Một Số Kỹ Thuật Tăng Giảm độ PH Cho Cá Cảnh
Mục Lục
- 1.Sử dụng gỗ Lũa
- 2.Sử dụng Rêu Bùn
- 3.Sử dụng Lá Bàng
Sử dụng gỗ Lũa
Đặt một miếng gỗ lũa tự nhiên vào hồ cá có thể giúp giảm độ pH. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm thay đổi màu nước của hồ cá, vì vậy, nếu muốn tránh điều đó thì bạn nên ngâm gỗ lũa này trong một thùng chứa riêng (ngập hoàn toàn, không để miếng gỗ nổi lên) trong khoảng 1-2 tuần trước khi đặt vào hồ cá, hoặc luộc nó để khử trùng.
Gỗ lũa sẽ hoạt động như một máy lọc cho nước cũng giống như cách mà lá cây lọc không khí, cấu tạo của lá cây như bộ lọc tự nhiên đối với các chất có hại. Tương tự như vậy gỗ lũa sẽ lọc những chất gây ô nhiễm nước vốn làm tăng độ pH cho cá.
Những loại gổ lũa dành riêng cho bò sát có vẻ tốt nhưng chúng có thể chứa những chất hóa học có hại cho cá, bạn nên sử dụng loại nào mà chắc chắn không bị sơn tẩm hóa chất tạo màu.
Sử dụng Rêu Bùn
Rêu bùn cũng là một cách rất tuyệt vời giúp lọc độ pH của hồ cá một cách tự nhiên nhưng nó có thể làm thay đổi màu nước như khi dùng gỗ lũa. Nhiều người chơi hồ cá thủy sinh khuyên nên xử lý rêu bùn trong một chiếc xô riêng một vài ngày trước khi cho vào hồ cá để làm tan bớt màu vàng nhẹ mà rêu bùn tự nhiên có thể tạo ra.
Rêu bùn cho thêm vào bể lọc dưới dạng viên hoặc cục ép sẵn mà bạn có thể mua ở bất kỳ cửa hàng bán dụng dụ làm vườn hay vật nuôi. Nó sẽ hoạt động như một máy lọc thứ hai giúp giảm độ pH một cách tự nhiên. Các chuyên gia khuyên nên bỏ rêu bùn vào một chiếc túi lọc hoặc một chiếc túi lưới rồi đưa vào bên trong bể lọc nước của hồ cá.
Việc thêm rêu bùn vào hồ cá dù ở dạng rêu tự nhiên hoặc dạng viên sẽ giúp giảm độ pH dần dần, vì vậy nếu bạn thay nước hồ cá hàng tuần, bạn sẽ không thấy được sự khác biệt so với những người thay nước ít thường xuyên hơn.
Tuy nhiên tùy vào lượng nước bể và lọc mà bạn sẽ phải thử nghiệm một vài lần để tìm được lượng rêu bùn thích hợp cho kích thước của hồ nhằm đạt được độ pH tối ưu nhất.
Sử dụng Lá Bàng
Lá bàng được xem là "chất khử nước của người nghèo", nó có tác dụng làm mềm và giảm độ pH của nước. Lá bàng cũng tiết ra một lượng tannin vào nước, vì vậy bạn nên ngâm chúng riêng trước khi cho vào hồ cá để tránh làm thay đổi màu nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về màu sắc sau khi sử dụng này thường rất nhỏ khi so sánh với hai phương pháp ở trên.
Lá bàng sẽ giúp giảm độ pH của nước một cách tự nhiên bằng cách lọc nước như khi chúng lọc chất gây ô nhiễm từ không khí. Đã có một số nghiên cứu cho rằng lá bàng còn rất tốt cho sức khỏe của cá, giúp phòng và chữa bệnh, hoạt động như một chất chống oxy hóa và kháng viêm. Tuy nhiên, những nhận định này đến nay vẫn chưa được chứng minh kHoa học một cách đầy đủ.
Ngoài việc tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá, lá bàng còn rất thích hợp với hồ nuôi những loại cá có môi trường sống tự nhiên ở sông, hồ, ao, v.v.. Chúng sẽ đóng vai trò như nơi trú ẩn cho cá và có những ảnh hưởng sinh thái tích cực đến môi trường nước cho cá sinh sống khỏe mạnh.
Sưu tầm
Từ khóa » Gỗ Lũa Giảm Ph
-
Cách Giảm Ph Trong Bể Cá Cảnh - LinkedIn
-
Các Phương Pháp để Tang - Giảm độ PH Tự Nhiên Nhất
-
Các Loại Vật Liệu Làm Giảm độ PH Nước Trong Hồ Cá, Bể Cá Thủy Sinh
-
Lũa Làm Giảm Ph Nước đột Ngột | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Phương Pháp Tăng - Giảm độ PH Cho Hồ Cá Cảnh
-
Lưu Ngay Cách Giảm độ PH Trong Bể Cá Cảnh An Toàn, Hiệu Quả
-
Cách Giảm độ PH Bể Cá Tự Nhiên Nhất Có Thể - Blogsudo
-
Cách Hạ độ PH Của Nước
-
Làm Cách Nào để Tăng độ Ph Và Giảm Ph Trong Nước Khi Nuôi Cá
-
Một Số Kỹ Thuật Tăng Giảm độ PH Cho Cá Cảnh
-
Top 5 Vật Liệu Lọc Làm Giảm PH Nước Trong Hồ Cá Hiệu Quả
-
Cách Làm Giảm độ PH Của Nước Nuôi Cá - Xây Nhà
-
Kỹ Thuật Tăng Giảm PH Nuôi Betta