Làm Cách Nào để Tăng độ Ph Và Giảm Ph Trong Nước Khi Nuôi Cá

Chắc hẳn anh em nuôi cá đã không còn quá xa lạ với nồng độ ph có trong nước, bởi tầm quan trọng của ph khi nuôi cá là điều hết sức quan trọng.

Ph trong nước quyết định yếu tố sống còn của những chú cá. Độ ph cao quá hay thấp quá cũng không được. Ở bài viết chia sẻ này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cách tăng và giảm ph có trong nước, nồng độ ph bao nhiêu là lý tưởng khi chúng ta nuôi cá cảnh.Đôi chút về nồng độ ph trong nước: như một số tài liệu cho rằng độ ph thấp thì nguồn nước có chiếm tỉ lệ axit cao. Còn độ ph cao thì nguồn nước bị nhiễm kim loại. Đối với anh em nuôi cá cảnh nước ngọt thì nồng độ ph phải ở mức từ 6.8 tới 7.2 đây là mức an toàn, tuy nhiên ở các nồng độ ph cao hoặc thấp hơn ngưỡng này thì những chú cá của. Chúng ta vẫn có thể sống được có điều đó không phải điều kiện sống tốt của chúng, chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn và khi bị bệnh sẽ phát bệnh nhanh hơn. Cũng chính vì lý do đó khi chúng ta nuôi cá cần phải kiểm soát được độ ph có trong nước.

Cách tăng ph trong nước khi nuôi cá cảnh:

Ở bài viết này mình vẫn chú trọng tới những phương pháp tự nhiên để làm sao cho nguồn nước của chúng ta được đảm bảo kết quả bền vững, vì một số phương pháp dùng chế phẩm chỉ có thể ức chế độ ph trong một khoảng thời gian rồi sẽ trở về nồng độ cũ.Cách 1 tăng ph bằng cách sử dụng san hô biển: đúng vậy san hô biển có thể giúp bạn tăng nồng độ ph tự nhiên rất hiệu quả, đối với san hô vụn có thể giúp bạn tăng từ 2-3 độ ph và san hô nguyên khối có thể tăng 4-5 độ.Cách 2 tăng ph bằng đá da voi và đá xây dựng: có thể bạn chưa biết trong đá xây dựng và đá núi da voi có chứa một hàm lượng kim loại nhỏ giúp kích tăng nồng độ ph, 2 vật thể này khi các bạn để trong hồ cá tuỳ theo khối lượng mà loại đá này có thể giúp chúng ta tăng ph của nước lên tới 8-10 độ.Cách 3 tăng độ ph bằng dung dịch chế phẩm: hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại dung dịch chế phẩm sinh học giúp chúng ta tăng ph, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chủng loại khác nhau, mỗi cơ sở sản xuất lại có 1 công thức bào chế riêng do đó để trước khi tìm hiểu về dung dịch giúp tăng PH này thì bạn nên hổi kỹ người bán. (bạn có thể tìm mua dung dịch này ở ngoài tiệm bán cá cảnh rất nhiều).

Lưu ý: song song với hai cách tăng ph trên thì bạn có thể sử dụng sủi oxy cũng có thể giúp tăng nồng độ ph lên 1-2 độ.

Cách giảm độ PH trong nước:

Cách giảm PH trong nước tự nhiên bằng gỗ lũa: Đúng vậy gỗ lũa cũng có thể giúp chúng ta giảm nồng độ PH trong nước đáng kể, tuy nhiên bạn hãy cẩn trọng hãy ngâm chúng xuống nước 1 thời gian trước khi đem vào hồ cá của mình nhé, nếu không chúng sẽ làm thay đổi màu nước của bạn đấy.Cách giảm độ PH trong nước bằng phương pháp tự nhiên với rêu bùn:Rêu bùn bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán thiết bị nhà vườn, bạn có thể rửa sơ qua để làm sạch và bay bớt màu của rêu bùn sau đó bỏ chúng vào một cái túi vải và bỏ trong hộp lọc, phương pháp này khá an toàn bởi rêu bùn giúp giảm PH rất chậm rãi tránh tình trạng cho những chú cá của chúng ta bị sốc nước.

Giảm ph trong nước bằng lá bàng: trong lá bàng có một hàm lượng axit tự nhiên nhẹ do đó khi bạn sử dụng lá bàng để vào trong bể cá của mình sẽ giúp nồng độ pH giảm xuống 1-2 độ đấy. Lưu ý rằng hãy sử dụng lá bàng khô và rửa sạch trước khi cho vào hồ để tránh gây bệnh cho cá nhé.

Giảm pH bằng hệ thông lọc RO: một trong những nguyên nhân mà độ PH trong nước của bạn quá cao đó chính là chúng bị nhiễm kim loại nặng, với hệ thống lọc của RO sẽ giúp loại bỏ các loại kim loại này do đó độ pH của bạn sẽ được giảm xuống 1 cách đáng kể, tuy nhiên hãy chỉ dùng hệ thống lọc không nên mua thêm đèn UV diệt khuẩn bởi đèn sẽ giết chết những vi sinh, vi khuẩn có lợi cho những chú cá của bạn đó.

Kết luận: Với nhứng phương pháp trên thì mình vẫn ưu tiên cho các phương pháp tăng và giảm PH tự nhiên, bởi sử dụng phương pháp tự nhiên chúng ta sẽ không phải đụng tới hóa chất nguy cơ chữa lợn lành thành lợn quỳ khá cao.

Từ khóa » Gỗ Lũa Giảm Ph