Nâng Giá Trị Sản Xuất Các Loại Lúa Gạo Ngon, Chất Lượng Cao ở ĐBSCL
Có thể bạn quan tâm
Ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ÐBSCL đã và đang tích cực khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các quy trình thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất lúa gạo để có sản phẩm chất lượng, an toàn. Ðồng thời, hướng dẫn nông dân lựa chọn và phát triển sản xuất các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao để bán được giá cao, nhờ vậy hiệu quả sản xuất lúa của nông dân được nâng cao.
Sản xuất lúa thơm, chất lượng cao
Mỗi năm TP Cần Thơ sản xuất 3 vụ lúa gồm đông xuân, hè thu và thu đông đạt tổng diện tích từ 222.000-230.000ha, với sản lượng lúa có thể đạt từ 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp và liên kết bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp, nông dân đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại lúa thơm, đặc sản và lúa chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sản xuất lúa thơm Jasmine 85 ở Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
Bên cạnh giống lúa thơm Jasmine 85, lúa thơm VD 20 và Ðài Thơm 8, nông dân TP Cần Thơ đã đưa vào sản xuất nhiều loại lúa thơm, ngon khác như Nàng Hoa 9, KDM, RVT, Hương Châu 6, lúa Nhật, lúa gạo đen, lúa gạo đỏ, nếp và nhiều giống lúa chất lượng cao thuộc nhóm OM như OM 18, OM 4900, OM 5451… Tùy theo điều kiện sản xuất của từng vụ, nông dân có thể gia tăng hoặc giảm tỷ lệ sản xuất giữa các giống lúa thơm và lúa chất lượng cao. Trong đó, vụ đông xuân có thời tiết thuận lợi để sản xuất lúa thơm nên tỷ lệ gieo sạ các giống lúa thơm, đặc sản như Jasmine 85, Ðài Thơm 8, RVT… chiếm chủ yếu trên tổng diện tích xuống giống, với tỷ lệ lên đến 75,8%. Còn vụ lúa hè thu và thu đông, nông dân tập trung sản xuất các nhóm giống chất lượng cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, thành phố đã xuống giống gieo trồng dứt điểm 3 vụ lúa của năm 2021, với tổng diện tích 222.376ha, vượt 7,47% so với kế hoạch. Trong đó, mỗi vụ nông dân đều sử dụng giống chất lượng cao và các giống lúa thơm, đặc sản từ 89,1% trở lên. Nhóm lúa chất lượng trung bình (IR 50404) chỉ còn chiếm tỷ lệ 4,6-10,9%/vụ. Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết, sản xuất các nhóm giống lúa chất lượng cao, giúp bán được giá cao, nông dân có thể tăng cao được lợi nhuận từ 10-17% so với trồng giống lúa có chất lượng trung bình. Cụ thể, lúa tươi IR 50404 vụ thu đông 2021 đang có giá chỉ 4.400-4.600 đồng/kg nhưng nông dân sản xuất các giống lúa chất lượng cao có thể bán giá 4.800-5.400 đồng/kg và đạt được mức lợi nhuận từ 40-45% so với giá thành sản xuất. Ðây là điều kiện thuận lợi để ngành Nông nghiệp thành phố tiếp tục khuyến cáo nông dân sản xuất các nhóm giống lúa chất lượng cao trong thời gian tới.
Nhìn chung các địa phương vùng ÐBSCL đều quan tâm sản xuất các loại lúa gạo thơm, đặc sản, chất lượng cao. Ðến nay, nhiều địa phương trong vùng đã hình thành được các vùng sản xuất lúa gạo thơm, ngon nổi tiếng như các vùng sản xuất lúa thơm thuộc nhóm ST ở tỉnh Sóc Trăng, các vùng sản xuất lúa thơm Jasmine 85 ở Cần Thơ, vùng sản xuất lúa Jasmine 85 và lúa Nhật ở An Giang, vùng sản xuất lúa thơm Chợ Ðào ở tỉnh Long An… Theo ông Trần Tấn Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, gần đây giá một số loại lúa chất lượng trung bình đã bị giảm mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các loại lúa thơm ST vẫn giữ được giá bán khá cao, với giá ở mức 6.800-7.200 đồng/kg. Phát triển sản xuất các nhóm giống lúa thơm ST đang là lợi thế của tỉnh Sóc Trăng.
Cần tháo gỡ khó khăn
Thống kê của ngành chức năng cho thấy, tỷ lệ sản xuất các loại lúa gạo thơm, đặc sản và chất lượng cao tại vùng ÐBSCL ngày càng được nâng cao và đã chiếm tỷ lệ hơn 80% trên trong diện tích gieo trồng lúa trong những vụ lúa gần đây, còn nhóm giống lúa có chất lượng gạo trung bình và thấp được kéo giảm mạnh. Vụ hè thu 2021, vùng ÐBSCL gieo trồng hơn 1,5 triệu héc-ta lúa, trong đó tỷ lệ gieo trồng giống lúa thơm và đặc sản chiếm 29,8%, nhóm giống chất lượng cao chiếm tỷ lệ 48% và nhóm lúa nếp chiếm tỷ lệ 10,7%, còn nhóm giống chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ 10,7%. Trong vụ thu đông 2021, vùng ÐBSCL gieo trồng được hơn 714.000ha lúa, trong đó tỷ lệ gieo sạ nhóm giống lúa thơm và đặc sản chiếm 20%, nhóm giống lúa chất lượng cao chiếm 54%, lúa nếp chiếm 9% và các giống khác chiếm 1%. Riêng nhóm giống lúa chất lượng trung bình chiếm 16% trên tổng diện tích.
Các sản phẩm gạo thơm ngon, đặc sản của một doanh nghiệp ở Cần Thơ được trưng bày, giới thiệu tại một sự kiện triển lãm được tổ chức tại TP Cần Thơ trong những tháng đầu năm 2021.
Vụ đông xuân 2021-2022 tới đây, vùng ÐBSCL dự kiến xuống giống gieo trồng 1,52 triệu héc-ta lúa. Ðể nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo thuận lợi về đầu ra cho sản phẩm, Bộ NN&PTNT khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh sản xuất các nhóm giống lúa thơm, chất lượng cao và đặc sản. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, vụ đông xuân 2021-2022 tới đây, cần tập trung sử dụng các giống chủ lực gồm lúa thơm, chất lượng cao và lúa nếp với tỷ lệ 90% trên tổng diện tích, còn lại nhóm giống chất lượng trung bình, dùng cho chế biến như IR 50404, OM 576, ML 202… chỉ nên gieo trồng ở mức khoảng 10% trên tổng diện tích.
Ðời sống ngày càng nâng cao, cả người tiêu dùng ở trong và ngoài nước đều tiêu dùng các loại gạo thơm ngon, đặc sản, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðể đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nhiều doanh nghiệp cũng đã liên kết với nông dân để xây dựng các vùng sản xuất lúa thơm, lúa chất lượng cao. Tại nhiều nơi, doanh nghiệp đã chủ động cung cấp lúa giống đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra thông qua mô hình “cánh đồng lớn” nên nông rất phấn khởi. Tuy nhiên, nông dân vẫn còn gặp các khó khăn phát triển sản xuất các loại lúa gạo thơm ngon, chất lượng cao. Ðó là tình trạng nguồn giống lúa chất lượng cao tại nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu, giá cả còn cao. Số lượng doanh nghiệp tham gia “đặt hàng” sản xuất và bao tiêu lúa cho nông dân vẫn còn ít, nông dân gặp khó trong tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều nông dân còn tâm lý muốn canh tác những giống lúa đã quen thuộc cho “an toàn”, ngại chuyển đổi sang những giống lúa mới khi chưa rành kỹ thuật canh tác và chưa có doanh nghiệp bao tiêu, nhất là lúa thơm vì sợ năng suất đạt thấp và giá bán không như mong muốn… Ðây là những khó khăn ngành chức năng cần tháo gỡ kịp thời để nâng cao giá trị hạt gạo của nước ta.
Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG
Từ khóa » Một Số Giống Lúa đặc Sản
-
Điểm Danh Những Giống Lúa “át Chủ Bài” Cho Gạo Xuất Khẩu Giá Trị Cao
-
Nâng Vị Thế Lúa Gạo Từ Giống đặc Sản
-
Gia Lai: Chọn 10 Giống Lúa Cạn Bản địa để Phát Triển Thành đặc Sản
-
5 Giống Lúa Tối ưu Cho Năng Suất Cao Nhất 2021 - ThaiBinh Seed
-
Nâng Cao Giá Trị Lúa đặc Sản - Báo Tuyên Quang
-
Mong Tẻ Thơm Thành đặc Sản Vùng Cao Nghệ An - Báo Nhân Dân
-
Nông Dân Chọn Tạo Giống Lúa đặc Sản
-
GLOBALG.AP đưa Gạo Thơm đặc Sản Sóc Trăng Ra Thế Giới - Quacert
-
Phát Triển Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo đặc Sản - Hànộimới
-
Lai Tạo Và Chọn Các Giống Lúa Thơm Phục Vụ Vùng Trồng Lúa Thơm Của ...
-
Quy Trình Nhân Và Sản Xuất Lúa đặc Sản
-
Lúa Nàng Hương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Tồn, Xây Dựng Thương Hiệu Giống Lúa đặc Sản Của Người Thái ở ...