH - DUY HIỂN
Tag(s): qdndTiếp cận thư viện thông minhthư viện sốtrung tâm học liệu -->Thông báo
Bạn đã gửi bình luận thành công.Bình luận của bạn sẽ được quản trị duyệt trước khi hiển thị! ĐóngThông báo
Bình luận của bạn chưa được gửi đi. Vui lòng thử lại! Đóng Ý kiến của bạn Hiển thị: Nội dung Họ và tên Email Nội dung Mã bảo mật Generate New ImageType the code from the image
GỬI TÒA SOẠN Tin tức liên quan- Những cô giáo ở bản Mùa Xuân - (24/11/2024 08:33)
- Đột phá chiến lược ở Bắc Ninh - (20/11/2024 11:00)
- Hành trang của tôi - (17/11/2024 23:02)
- Chất lính trong "Chuyện kể ở đại đội" - (17/11/2024 23:01)
- Văn hóa "tôn sư, trọng đạo" - (13/11/2024 21:00)
- Trọng thầy mới được làm thầy - (13/11/2024 21:00)
Từ khóa » Thư Viện Thông Minh Là Gì
-
Thư Viện Thông Minh Cần Có Những Thiết Bị Công Nghệ Nào?
-
Thư Viện Thông Minh Trong Trường Học - Vebrary
-
L'ima Library - Giải Pháp Thư Viện Thông Minh (Smart Library) - - D&L
-
Thư Viện Thông Minh được Trang Bị Những Gì?
-
Thư Viện Thông Minh Là Gì
-
[PDF] THƯ VIỆN THÔNG MINH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG ...
-
Phát Triển Thư Viện Số Thông Minh Trong Kỷ Nguyên Cách Mạng Công ...
-
Thư Viện "thông Minh" Trong Trường đại Học: Xu Thế Tất Yếu Trong Kỷ ...
-
LIC-NEU
-
Thư Viện Thông Minh Xuất Hiện Tại Ngày Sách Và Văn Hóa đọc
-
Ứng Dụng Các Giải Pháp Công Nghệ Trong Hoạt động Của Thư Viện
-
Chọn Phần Mềm Quản Lý Thư Viện Thông Minh Cho Nhà Sách Của Bạn
-
Booth Thư Viện Thông Minh Xuất Hiện Tại Phố đi Bộ Nguyễn Huệ
-
Những Yếu Tố Cần Có để Phát Triển Một Thư Viện Thông Minh (Smart ...