Lạc Dương – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này nói về một thành phố của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; về huyện cùng tên trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, xem bài Lạc Dương, Lâm Đồng. 洛阳市Lạc Dương thị
Lạc Dương được tô màu trên bản đồ này
Cấp hành chính Địa cấp thị
Diện tích 15.208 km²
Dân số 6.383.900 (2004)
GDP ¥14.170/người(2004)
Dân tộc chủ yếu Hán, Hồi, Mãn, Mông Cổ
Huyện 15
Hương (Xã) Không rõ
Mã số điện thoại 379
Lạc Dương

Lạc Dương (giản thể: 洛阳; phồn thể: 洛陽; bính âm: Luòyáng) là một thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị) nằm ở phía tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thành phố này giáp tỉnh lỵ Trịnh Châu về phía đông, Bình Đỉnh Sơn về phía đông nam, Nam Dương về phía nam, Tam Môn Hiệp về phía tây, Tế Nguyên về phía bắc, và Tiêu Tác về phía đông bắc.

Tọa lạc trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, một trong những cái nôi văn minh Trung Hoa, Lạc Dương là một trong bốn cố đô vĩ đại của Trung Hoa.

Các đơn vị hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Lạc Dương được chia ra 7 quận (khu) và 7 huyện.

  • Quận: Giản Tây (涧西区), Tây Công (西工区), Lão Thành (老城区), Triền Hà (瀍河区), Lạc Long (洛龙区), Yển Sư (偃师区), Mạnh Tân (孟津区)
  • Huyện: Tân An (新安县), Lạc Ninh (洛宁县), Nghi Dương (宜阳县), Y Xuyên (伊川县) Tung (嵩县), Loan Xuyên (栾川县), Nhữ Dương (汝阳县)

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, có nhiều tên gọi để chỉ Lạc Dương, chẳng hạn "Lạc Ấp" (洛邑), "Lạc Châu" (洛州) v.v. Nhưng chủ yếu thì Lạc Dương vẫn là tên gọi của thành phố này.

Ngoài ra, thành phố này còn có các tên gọi như "Đông Đô" (東都, nghĩa là kinh đô phía đông), "Tây Kinh" (西京, nghĩa là "kinh đô phía tây") hay "Kinh Lạc" (京洛, nghĩa là kinh đô chung của cả Trung Quốc).

Nằm trên bờ sông Lạc Hà, đây là tên gọi nguyên thủy của "Lạc Dương".

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu thành phố này được Triệu Khang công hay Thiệu công Thích theo lệnh của Chu Công (周公) xây dựng vào thế kỷ 11 TCN và được đặt tên là Thành Chu (成周). Nó trở thành kinh đô của nhà Đông Chu kể từ năm 770 TCN. Thành phố này đã bị phá hủy trong nội chiến vào năm 510 TCN và được xây dựng lại vào những năm sau đó và còn tiếp tục là kinh đô của nhà Chu cho đến khi nhà Tần đánh bại nhà Chu vào năm 256 TCN để sau này thống nhất Trung Quốc, với tên gọi Lạc Ấp.

Từ năm 25 tới năm 190, Lạc Dương trở thành kinh đô của nhà Đông Hán, từ Hán Quang Vũ Đế cho tới đầu thời kỳ trị vì của Hán Hiến Đế.

Năm 68, Bạch Mã tự, ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc, đã được xây dựng tại Lạc Dương. Ngôi chùa này hiện nay vẫn còn tồn tại, mặc dù các kiến trúc của nó là thuộc các thời đại sau này, chủ yếu thuộc thế kỷ 16. An Thế Cao (?-168) là một trong những hòa thượng đầu tiên quảng bá Phật giáo tại Lạc Dương.

Năm 190, thái sư Đổng Trác đã ra lệnh lục soát và cướp bóc thành phố này trước khi san phẳng phần lớn các công trình xây dựng. Kinh đô được chuyển về Trường An, do đây là nơi thích hợp hơn cho Đổng Trác để đẩy lùi liên minh chống lại ông ta.

Từ thời Tam Quốc, năm 221 khi Ngụy Văn Đế (Tào Phi) lên ngôi cho đến thời Tấn Mẫn Đế nhà Tây Tấn (năm 316), Lạc Dương vẫn tiếp tục là kinh đô. Trong nhiều thế kỷ, Lạc Dương là trung tâm kinh tế-xã hội của Trung Hoa cổ đại. Khi nhà Tây Tấn dưới sức ép của các lực lượng nổi dậy buộc phải di chuyển kinh đô tới Kiến Khang (ngày nay là Nam Kinh) thì kinh đô này đã gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Năm 493, hoàng đế Ngụy Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy lại di chuyển kinh đô từ Đại Đồng, Sơn Tây về Lạc Dương và bắt đầu cho xây dựng Long Môn thạch quật (hang đá Long Môn) nhân tạo. Trên 30.000 bức tượng Phật từ thời kỳ của triều đại này đã được tìm thấy trong hang. Đến năm 534 khi nhà Bắc Ngụy kết thúc thì Lạc Dương không còn là kinh đô của các triều đại kế tiếp, cho đến tận năm 909 khi hoàng đế nhà Hậu Lương là Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn lại chuyển kinh đô về đây với tên gọi Tây Đô và nó là kinh đô cho tới năm 913 đầu thời Hậu Lương Mạt Đế. Năm 923 khi nhà Hậu Đường nắm quyền thì một lần nữa nó lại là kinh đô với tên gọi Đông Đô. Năm 936 nhà Hậu Tấn đổi tên nó thành Tây Kinh và đóng đô ở đây khoảng 2 năm.

Thời kỳ Minh, Thanh thì Lạc Dương là thủ phủ tỉnh Hà Nam.

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Bạch Mã tự, chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc

Long Môn thạch quật được liệt kê trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ tháng 11 năm 2000. Bạch Mã tự nằm cách 12 km về phía đông của thành phố ngày nay. Quan Lâm là một loạt các đền miếu được xây dựng để tưởng nhớ vị anh hùng thời Tam Quốc là Quan Vũ, rất gần với hang động này ở phía nam thành phố. Viện bảo tàng các lăng mộ lớn nhất của Trung Quốc là Viện bảo tàng mộ cổ Lạc Dương nằm ở phía bắc thành phố. Viện bảo tàng Lạc Dương nằm ở trung tâm thành phố.

Lạc Dương còn nổi tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Hoa mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của thành phố này.

Đại học và cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cao đẳng công nghiệp Lạc Dương (洛阳工业高等专科学校)
  • Đại học khoa học và công nghệ Hà Nam (河南科技大学)
  • Học viện sư phạm Lạc Dương (洛阳师范学院)
  • Học viện ngoại ngữ giải phóng quân Lạc Dương (解放军洛阳外语学院), viết tắt PLAUFL.

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Okayama, Nhật Bản, từ ngày 6 tháng 4 năm 1981
  • Tours, Pháp, từ ngày 2 tháng 12 năm 1982

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lạc Dương.
  • Website của chính quyền Lạc Dương Lưu trữ 2019-07-14 tại Wayback Machine (giản thể)
  • 洛阳信息港-Lạc Dương tín tức cảng Lưu trữ 2010-02-12 tại Wayback Machine (giản thể)
Tiền nhiệm:Hạo Kinh đô Trung Hoa770 TCN–256 TCN Kế nhiệm:Hàm Dương
Tiền nhiệm:Trường An Kinh đô Trung Hoa25–316 Kế nhiệm:Kiến Khang
  • x
  • t
  • s
Thành thị đặc biệt lớn của Trung Quốc
“Đặc đại thành thị” là các đô thị có trên 5 triệu đến dưới 10 triệu nhân khẩu.
Thẩm Dương • Nam Kinh • Hàng Châu • Trịnh Châu • Đông Hoản • Thành Đô
Ghi chú: không bao gồm các đặc khu hành chính và khu vực Đài Loan.Tham khảo: 《中国城市建设统计年鉴2016》. 2014年11月,中国国务院发布《关于调整城市规模划分标准的通知》
  • x
  • t
  • s
Hà Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Lịch sử • Chính trị • Kinh tế
Trịnh ChâuTrung Nguyên  • Nhị Thất  • Quản Thành  • Kim Thủy  • Thượng Nhai  • Huệ Tể  • Tân Trịnh  • Đăng Phong  • Tân Mật  • Củng Nghĩa  • Huỳnh Dương  • Trung Mưu
Hà Nam trong Trung Quốc
Hà Nam trong Trung Quốc
Khai PhongCổ Lâu  • Long Đình  • Thuận Hà  • Vũ Vương Đài  • Tường Phù  • Kỷ  • Thông Hứa  • Úy Thị  • Lan Khảo
Lạc DươngTây Công  • Lão Thành  • Triền Hà  • Giản Tây  • Cát Lợi  • Lạc Long  • Yển Sư  • Mạnh Tân  • Tân An  • Loan Xuyên  • Tung  • Nhữ Dương  • Nghi Dương  • Lạc Ninh  • Y Xuyên
Bình Đỉnh SơnTân Hoa  • Vệ Đông  • Trạm Hà  • Thạch Long  • Vũ Cương  • Nhữ Châu  • Bảo Phong  • Diệp  • Lỗ Sơn  • Giáp
An DươngBắc Quan  • Văn Phong  • Ân Đô  • Long An  • Lâm Châu  • An Dương  • Thang Âm  • Hoạt  • Nội Hoàng
Hạc BíchKỳ Tân  • Sơn Thành  • Hạc Sơn  • Tuấn  • Kỳ
Tân HươngVệ Tân  • Hồng Kỳ  • Phượng Tuyền  • Mục Dã  • Vệ Huy  • Huy Huyện  • Tân Hương  • Hoạch Gia  • Nguyên Dương  • Diên Tân  • Phong Khâu  • Trường Viên
Tiêu TácGiải Phóng  • Sơn Dương  • Trung Trạm  • Mã Thôn  • Mạnh Châu  • Thấm Dương  • Tu Vũ  • Bác Ái  • Vũ Trắc  • Ôn
Bộc DươngHoa Long  • Thanh Phong  • Nam Lạc  • Phạm  • Đài Tiền  • Bộc Dương
Hứa XươngNgụy Đô  • Kiến An  • Vũ Châu  • Trường Cát  • Yên Lăng  • Tương Thành
Loa HàNguyên Hối  • Yển Thành  • Triệu Lăng  • Vũ Dương  • Lâm Dĩnh
Tam Môn HiệpHồ Tân  • Thiểm Châu  • Nghĩa Mã  • Linh Bảo  • Mẫn Trì  • Lô Thị
Nam DươngNgọa Long  • Uyển Thành  • Đặng Châu  • Nam Triệu  • Phương Thành  • Tây Hạp  • Trấn Bình  • Nội Hương  • Tích Xuyên  • Xã Kỳ  • Đường Hà  • Tân Dã  • Đồng Bách
Thương KhâuLương Viên  • Tuy Dương  • Vĩnh Thành  • Ngu Thành  • Dân Quyền  • Ninh Lăng  • Tuy  • Hạ Ấp  • Chá Thành
Tín DươngSư Hà  • Bình Kiều  • Tức  • Hoài Tân  • Hoàng Xuyên  • Quang Sơn  • Cố Thủy  • Thương Thành  • La Sơn  • Tân
Chu KhẩuXuyên Vị  • Hạng Thành  • Phù Câu  • Tây Hoa  • Thương Thủy  • Thái Khang  • Lộc Ấp  • Đan Thành  • Hoài Dương  • Trầm Khâu
Trú Mã ĐiếmDịch Thành  • Xác Sơn  • Bí Dương  • Toại Bình  • Tây Bình  • Thượng Thái  • Nhữ Nam  • Bình Dư  • Tân Thái  • Chính Dương
Khu vực cấp huyện trực thuộc tỉnhTế Nguyên

Từ khóa » Thành Lạc Dương Trung Quốc