Lá Vối Chữa được Bệnh Gì? 13 Công Dụng "tuyệt Vời" Bạn Cần Biết!
Có thể bạn quan tâm
Lá vối là loại lá dân dã thường được biết đến bằng việc đun nước để uống lại ẩn chứa rất nhiều những công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Cụ thể lá vối chữa được bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
4.9/5 - (2357 bình chọn)- 1. Tổng quan về lá vối
- 1.1 Đặc điểm nhận dạng
- 1.2 Thành phần
- 1.3 Cách sử dụng
- 2. Top 13 tác dụng chữa bệnh của lá vối – Các bài thuốc thường dùng
- 2.1. Chè vối giúp thanh lọc cơ thể
- 2.2 Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
- 2.3 Giúp phụ nữ mang thai hấp thu tốt dinh dưỡng cho cơ thể
- 2.4 Hỗ trợ giảm mỡ máu
- 2.5 Uống nước vối hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da
- 2.6 Giảm cân hiệu quả
- 2.7 Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
- 2.8 Tác dụng của lá vối với da
- 2.9 Nước vối tươi giúp lợi tiểu
- 2.10 Tốt cho người bệnh gout
- 2.11 Tốt cho người suy nhược cơ thể
- 2.12 Hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
- 2.13 Làm dịu mẩn ngứa, chốc đầu
- 3. Đánh giá: Uống nước lá vối có tốt không?
- 4. Những lưu ý khi sử dụng lá vối
1. Tổng quan về lá vối
Lá vối là bộ phận của cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus – một loại thực vật có hoa, thân mộc. Chiều cao trung bình của cây là 5-6m nhưng cũng có những cây cao tới 10-15m.
1.1 Đặc điểm nhận dạng
- Hình dạng: Lá vối xanh có hình bầu dục thuôn dài, hoặc hình trái xoan ngược, nhọn ở gốc.
- Kích thước: Lá dài từ 8-10cm, rộng khoảng 5-10cm.
- Màu sắc: Xanh, trên bề mặt điểm nâu.
- Mùi vị: Thơm dễ chịu, vị hơi đắng, chát.
Cây vối xuất hiện ở nhiều vùng tại Việt Nam. Chúng sống tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Loại cây này cũng có thể được tìm thấy ở một số nước có khí hậu Nhiệt đới Châu Á.
1.2 Thành phần
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá nụ vối chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe con người như:
- Tanin
- Axit triterpenoid
- β – sitosterol
- Sterol
- Các khoáng chất, vitamin và kháng sinh tự nhiên…
Từ xa xưa, người Việt đã sử dụng lá, thân và nụ vối để nấu nước uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được những lợi ích mà loại cây này mang lại cụ thể như thế nào. Vậy, trên thực tế lá vối có tác dụng gì?
1.3 Cách sử dụng
Một số cách sử dụng phổ biến của cây vối:
- Nước lá vối tươi: Sử dụng trực tiếp từ phần lá tươi, chỉ dùng khoảng 5-7 lá một lần pha. Để tránh mùi ngái, khó uống, trước khi hãm trà tươi, nên hơ lá qua lửa nóng.
- Dùng lá khô: Phơi khô sẽ giúp bảo quản lâu hơn và dùng được quanh năm. Sử dụng vối khô tương tự lá tươi, đem hãm với nước sôi uống thay trà.
- Dùng phần nụ vối: Ngoài phần lá, nụ vối cũng là bộ phần thường được sử dụng của cây vối. Nụ vối dùng phơi khô, đem hãm trà với tỷ lệ khoảng 20g cho một ấm trà.
2. Top 13 tác dụng chữa bệnh của lá vối – Các bài thuốc thường dùng
Nhiều nghiên cứu Y học Cổ truyền và Y học hiện đại đã chỉ ra loại lá này rất tốt cho cơ thể nhất là với hệ tiêu hóa, miễn dịch cũng như hệ cơ xương khớp. Công dụng của lá vối tươi và khô nhìn chung giống nhau. Cụ thể như:
2.1. Chè vối giúp thanh lọc cơ thể
Theo Y học cổ truyền, nước vối có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Thường xuyên uống sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn thông qua đường tiết niệu. Bạn có thể uống nước vối quanh năm nhất là vào mùa nắng nóng để giải nhiệt thay cho nước lọc.
2.2 Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
Như đã nói ở trên, trong thành phần của cây lá vối chứa hoạt chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột tránh những vi khuẩn gây hại. Có thể thấy trong dân gian, người ta hay dùng lá vối trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…
Tham khảo bài thuốc trị tiêu chảy từ lá vối:
- Dùng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu.
- Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô.
- Sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì dừng.
- Chia làm 2 lần uống trong ngày để cải thiện tiêu chảy.
2.3 Giúp phụ nữ mang thai hấp thu tốt dinh dưỡng cho cơ thể
Với các chị em phụ nữ mang thai, uống nước lá vối sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nước vối cũng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, lợi sữa, đảm bảo sức khỏe và thể chất của bé sơ sinh sau này.
2.4 Hỗ trợ giảm mỡ máu
Theo nghiên cứu, thành phần beta-sitosterol trong loài cây này giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol máu. Từ đó đưa các chỉ số mỡ xấu và mỡ tốt về mức ổn định.
Bài thuốc hạ mỡ máu từ cây vối:
- Sử dụng 15-20g lá vối tươi hoặc nụ vối hãm lấy nước uống.
- Ngày uống 3 lần.
- Sử dụng thường xuyên để cải thiện tình trạng mỡ máu.
2.5 Uống nước vối hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da
Cây vối rất tốt với những người mắc các bệnh về gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ… khiến da vàng vọt. Uống nước vối thường xuyên sẽ phần nào tăng hiệu quả thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan. Với những người bình thường uống nhiều loại nước này cũng giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.
2.6 Giảm cân hiệu quả
Ngoài chế độ ăn nghiêm ngặt kết hợp luyện tập thể dục, nhiều chị em còn cho biết bí quyết giảm cân hiệu quả của họ là uống nước lá vối mỗi ngày. Theo nghiên cứu, loại nước này giúp cơ thể tăng đào thải mỡ thừa, đặc biệt là mỡ vùng bụng.
Cách giảm cân bằng lá vối:
- Hãm khoảng 20g nụ vối khô hoặc một nhúm lá khô với 2,5l nước.
- Dùng uống mỗi ngày.
- Lưu ý: Không uống nước vối khi đói, không nhịn ăn để giảm cân.
2.7 Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
Trong các vấn đề tiêu hóa mà lá vối cải thiện phải kể đến bệnh viêm đại tràng. Nhờ hàm lượng tanin, giúp loại thảo mộc này bảo vệ niêm mạc đại tràng cực tốt. Các tinh dầu trong lá vối cũng góp phần kháng khuẩn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn bên trong đại tràng. Một số kháng sinh thực vật trong loại lá này cũng được ghi nhận có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại như: Salmonella, Streptococcus… Vào mùa đông lá sẽ có hàm lượng kháng sinh cao nhất.
Chính vì vậy, người bệnh đại tràng có thể uống nước vối để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là các trường hợp mắc viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Học cách chữa viêm đại tràng bằng lá vối cực hiệu quả tại nhà
2.8 Tác dụng của lá vối với da
Cả nước lá vối tươi và khô đều được liệt vào “nhóm thuốc” sát khuẩn, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, nấm ngứa.
Uống nước vối thanh nhiệt cũng là cách để hạn chế mụn nhọt, mụn trứng cá. Chiết xuất từ lá vối có khả năng làm liền vết bỏng hiệu quả, ngăn ngừa sẹo xấu trên da.
2.9 Nước vối tươi giúp lợi tiểu
Từ xa xưa, trà vối đã được dùng như một bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc gan thận. Từ đó giúp cơ thể đào thải các chất độc thông qua hệ bài tiết.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vài lá vối tươi, để ráo nước.
- Đem hơ qua lửa cho héo.
- Đun với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.
2.10 Tốt cho người bệnh gout
Nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nước lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể hỗ trợ đào thải acid uric. Từ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout.
Bên cạnh đó, các hoạt chất trong loại lá này cũng có khả năng kháng viêm hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh gout gây ra. Người bệnh có thể kết hợp nấu nước vối với quả dứa dại hoặc chuối hột rừng để cái thiện các cơn đau nhức trong những đợt bệnh bùng phát.
: Lá vối chữa bệnh gút (gout) có tốt không? Hiệu quả như thế nào?
2.11 Tốt cho người suy nhược cơ thể
Uống một cốc nước vối mỗi ngày có thể giúp cơ thể được tiếp thêm năng lượng, xua tan tình trạng suy nhược, mệt mỏi, hỗ trợ hoạt động tốt hơn.
Bài thuốc cải thiện suy nhược cơ thể:
- Sử dụng 16g lá vối khô, 8g cam thảo, 16g trần bì tán thành bột mịn.
- Thêm vào 3 lát gừng tươi.
- Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày.
2.12 Hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, cây vối nằm trong danh sách những loại thảo mộc có khả năng phòng ngừa các biến chứng cho người bệnh tiểu đường như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Người bệnh có thể uống nước vối hoặc nụ vối mỗi ngày để duy trì đường huyết ở mức độ ổn định.
2.13 Làm dịu mẩn ngứa, chốc đầu
Với các trường hợp mẩn ngứa, dị ứng, chốc đầu, có thể nấu nước lá vối để tắm và gội đầu. Tính kháng khuẩn trong loại lá này sẽ giúp phục hồi các vùng da mẩn ngứa, tổn thương và điều trị chốc đầu hiệu quả.
Bài thuốc trị viêm da:
- Rửa sạch một nắm lá vối tươi để ráo nước.
- Vò nát rồi sắc lấy nước đặc.
- Dùng nước này bôi lên vùng da bị viêm, lở.
3. Đánh giá: Uống nước lá vối có tốt không?
Nhiều người lo lắng khi uống nước vối trong thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, theo hầu hết các tài liệu Y học Cổ truyền ghi nhận, thì loại nước này khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ với cơ thể nếu được sử dụng đúng cách. Cho đến nay, lá vối vẫn được xem là loại thảo mộc an toàn và lành tính. Chính vì vậy, chúng ta có thể yên tâm sử dụng loại lá này cũng như nước uống từ nó.
Để đánh giá chi tiết hơn, cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của loại cây này:
Ưu điểm:
- Dễ kiếm, tiết kiệm chi phí khi sử dụng.
- Lành tính cho người sử dụng.
- Phù hợp với nhiều đối tượng.
- Hiệu quả đã được kiểm nghiệm.
Nhược điểm:
- Nhiều người cho rằng loại nước này khó uống.
- Hiệu quả chậm, cần kiên trì áp dụng.
- Không thay thế được thuốc chữa bệnh.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá vối
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, lá vối tươi mang đến hiệu quả trị bệnh cao hơn loại lá đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, tính kháng viêm và kháng khuẩn từ lá tươi lại rất mạnh nên có thể dẫn đến tác dụng ngược là gây mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên dùng lá vối khô để pha nước uống hàng ngày.
Bên cạnh đó, khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh uống nước vối khi đói, bởi sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi, choáng váng.
- Không uống quá nhiều nước vối một ngày, chỉ cần uống khoảng một ấm trà hoặc một ly nước là đủ. Tránh uống thay nước lọc, gây ảnh hưởng tới hệ bài tiết.
- Cần kết hợp thêm chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện hợp lý để gia tăng hiệu quả.
Tác dụng của lá vối rất tốt trong điều trị một số bệnh của con người. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất kỳ một công thức nào từ lá này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.
XEM THÊM:
- Hạt chia là gì? Công dụng, cách dùng và mua ở đâu tốt nhất?
- Bạch truật – Dược liệu có 15 công dụng diệu kỳ ai cũng nên biết
- Đẳng sâm – vị thuốc quý được ví như “nhân sâm” của người nghèo
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Tà Vạt
-
Cây Trạch Tả Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Điều ít Ai Biết Về Cây Tà Vạt đặc Biệt Của Người Cơ Tu
-
Cây Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Và Cách Nấu Nước
-
Cà Dăm: Điều Kỳ Diệu Từ Loài Cây Quý Hiếm - YouMed
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Bọ Mẩy: Trị Cảm Mạo, Viêm đường Hô ...
-
Tìm Hiểu Về Cây Cỏ Xước- Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cỏ Xước
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Vối
-
Những Loại Cây Gia Vị Trồng Tại Nhà Vừa đẹp, Vừa Có Thể Làm Thuốc ...
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY XẠ CAN (CÂY RẺ QUẠT)
-
Lá đắng: Thảo Dược Mọc Bụi Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY BẠCH ĐẦU ÔNG
-
THIÊN NIÊN KIỆN - OPC Pharma
-
Ða Dạng Sinh Học Và Tiềm Năng To Lớn Của Cây Thuốc Việt Nam
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ MẪU BỆNH THỰC VẬT
-
Cây Dướng - Dược Liệu Quý Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh
-
Cây Chó đẻ Mọc Hoang Khắp Nơi Không Ngờ Chữa Bệnh Tốt Như ...
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Dâm Dương Hoắc đối Với Sức Khỏe ...
-
Cỏ Nhọ Nồi Và Những Tác Dụng Y Học | BvNTP