Lá Thơ Của Thiếu Tá Liên Thành Gửi Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bỏ qua nội dung

Ghi chú: Thiếu Tá Liên Thành, cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, Thừa Thiên- Huế là học trò cũ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thư gởi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thưa Thầy, Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt, vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy. Thưa Thầy, Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v… Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng. Thầy có tài ăn nói lôi cuốn người nghe, và đặc biệt Thầy có một vóc dáng thư sinh, khuôn mặt hiền từ, mái tóc bồng bềnh của một thi sĩ, một người lãng mạn nhẹ nhàng. Thầy vào lớp, không sách, không vở, không tài liệu cầm tay. Thầy nói thao thao bất tuyệt về văn chương, chữ nghĩa thơ phú, điển tích xa xưa, đến những bài thơ cổ, cả lớp vẫn ngồi im lặng say mê nghe Thầy nói. Và ngoài ra Thầy còn giảng dạy cho chúng con những điều phải trái, tư cách làm người, đạo đức. Thầy quả là có một tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người… Rồi thời gian qua nhanh, đất nước không còn có được những ngày tháng thanh bình. Người Cộng Sản miền Bắc phát động cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam. Lũ chúng con, những thằng học trò cũ của Thầy, cùng với các thanh niên cùng trang lứa tại khắp bốn vùng chiến thuật Miền Nam, xếp bút nghiên xông vào chiến trận cùng nhau gánh vác khổ nạn của quê hương. Chúng con chiến đấu không mang mặc cảm làm tay sai cho ai, không bao giờ nghĩ mình là lính Ngụy. Chúng con chiến đấu không vì hận thù. Chúng con chiến đấu chỉ vì lý tưởng, vì quê hương, vì xứ Huế dấu yêu. Lớp Đệ Nhị B2 của Thầy có năm mươi thằng học trò. Thầy biết không, tàn cuộc chiến chúng con chỉ còn lại dăm ba thằng. Hầu như tất cả đã ngã gục ngoài chiến trường, ngã gục trước lằn tên mũi đạn của những đồng chí Cộng sản với thầy, để bảo vệ đồng bào làng xóm thân yêu, trong đó có cha, có mạ, có chị, có em, có hàng xóm gần, láng giềng xa, có xứ Huế, có sông Hương núi Ngự, có cầu Tràng Tiền sáu vài 12 nhịp. Thầy còn nhớ Văn Đình Tùng không? Tùng có biệt danh Tây Lai bạn cùng lớp với con, Mễ, Huấn, v.v. Năm học Đệ Nhất B5 hắn đi khóa 18 Võ Bị cùng với Lê Văn Mễ, Lê Huấn, còn con ở lại học tiếp cho xong Tú Tài II sau đó quyết định vào Thủ Đức. Ra trường Võ Bị hắn làm sĩ quan Điều Không của Sư đoàn 18, sau đó đi Mỹ học khóa đại đội trưởng. Từ Mỹ về, Trung Úy Văn Đình Tùng ra làm Đại Đội Trưởng Đại đội Trinh Sát Sư Đoàn 2. Trong một cuộc hành quân đại đội hắn nhảy xuống vùng mà tin tức tình báo sai lạc, Đại Đội hắn bị hai tiểu đoàn quân thù vây kín, hắn bỏ súng nhỏ ôm súng lớn, súng đại liên bắn chận quân thù cho lính thoát thân. Lính chạy thoát được còn hắn bị quân thù đâm trên 100 nhát dao. Hắn chết đứng sừng sững giữa trời, hiên ngang như Từ Hải chết trong truyện Kiều mà thầy đã dạy tụi con. Cố Đại Úy Văn Đình Tùng Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân! Còn nữa, một thằng học trò nữa mà thầy không thể quên hắn, vì hắn là thằng phá phách nhất lớp Đệ Nhị B2, năm sau lên Đệ Nhất B5 và đi Khóa 18 Võ Bị. Hắn là Lê Huấn. Hành quân Hạ Lào hắn là Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng, và hắn cũng trở thành Cố Đại Tá Lê Huấn Vị Quốc Vong Thân. Thưa Thầy, năm mươi đứa học trò của thầy ở lớp Đệ Nhị B2 đa số đều như Văn Đình Tùng, Lê Huấn. Trước tháng 6/1966, con ở lính tại Chi Khu Nam Hòa. Tình cờ trong một lần hành quân để di tản đồng bào từ làng Lương Miêu, Dương Hòa, mật khu của Việt Cộng, đưa đồng bào về vùng an ninh của VNCH, cuộc hành quân phối hợp với một trung đoàn của Sư Đoàn I Bộ binh, con gặp một vài thằng bạn trong lớp Đệ Nhị B2 như Trung Úy Nguyễn Tần, Đại Đội Trưởng, Thiếu Úy Trần Vĩnh, Tiền Sát Viên Pháo Binh, và một vài thằng nữa. Trên bước đường xuôi ngược của người trai thời loạn, gặp nhau quả thật xúc động. Chúng con ngồi kể chuyện xưa, chuyện học trò, chuyện trường Quốc Học. Chúng con nhắc đến tên Thầy với niềm kính trọng và trìu mến như chạm vào một kỷ niệm đẹp của tuổi học trò. Thế nhưng, định mệnh thật trớ trêu. Bẵng đi vài năm, vào tháng 6 năm 1966 khi cuộc phản loạn của Trí Quang, Đôn Hậu tại Huế đang ở giai đoạn cao điểm, con từ Chi Khu Nam Hòa về giữ chức vụ Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Ty CSQG Thừa Thiên-Huế, một đơn vị nhỏ trong đại đơn vị của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan dẹp loạn Miền Trung. Con quá ngỡ ngàng Thầy lại ở trong hàng ngũ phản loạn tiếp tay cho Cộng sản tàn ác chống lại chính quyền Quốc Gia. Đời sống thật quả thật có những tình cờ oái ăm làm cho con người gặp nghịch cảnh phải cứng họng, cứng lưỡi chẳng thốt lên được một lời nói nào. Đó là trường hợp của con lúc bấy giờ. Vì hai người nguy hiểm nằm trong hàng ngũ địch phá rối trị an tại Huế lúc bấy giờ, một người là Thầy của con, Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường, và người kia là bạn học từ những năm học tiểu học tại trường tiểu học Nam Giao là Nguyễn Đắc Xuân. Con sẽ phải đối phó với họ bằng những hành động thẳng tay nhất. Những kẻ theo giặc, nếu bắt sống được họ, thì phải bỏ tù họ và đày đi Côn Đảo với đề nghị bản án nặng nhất, còn nếu phải chạm súng, con sẽ phải dùng hỏa lực mạnh nhất để triệt hạ ngay. Trong hồ sơ cá nhân của Thầy và Nguyễn Đắc Xuân mà lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt do con chỉ huy đã sưu tầm cập nhật, thì Thầy là cán bộ trí vận hoạt động trong giới học sinh, sinh viên tại Đại Học Huế, và trong lực lượng phản loạn của Trí Quang và Đôn Hậu. Thầy là người của Khu Ủy Khu 5 Việt Cộng, và cán bộ Cộng Sản chỉ đạo của thầy là Hà Kỳ Ngộ bí danh Thành, có phải vậy không Thầy? Về Nguyễn Đắc Xuân thì hắn cũng hoạt động trong tổ trí vận của cơ quan Thành Ủy Huế. Hắn phụ trách về học sinh, sinh viên Đại Học Huế. Cán bộ Cộng sản chỉ đạo hắn là Hoàng Kim Loan, Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế. Tóm lại Thầy và Nguyễn Đắc Xuân là hai tay nằm vùng thứ thiệt của Cộng sản từ năm 1963 và cũng là hai tay rường cột của Trí Quang và Đôn Hậu trong mọi cuộc dấy loạn từ 1963 đến 1966, và Mậu Thân 1968 tại Huế. Thưa Thầy, “Đã có điều gì làm cho Thầy bất mãn trong đời sống hằng ngày của một sinh viên Đại Học Sư Phạm thuộc trường Đại Học Sàigòn? Chính phủ VNCH thời đó đã cấp học bổng cho Thầy ăn học với số tiền là một ngàn năm trăm đồng (1500$) mỗi tháng, như Thầy đã viết trong hồi ký: “Năm 1957, tôi vào ở Sàigòn, trọ tại cư xá sinh viên Miền Trung ở đường Bùi Quang Chiêu (nay là đường Đặng Thị Thu). Sáng nào cũng ăn phở Bắc Hà ở tiệm Trường Ca đường Yersin ngay đầu phố. Học bổng sinh viên Đại học Sư Phạm khóa I được 1500$ một tháng, mà trong khi đó tô phở chỉ có một đồng (1$), nên xem ra tôi sung sướng hơn sinh viên bây giờ. Sáng nào cũng ăn phở, mỗi tháng chỉ mất 30$.” (Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập 1. Trang 28) “Đã có điều gì làm cho Thầy bất mãn trong đời sống hằng ngày sau khi tốt nghiệp trở thành một thầy giáo trung học đệ nhị cấp? Chính phủ VNCH bổ nhiệm Thầy dạy các trường lớn như trường Quốc Học, Đồng Khánh, và với đồng lương của một giáo sư có bằng Đại Học Sư Phạm bốn năm Thầy có thể ăn bao nhiêu ngàn tô phở buổi sáng? Thầy cũng đã sống, đã hưởng những ngày tháng sung túc về vật chất, và thanh bình tốt đẹp của Miền Nam Việt Nam, bên cạnh người tình xinh đẹp dịu dàng Tôn Nữ Bảng Lãng. Vậy thì tại sao và cái gì đã biến đổi Thầy từ một vị thầy giáo được học trò kính mến, một nhà trí thức đúng nghĩa, một nhà giáo đạo đức hiền lành trở thành kẻ tàn bạo vong ơn bội nghĩa, trở thành người Cộng sản sắt máu man rợ, tại sao vậy Thầy? Tại sao? và Tại sao?… Chúng con, những thằng học trò cũ của Thầy, nghĩ mãi không ra, không có lý lẽ nào nghe được. Chỉ có thể kết luận có lẽ Thầy bị bệnh hoang tưởng, bệnh ảo tưởng nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc là thiên đàng hạ giới, là chế độ biết chiêu hiền đãi sĩ, là nơi để cho Thầy phát huy tài năng hiếm có của mình chăng? Chủ thuyết Cộng sản lôi cuốn mê hoặc Thầy đến thế hay sao? Và một điều ngạc nhiên lạ lùng là cái gì đã biến đổi Thầy từ bản chất của một người hiền lành, nhân hậu, thành một tên dối trá không ngượng miệng, một ác quỷ giết người không gớm tay. Thầy say máu người còn hơn ác quỷ Dracula. Chẳng lẽ thầy bị bệnh điên loạn, bệnh “thần kinh thương nhớ”? Hay Thầy cũng giống như tên PolPot lãnh tụ Khmer Đỏ, một trí thức cũng như Thầy, đã ra tay giết gần 2 triệu đồng bào Khmer của hắn ta để thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản sắt máu mới thỏa lòng hả dạ. Thật tình chúng con không hiểu nổi tại sao Thầy lại biến đổi nhanh như vậy. Thưa Thầy chắc hẳn Thầy không bao giờ quên sau năm 1975 tại Huế, trong một buổi trà dư tửu hậu tại một nhà người bạn với rất đông bạn bè của Thầy tham dự. Một trong những người bạn thân nhất của Thầy, người đã từng hoạt động với Thầy trong tổ trí thức vận, kẻ đã từng chuyển tờ báo “Việt Nam Việt Nam” của Thầy vào Quy Nhơn, vào Sàigòn là Giáo sư Bửu Ý, cũng là thầy dạy Pháp Văn của tụi con ở lớp Đệ Nhất B5 tại trường Quốc Học, ông ta đã chỉ vào mặt Thầy và nói rất nặng lời. Con xin lỗi thầy phải nói lại nguyên văn lời Thầy Bửu Ý nói với Thầy như sau: “Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu hèn hạ, giờ nầy mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay sao?” Có lẽ Thầy Bửu Ý vẫn chưa hiểu hết con người Thầy Tường, vì Thầy Tường hoạt động cho Cộng sản từ trước năm 1963. Đến năm 2003 mặc dầu đã cố gắng phục vụ Bác và Đảng, tạo được biết bao nhiêu thành tích, bao nhiêu công trạng hiển hách, giết được vô số Mỹ Ngụy, trong đó phải kể đến công trạng to lớn nhất của Thầy Tường đối với Bác và Đảng là tàn sát dân Huế trong Mậu Thân 1968, lập Tòa Án Nhân Dân chôn sống cả trên 200 tên phản động, vậy mà vẫn chưa được Bác Đảng cho Thầy trở thành đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Công chưa thành danh chưa toại, nên Thầy Tường phải tiếp tục sự nghiệp dang dỡ, tiếp tục hạ mình luồn cúi đến cùng để đạt được cái thẻ Đảng. Chỉ vậy thôi thưa thầy Bửu Ý! Xin cho con trả lời câu hỏi trên của Thầy về Thầy Tường. Mấy năm gần đây khi Thầy lâm trọng bệnh phải ngồi xe lăn, nghe nói Thầy đã được bọn chúng cho Thầy vào Đảng. Thầy đã có thẻ đảng trở thành đảng viên Cộng sản, con cũng mừng cho Thầy là dù sao cuối đời cũng đạt được ý nguyện. Chúc mừng Thầy!…. Chúc mừng Thầy!… Có lẽ mộng ước của một kẻ trí thức như Thầy muốn lưu lại một cái gì đẹp đẽ cho đời sau về mình, về dòng họ mình. Nhưng thưa Thầy, Thầy đã khôn một thời và dại một đời. Thầy và thằng em ruột của thầy là Hoàng Phủ Ngọc Phan đã lưu lại cho hậu thế và lịch sử những nguyền rủa, phỉ nhổ, kinh tởm vào cá nhân hai anh em Thầy và làm xấu hổ cho dòng họ của Thầy. Những nấm mồ tập thể của dân Huế còn đó thì tội lỗi của cả hai anh em Thầy nhúng tay vào máu dân lành vô tội Huế Mậu Thân 1968 vẫn còn đó. Cái mà Thầy đã làm cho dòng họ mình đó là dòng họ Thầy phải gánh chịu tội ác không bao giờ tẩy rữa được này. Thưa Thầy, dân chúng làng Bích Khê, quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, nơi nguyên quán của Thầy, họ đã từng hãnh diện là tại làng Bích Khê có được một dòng họ Hoàng Phủ. Lịch sử đã ghi vào năm 1882, Henri Rivière hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng Đốc Hoàng Diệu thắt cổ tử tiết vì không giữ được thành. Vị phụ tá Tổng Đốc Hoàng Diệu là quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng đã tuyệt thực để tạ tội với Vua, tạ lỗi với đồng bào vì đã không làm tròn nhiệm vụ Vua giao, và ông chỉ ngưng tuyệt thực khi Khâm Sai Đại Thần Trần Đình Túc mang Chiếu Chỉ của Vua Tự Đức ra Hà Nội lệnh cho Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng ngưng tuyệt thực. Thưa Thầy, Thầy có biết quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng là ai không? Quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng chính là Nội Tổ của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. “Nội Tổ của Thầy danh giá như vậy đó, trung liệt như vậy đó, thì tại sao hai anh em của Thầy nỡ lòng nào bôi xấu dòng họ mình, làm nhục tổ tiên mình, làm hoen ố tên tuổi quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng, để đến nỗi sau Mậu Thân 1968, các vị bô lão của làng Bích Khê vì quá hổ thẹn với hành động sát hại đồng bào Huế do hai anh em Thầy gây ra, họ đã phải buộc miệng nói rằng: “Thói đời, hổ phụ sinh hổ tử, tại sao lại có chuyện nghịch đời hổ phụ sinh cẩu tử”. Thưa Thầy, Thầy có biết không, đã bốn mươi hai năm trôi qua, hằng năm mỗi lần Tết đến, khi nhắc đến cuộc tàn sát kinh hoàng do Thầy và em ruột của Thầy là Hoàng Phủ Ngọc Phan gây ra thì mọi người dân Huế không một ai là không kinh tởm, không nguyền rủa Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Nói đến tang tóc đau thương của 5327 sinh mạng dân lành vô tội và hơn 1200 người mất tích ở Huế là nói đến các tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Thầy có biết không? Như vậy kể từ tháng 6/66, thầy trò chúng ta ơn đoạn, nghĩa tận. Chúng ta không còn gì để giữ tình thầy trò. Biên giới đã được phân định. Thầy và Nguyễn Đắc Xuân thuộc về bờ Bắc, và tôi thuộc về bờ Nam của dòng sông Bến Hải chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Trong chức vụ phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt của Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên-Huế, trách nhiệm của tôi là phải vô hiệu hóa mọi công tác của đám cán bộ, cơ sở nội thành Việt Cộng, phải bắt giữ tất cả. Và một trong những mục tiêu quan trọng mà lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt của tôi phải vô hiệu hóa càng sớm càng tốt đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân. Tôi đã bố trí lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt để bắt giữ Thầy. Còn nhớ trước khi Thầy và Hoàng Phủ Ngọc Phan thoát lên mật khu, chiều hôm đó Thầy từ nhà tên Chính, cơ sở nội thành ở đầu cầu Phủ Cam trên đường Phan Chu Trinh thuộc Quận III Thị xã Huế, di chuyển sang nhà của Trịnh Công Sơn. Ăn cơm tối với Trịnh Công Sơn xong, thì hai cán bộ nội thành thuộc tổ trí vận của Thành Ủy Huế đến đưa Thầy và Hoàng Phủ Ngọc Phan rời khỏi nhà Trịnh Công Sơn bằng chiếc xe hơi màu trắng của bà Đào Thị Xuân Yến tức bà Tuần Chi chạy lên Chùa Linh Mụ. Rồi từ đó Thầy và Hoàng Phủ Ngọc Phan đi đường bộ qua ngã Long Hồ Ngọc Hồ, vượt nguồn tả sông Hương lên vùng mật khu núi Chuối, tức núi Kim Phụng. Hai cán bộ nội thành đón hai anh em Thầy không ai khác hơn là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm đóng vai cận vệ, và tài xế là Lê Cảnh Đạm, Tổng Thư Ký trường Đại học Y Khoa Huế. Tôi là một sĩ quan tác chiến mới vào nghề an ninh tình báo nên chưa đủ bản lãnh và kinh nghiệm của nghề nghiệp, cũng như chưa đủ bản chất lạnh lùng của một sĩ quan tình báo khi thi hành công tác. Vì vậy tôi đã vấp phải một lỗi lầm rất lớn để phải ân hận suốt đời, là giao công tác hệ trọng nầy cho viên phụ tá của tôi, anh Xuân, trưởng ban Hoạt Vụ chỉ huy, còn tôi đứng khá xa, vì tôi không nỡ làm hành động trò trực tiếp bắt thầy. Nếu tôi đích thân chỉ huy lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt vây bắt Thầy tối hôm đó, chắc chắn thầy không tài nào có thể chạy thoát được. Tại sao? Lý lẽ duy nhất để biện minh cho hành động tắc trách của tôi lúc đó là đạo nghĩa, là giáo dục của phụ thân tôi, là giáo dục của của học đường Miền Nam, của thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường, của xã hội Miền Nam Việt Nam: Một chữ nên thầy một ngày nên nghĩa, nên tôi đã không thể vượt qua hàng rào đạo đức lễ giáo. Lúc đó tôi cũng chưa được huấn luyện và dày dạn phong sương để có thể có được hành động và trái tim lạnh lùng của một sĩ quan tình báo. Hành động trò đi bắt thầy là một hành động khó có thể chấp nhận được. Cũng vì lễ giáo đó mà nay tôi phải ân hận suốt đời, đã để xổng một con ác quỷ! Tôi đã không hiểu thấu một lý lẽ quan trọng: Nếu cần phải vô hiệu hóa một người để cứu một trăm người, thì đó là chuyện phải làm. Không còn gì để nói về tình thầy trò giữa tôi và Thầy. — Liên Thành.

Thư của cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, Thiếu Tá Liên Thành gởi: – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cán bộ trí vận thuộc Khu ủy Khu 5 (Miền Trung). – Tổng thư ký Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình – Chủ tịch Tòa Án Nhân Dân tại trường trung học Gia Hội, Bãi Dâu, Quận II Thị xã Huế năm Mậu Thân 1968. – Tội phạm chiến tranh, tội phạm diệt chủng Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng minh bạch, qua trên một trăm (100) nhân chứng, tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên Tòa Án Nhân Dân của Chính Quyền Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, được thiết lập tại trường trung học Gia Hội, Bãi Dâu thuộc Quận II (Tả Ngạn) Thị xã Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Y cũng chính là người ra lệnh tử hình 204 người. Đa số là thường dân vô tội. Sau Mậu Thân, tức sau ngày 26 tháng 2 năm 1968, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Huế hoàn toàn. Cộng quân đã tháo chạy. Tình hình an ninh ổn định dần dần. Tôi cho lệnh các toán tình báo, các đơn vị CSĐB tiếp xúc với số thân nhân nạn nhân đã bị Việt Cộng sát hại. Trong đó chúng tôi có mở cuộc điều tra chi tiết vùng trường học Gia Hội. Mục đích là cập nhật thêm tin tức, bằng chứng, xác nhận danh tánh những tên Việt Cộng đã nhúng tay vào các vụ thảm sát đồng bào, để truy bắt và vô hiệu hóa bọn chúng. Những tin tức chúng tôi thu thập được gồm có: 1- Hơn một trăm lời khai từ thân nhân của nạn nhân tại trường trung học Gia Hội đều nói rõ: Khi thân nhân họ bị bắt dẫn đến trường Gia Hội, họ đã đi theo và họ hiện diện trong phiên tòa của Tòa Án Nhân Dân tại đó. 2- Một số nhân chứng xác nhận: Người ngồi xử tội thân nhân họ là ông Giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà họ đã biết mặt trong thời gian Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu tại Huế vào mùa hè năm 1966. 3- Một số khác tả nhân dạng người ngồi ghế xử tội thân nhân họ có nốt ruồi đen khá lớn ở phía cằm bên phải, nghe đâu ông ta tên Tường là thầy dạy học ở trường Quốc Học trước đây. 4- Đặc biệt là lời khai của một quả phụ, vợ của một Chuẩn úy thuộc Sư đoàn I Bộ Binh: Khi chồng bà bị toán thanh niên của Nguyễn Đắc Xuân xông vào lục soát và bắt chồng bà ta tại nhà, bà đi theo và đem thức ăn quần áo cho chồng. Tại trường Gia Hội, người chồng nói với bà: “Em đừng lo, người ngồi xử trên đó là Thầy dạy cũ của anh, Thầy Tường, dạy anh ở trường Quốc Học.” 5- Trưởng Ban Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Quận II Thị xã Huế, Thiếu Úy Trọng, trong bản báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tỉnh sau Tết Mậu Thân cũng đã phúc trình Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ trì Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội trong Tết Mậu Thân 1968 và đã xử tử hình 204 đồng bào. 6- Cuối cùng là lời khai của Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế, Trung Tá Điệp Viên Cộng Sản Hoàng Kim Loan, kẻ chỉ huy cuộc tổng nổi dậy vào Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Hoàng Kim Loan bị chúng tôi bắt vào tháng 5/1972. Y đã khai như sau: “Chính tôi (Hoàng Kim Loan), và hai thành ủy viên khác là Phan Nam, Hoàng Lanh đề cử Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế Chủ Tịch Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội, và chúng tôi đều có mặt trong phiên xử đó.” Tôi thấy cũng đã quá đủ những lý lẽ, dữ kiện để có thể kết luận: 1- Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong suốt thời gian Mậu Thân 1968. 2- Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là Viên Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội, vùng Bãi Dâu thuộc Quận II Thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968. 3- Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là kẻ đã buộc tội và ra lệnh tử hình 204 người, đa số là thường dân vô tội, bằng cách chôn sống họ ngay tại trường Gia Hội vùng Bãi Dâu thuộc Quận II Thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968 Vụ tàn sát kinh rợn đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968 của đảng Cộng sản Việt Nam và nhóm tay sai trong lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình(gồm có: Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, Đào Thị Xuân Yến, Thích Thiện Siêu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Vấn và quá nhiều đám tay chân của Thích Trí Quang trong vụ phản loạn năm 1966 tham dự vụ tàn sát này) đã được thế giới biết đến. Sau năm 1975 thì các hãng truyền hình quốc tế đã cố gắng liên lạc để phỏng vấn những tên sát thủ đã bỏ chạy sang bờ Bắc vĩ tuyến 17, trong đó có Hoàng Phủ Ngọc Tường. Năm 1982 hãng truyền hình London đã phỏng vấn y về Mậu Thân. Y trả lời nguyên văn như sau: Câu hỏi mà các phóng viên quốc tế hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường về cuộc tàn sát Mậu Thân, tại sao có những cuộc tàn sát đó thì Hoàng Phủ Ngọc Tường thản nhiên trả lời: “Phải giết bọn chúng như là giết những con rắn độc”. Chính miệng hắn năm 1982 trong cuộc phỏng vấn, còn ghi lại đầy đủ hình ảnh âm thanh trên Internet, đã xác nhận rằng hắn có mặt tại trận đánh Mậu Thân, lội trong máu gần ở phố Đông Ba. Thế mà mấy năm gần đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đổi trắng thay đen chối phắc rằng: Y không nhúng tay vào các vụ tàn sát tại Huế, vì suốt thời gian trận đánh xảy ra y đang nấp dưới hầm tại vùng Khe Trái. Trong khi ở Khe Trái, theo ghi nhận của các cơ quan điều tra VNCH, là hoàn toàn không có một bóng cộng quân nào ở vùng Khe Trái này khi trận đánh Mậu Thân diễn ra. Đây chỉ là điểm chúng tập kết quân trước trận đánh mà thôi. http://youtu.be/MaNr16RDrzQ Tôi đã trích một đoạn trong cuốn hồi ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở phần trên để chứng minh rõ ràng rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có mặt tại Huế trong suốt 26 ngày cộng quân tấn công và chiếm Huế, và Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng đồng bọn là những tên đao phủ giết quá nhiều đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Dù hắn có chối bay chối biến chăng nữa, thì sự thực vẫn là sự thực. Sự che dấu tội lỗi gần đây của chúng đã quá muộn vì chính chúng chứ không ai khác khi “cách mạng” mới thành công đã vênh vang tự đắc nhận công trạng giết người như giết rắn độc của mình. Bây giờ khi thực tế chứng minh Chủ Nghĩa Cộng Sản là một thảm họa cho Việt Nam, bị ngay cả chính nhiều đảng viên Cộng sản phỉ nhổ, thì chúng lo sợ bị lịch sử phanh phui, bị đưa ra tòa án quốc tế nên chối bay chối biến. Viết cuốn sách Huế Thảm Sát Mậu Thân 68 này chúng tôi chỉ trưng ra những bằng cớ để quý độc giả nhận định mà thôi. Việc xét đoán đã có đấng thiêng liêng quyết định và những oan hồn của dân lành vô tội chắc chắn sẽ không để hắn yên.hoang-phu-ngoc-tuong Tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Nợ người một khối u sầu Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…” Giờ đây với bệnh tật phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội với lương tâm của mình, cũng không thể quên được những ngày bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong phần đời ngắn ngủi còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sống những chuỗi ngày sợ hãi, sợ hồn ma bóng quế, sợ oan hồn ẩn hiện của những kẻ đã bị Hoàng Phủ Ngọc Tường thảm sát 42 năm về trước, bởi thế cho nên hắn đã viết như sau: “Những chiều Bến Ngự dâng mưa Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi Tôi ra mở cửa đón người Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”. Hoặc là: “Nợ người một khối u sầu Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…” (Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường) Hoàng Phủ Ngọc Tường! Không có người sống để ông “ra mở cửa đón người” mà chỉ là những người chết, là oan hồn của những dân lành vô tội đã bị ông sát hại gõ cửa linh hồn ông. Kiếp luân hồi tôi nghĩ cũng không thể có đối với ông được vì nghiệp chướng mà ông gây ra đã quá nặng. Ông phải bị đày cả ngàn năm hơn dưới 18 tầng âm ti địa ngục, đừng hy vọng gì để: “Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi.” LIÊN THÀNH. Hình 1, người đứng ngoài cùng bên trái là Liên Thành khi còn học với hoang phu ngoc tuong. Hình 2 Tại khu vực Đại học Văn Khoa Huế, 1971, Thiếu Tá Liên Thành (ngồi) đang cùng lực lượng cảnh sát sẵn sàng trấn áp một cuộc bạo loạn của sinh viên nằm vùng Đại học Huế trong mục đích chống quân sự học đường, chống chiến tranh, chống Việt Nam Cộng Hòa, và yêu cầu Mỹ rút quân của Tổng hội sinh viên Đại học Huế.

Image may contain: 5 people, people standing and baseball Image may contain: 4 people, outdoor

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Điều hướng bài viết Ðạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, đạo Cơ Ðốc, đạo Công giáo? Nên gọi thế nào cho chính danh? –Dương Thu Hương và hai chữ Quốc Hận – Luân Tế Menu Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Saigonnese
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Saigonnese
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Nguyễn Phúc Liên Thành Là Ai