Lai Tạo Và Chọn Các Giống Lúa Thơm Phục Vụ Vùng Trồng Lúa Thơm Của ...
Có thể bạn quan tâm
Thay đổi tư duy người trồng lúa
Hiện nay, sự phát triển của ngành lúa gạo đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, cả trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Ðề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo vị thế vững chắc cho gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Số liệu thống kê từ Cục Trồng trọt cho thấy, mặc dù diện tích gieo trồng lúa hàng năm của Việt Nam có giảm nhưng do năng suất tăng nên sản lượng vẫn duy trì ổn định ở mức 43-44 triệu tấn/năm, xuất khẩu 6-7 triệu tấn/năm. Ðáng chú ý, cơ cấu giống lúa đã có sự chuyển đổi tích cực, tỷ lệ sử dụng giống lúa thơm đặc sản gia tăng đáng kể qua từng năm. Điều này cho thấy sự thay đổi lớn trong tư duy người trồng lúa khi đã mạnh dạn thay thế các giống lúa thường, năng suất cao, chất lượng thấp sang các giống lúa năng suất thấp hơn nhưng chất lượng cao.
Không chỉ thay đổi cơ cấu giống lúa, phương thức sản xuất lúa những năm gần đây cũng có sự chuyển hướng rõ nét. Thay vì sản xuất theo phương thức truyền thống, nhiều hộ nông dân dần chuyển sang sản xuất lúa theo quy trình, quy chuẩn an toàn, đạt chuẩn VietGAP, Global GAP…, tạo ra sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của từng đối tác thu mua.
Lai tạo các giống lúa thơm mới
Là tỉnh trọng điểm sản xuất lúa đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng đã xác định tập trung sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản. Theo đó, diện tích lúa đặc sản, lúa thơm các loại ngày càng được mở rộng, đến năm 2020 đã đạt 178.095 ha (tăng 29.632 ha so với năm 2016). Sản lượng lúa đặc sản tăng từ 41,95% (năm 2016) lên 52,1% vào năm 2020. Ðến nay, Sóc Trăng đã lai tạo và chọn được nhiều giống lúa thơm phục vụ vùng chuyên canh trồng lúa thơm của tỉnh, trong đó có giống lúa ST24 và ST25 nổi tiếng thế giới. Trong thời gian gần đây, xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều giống gạo thơm được vinh danh tại các lễ hội lúa gạo lớn trên thế giới. Nhu cầu gạo thơm, chất lượng cao, an toàn ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước và thế giới. Thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khó tính khác đã bắt đầu nhập gạo đặc sản Sóc Trăng. Úc, Mỹ, Canada - nơi có cộng đồng người Việt sinh sống nhiều cũng ưa thích gạo đặc sản Sóc Trăng, nhất là nhóm gạo ST. Đối với thị trường trong nước, người tiêu dùng ở các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ có xu hướng quan tâm và lựa chọn sản phẩm gạo đặc sản Sóc Trăng ngày càng nhiều.
Nhằm tạo ra các giống lúa thơm mới có năng suất cao, đạt và vượt tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là các dòng lúa mới này phải chịu được ngập, mặn và kháng đạo ôn…, đề tài “Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ các vùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng” đã được tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện.
Thông qua việc thực hiện đề tài, các nhà khoa học của tỉnh đã lai tạo và tuyển chọn thành công 6 giống lúa có chiều dài hạt, hình dạng hạt và phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các giống này gồm:
KHCNST1 (tên dòng là KHCNST1-20): là giống lúa thơm vừa, năng suất trung bình 5,55 tấn/ha, hạt gạo dài (7,60 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp (3,67%), nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (75,8 cm), hàm lượng amylose 16,3%, chất lượng cơm nấu từ khá đến tốt, chịu mặn khá ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 3) ở giai đoạn mạ, chịu mặn trung bình ở cấp độ mặn 9,90 dS/m ở giai đoạn từ mạ đến chín. Phản ứng kháng bệnh đạo ôn từ rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở vụ đông xuân và hè thu trong điều kiện nhân tạo. Phản ứng bệnh bạc lá hơi nhiễm (cấp 5) trong vụ hè thu. Phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 1) trong điều kiện nhân tạo. Phản ứng với rầy nâu từ hơi nhiễm (cấp 5) đến nhiễm (cấp 7) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.
KHCNST2 (tên dòng là KHCNST2-5): là giống lúa thơm vừa, năng suất trung bình 5,48 tấn/ha, hạt gạo rất dài (7,72 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo rất thấp (dưới 1%), nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (68,8 cm), hàm lượng amylose 17,4%, chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng rất kháng (cấp 0) trong vụ hè thu và nhiễm với bệnh đạo ôn trong điều kiện nhân tạo; trong vụ đông xuân phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng hơi nhiễm (cấp 5) bệnh bạc lá trong vụ hè thu (cấp 5) ở điều kiện nhân tạo; phản ứng từ rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.
KHCNST3 (tên dòng là KHCNST3-20): là giống lúa thơm vừa, năng suất trung bình 5,48 tấn/ha, hạt gạo rất dài (7,95 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp (2,43%), nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (78,0 cm), hàm lượng amylose 16,6%, chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng rất kháng (cấp 0) bệnh đạo ôn ở vụ đông xuân và hè thu trong điều kiện nhân tạo; phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng nhiễm bệnh bạc lá (cấp 7) ở vụ hè thu trong điều kiện nhân tạo; phản ứng từ rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.
KHCNST4 (tên dòng là KHCNST4-9): là giống lúa thơm tốt cả trong vụ hè thu và đông xuân, năng suất trung bình 5,48 tấn/ha, hạt gạo rất dài (7,60 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo rất thấp (dưới 1%), nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (83,0 cm), hàm lượng amylose 15,6%, chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng rất kháng bệnh đạo ôn (cấp 0) trong vụ đông xuân và hè thu ở điều kiện nhân tạo; đến kháng (cấp 3) ở trên đồng, hơi chống chịu phèn (cấp 5).
KHCNST5 (tên dòng là KHCNST59): là giống lúa thơm vừa, năng suất trung bình 5,49 tấn/ha, hạt gạo rất dài (7,95 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp (1,53%), nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (77,8 cm), hàm lượng amylose 17,3%, chịu ngập trung bình (cấp 5) ở giai đoạn mạ, chịu mặn khá (cấp 3) ở độ mặn 6,64 dS/m giai đoạn mạ, chịu mặn trung bình ở độ mặn 9,90 dS/m ở giai đoạn mạ đến chín. Phản ứng từ rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) bệnh đạo ôn trong vụ hè thu ở điều kiện nhân tạo; phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.
KHCNST6 (tên dòng là KHCNST6-2): là giống lúa thơm vừa, năng suất trung bình 5,48 tấn/ha, hạt gạo rất dài (8,01 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp (3,50%), nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (73,1 cm), hàm lượng amylose 15,7%, chịu mặn trung bình (cấp 5) ở độ mặn 6,64 dS/m giai đoạn mạ. Phản ứng kháng trong vụ đông xuân đến hơi nhiễm bệnh đạo ôn trong vụ hè thu ở điều kiện nhân tạo; phản ứng từ rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.
*
* *
Có thể nói, những thành quả nêu trên của các nhà khoa học trong tỉnh đã góp phần làm phong phú hệ thống giống trong cùng một vùng sinh thái, đóng góp thêm các chủng loại giống lúa đặc sản để tiến tới xây dựng nhãn hiệu tập thể cho “Gạo thơm Sóc Trăng” ở thị trường trong nước và quốc tế, giúp nâng cao giá trị hạt gạo cho người sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ khóa » Một Số Giống Lúa đặc Sản
-
Nâng Giá Trị Sản Xuất Các Loại Lúa Gạo Ngon, Chất Lượng Cao ở ĐBSCL
-
Điểm Danh Những Giống Lúa “át Chủ Bài” Cho Gạo Xuất Khẩu Giá Trị Cao
-
Nâng Vị Thế Lúa Gạo Từ Giống đặc Sản
-
Gia Lai: Chọn 10 Giống Lúa Cạn Bản địa để Phát Triển Thành đặc Sản
-
5 Giống Lúa Tối ưu Cho Năng Suất Cao Nhất 2021 - ThaiBinh Seed
-
Nâng Cao Giá Trị Lúa đặc Sản - Báo Tuyên Quang
-
Mong Tẻ Thơm Thành đặc Sản Vùng Cao Nghệ An - Báo Nhân Dân
-
Nông Dân Chọn Tạo Giống Lúa đặc Sản
-
GLOBALG.AP đưa Gạo Thơm đặc Sản Sóc Trăng Ra Thế Giới - Quacert
-
Phát Triển Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo đặc Sản - Hànộimới
-
Quy Trình Nhân Và Sản Xuất Lúa đặc Sản
-
Lúa Nàng Hương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Tồn, Xây Dựng Thương Hiệu Giống Lúa đặc Sản Của Người Thái ở ...