Lá Sâm đương Quy Có ăn được Không? - Dược Liệu Hòa Bình

Lá sâm đương quy có ăn được không? Sâm Đương quy là một cây thuốc được sử dụng hàng ngàn năm trong y học Phương Đông. một cây thuốc trong các đầu vị Thuốc Bắc, vừa là thuốc bổ, vừa là thuốc chữa bệnh. Ngoài rễ sâm đương quy thì lá sâm đương quy cũng là vị thuốc, có thể sử dụng như rau dược liệu ăn hàng ngày. Vừa đơn giản dễ sử dụng là cực kì bổ dưỡng.

>>>Xem thêm: Mua sâm đương quy ở đâu uy tín chất lượng

Lá sâm đương quy – Rau dược liệu bổ dưỡng cho mọi nhà

Loại thảo dược này được biết đến là dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, là giống cây thân thảo, có tuổi đời lâu năm. Cây khi phát triển tối đa sẽ có chiều cao từ 40-80cm, thường sinh trưởng ở khu vực có khí hậu mát mẻ, trên địa hình cao như núi, cách mực nước biển khoảng 2000-3000m. Phần lá của Đương Quy có hình thon dài, cuống ngắn hoặc gần như không có cuống. Hoa của Đương quy có màu trắng nhạt, mọc theo cụm.

Lá sâm đương quy
Sâm đương quy

Phần rễ củ của đương quy hay còn được gọi là sâm đương quy có nhiều dược chất nhất và hay được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên lá của đương quy cũng là bộ phận chứa nhiều vitamin khoáng chất, tinh dầu nhất. Và cũng thường xuyên được sử dụng như món rau ăn hay vị thuốc bổ.

Tác dụng của lá sâm đương quy

Theo Đông y, Đương quy có vị ngọt, hơi cay, mùi thơm, tính ôn; quy vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Mỗi bộ phận cây đương quy đều có tác dụng chữa bệnh: quy đầu có tác dụng chỉ huyết, quy thân có tác dụng bổ huyết, quy vĩ có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, còn khi dùng toàn quy lại có tác dụng hòa huyết, vừa bổ huyết vừa hoạt huyết; ngoài ra còn có tác dụng nhuận táo, thông kinh, chỉ thống.

Chính vì vậy, Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông trong Đông y dùng để chữa các chứng phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, hay thiếu máu, xanh xao, chân tay đau nhức. Đương quy có mặt ở rất nhiều thang thuốc cổ điển như: Tứ vật, Bát vị, Thập toàn đại bổ.

lá sâm đương quy
Lá sâm đương quy được sử dụng như một loại rau dược liệu

Lá sâm đương quy ăn được không?

Với hương thơm mạnh đặc trưng nhưng vô cùng dễ chịu, rau đường quy được nhiều người bán như một loại rau để ăn hàng ngày. Nếu dùng rau này để xào thịt thì ngon miễn chê. Tuy nhiên, rau đường quy không đơn giản là một loại rau ăn mà còn là thuốc quý dùng để chăm sóc sức khỏe và dưỡng nhan trong Đông y nữa.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, chị em nên sử dụng rau đương quy xào các loại thịt tùy thích ăn thường xuyên sẽ giúp bổ máu, giúp da dẻ luôn mịn hồng, đầy sức sống

Bên cạnh đó, lá sâm đương quy còn được dùng làm gia vị vì có vị ngọt, hơi cay và có mùi thơm dễ chịu, ăn rất ngon.

Những món ăn ngon từ lá sâm đương quy

Thịt dê xào Đương quy, sinh địa

CÔNG DỤNG:  tăng cường thể lực, chống mệt mỏi, suy yếu. Phụ nữ có thể dùng món này để điều trị chứng cơ thể hàn lạnh, suy nhược.

Lá sâm đương quy
Lá sâm đương quy xào thịt dê

CÔNG THỨC: Thịt dê mềm 500g; Đương quy tươi 100 g; Sinh địa 15g; Rượu trắng, gừng khô, muối, đường, xì dầu vừa đủ.

CHẾ BIẾN: Thịt dê luộc sơ để loại sạch huyết tương và khử mùi, thái miếng sắp vào nồi đất. Đương quy, sinh địa, gừng khô rửa sạch để ráo. Cho vào nồi với thịt dê, sau đó cho đường, muối, xì dầu… vào ướp cho kỹ. Cho một lượng nước vừa đủ, dùng lửa lớn đun sôi bùng lên rồi hạ nhỏ lửa nấu cho đến lúc thịt dê chín mềm là được.

***Chú ý:

  • Mỗi người nên ăn khoảng 100g đương quy tươi/ ngày. Nên tùy vào số người mà cho lượng đương quy tươi tương ứng.
  • Đương quy có tính hàn nên những người đại tiện lỏng nát lúc nấu cho thêm vài lát gừng.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Mua bán quả bồ hòn tại Hà NộiMua bán quả bồ hòn tại Hà Nội
  • Mua cây giống dổi hòa bình ở đâu Quảng NinhMua cây giống dổi hòa bình ở đâu Quảng Ninh
  • Cây cát sâm trồng bao nhiêu lâu thu hoạchCây cát sâm trồng bao nhiêu lâu thu hoạch
  • Cây xương khỉ (Bìm bịp) có tác dụng giúp mát gan, lợi tiểuCây xương khỉ (Bìm bịp) có tác dụng giúp mát gan, lợi tiểu
  • Hướng dẫn nấu chè bách hợpHướng dẫn nấu chè bách hợp
  • Lá cây đinh lăng khô – tác dụng của lá cây đinh lăng khôLá cây đinh lăng khô – tác dụng của lá cây đinh lăng khô

Từ khóa » Cách Xào Rau đương Quy