Làm Gì Khi Bị Ung Thư đại Trực Tràng? - Medlatec

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư đứng thứ 3 trong các loại ung thư hệ tiêu hoá. Ðây là loại ung thư hay gặp nhất ở nam giới, sau ung thư phổi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thì các nước có chế độ ăn uống giàu mỡ động vật dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng hơn. Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn giàu đạm và mỡ động vật, những người bị viêm loét đại tràng mạn tính, có polyp ở ruột già và gia đình có người bị ung thư đại trực tràng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

1. Những ai nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng ?

Để phát hiện bệnh một cách sớm nhất, những người trên 40 tuổi nên đi khám trực tràng bằng tay hằng năm để tìm xem có khối u bất thường nào trong đại tràng hay không, hoặc xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Nếu xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính thì bệnh nhân sẽ được làm thêm các xét nghiệm khác như chụp đại tràng có cản quang, nội soi đại tràng… lý giải nguồn gốc của máu ẩn này.

Làm gì khi mắc ung thư đại trực tràng

Tất cả mọi người đều có thể mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt là nam giới.

Những người trên 50 tuổi nên nội soi đại tràng xích - ma mỗi 3 - 5 năm một lần để tầm soát ung thư. Việc này có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do phát hiện sớm polýp và ung thư đại tràng ở những người không có triệu chứng. Khi tầm soát ung thư, nếu phát hiện thì có thể cắt bỏ hoàn toàn. Ở những người có nguy cơ ung thư đại tràng cao cần nội soi đại tràng để tầm soát.

2. Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp tiền ung thư. Ngay cả khi ung thư đã phát triển, việc phát hiện sớm và cắt bỏ khối ung thư trước khi di căn sang các cơ quan khác cũng giúp cơ may chữa khỏi bệnh tăng lên đáng kể.

Làm gì khi mắc ung thư đại trực tràng Hình ảnh minh họa Polyp trực tràng. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ lan rộng của ung thư cũng như tuổi tác và tình trạng sức khỏe người bệnh. Đối với ung thư đại tràng chưa biến chứng, phương pháp điều trị triệt để là cắt đại tràng. Đôi khi còn phải cắt bỏ toàn bộ một hay nhiều tạng bị ung thư xâm lấn hay di căn. Trường hợp ung thư di căn không thể cắt triệt để thì cắt bỏ đoạn ruột có khối u hoặc làm hậu môn nhân tạo để đề phòng các biến chứng. Nếu bệnh nhân bị ung thư trực tràng thì trực tràng sẽ được cắt bỏ hẳn.

Sau phẫu thuật, nếu ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm, khối u mới nằm trên bề mặt nông của thành ruột, lại chưa di căn, bệnh nhân sẽ sống được lâu với tỉ lệ trên 80%. Nếu khối u phát hiện muộn, đã di căn xa thì tỉ lệ sống sót sau 5 năm là dưới 10%. Trong trường hợp sau khi phẫu thuật, bác sĩ vẫn không thể xác định được đã di căn hay chưa, nhưng nếu khối u đã ăn sâu vào thành ruột, hay đã vào hạch bạch huyết sẽ được hoá trị liệu để trì hoãn khối u tái phát và cải thiện khả năng sống còn cho bệnh nhân.

Làm gì khi bị mắc ung thư đại trực tràng

Ngoài điều trị bằng phẫu thuật, người ta còn sử dụng hóa trị và xạ trị cho các trường hợp có di căn xâm lấn.

Hoá trị liệu là dùng những loại thuốc để diệt tế bào ung thư. Đây là một phương pháp trị liệu mang tính hệ thống, nghĩa là thuốc vào trong cơ thể đi đến nơi có tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Hoá trị liệu thường dùng trong thời gian ngắn sau phẫu thuật để tiêu hủy những tế bào ung thư còn sót lại. Các nghiên cứu mới đây đã cho thấy kéo dài thời gian sống còn và làm chậm tái phát ung thư ở những bệnh nhân có điều trị bổ sung bằng hoá trị trong thời gian 5 tuần sau phẫu thuật. Khi điều trị bằng hoá chất, bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ như thiếu máu, mệt mỏi, dễ bầm máu, khả năng đề kháng kém. Những tế bào của chân tóc và ruột là những tế bào phân chia nhanh, vì vậy hoá trị liệu có thể làm rụng tóc, loét miệng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hoá trị liệu thay đổi tùy theo người, và cũng tùy thuộc vào loại thuốc. Nhìn chung, các hoá chất thế hệ mới ít có tác dụng phụ, nên cũng không quá nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Xạ trị trong điều trị ung thư đại trực tràng thường chỉ giới hạn ở ung thư trực tràng. Xạ trị thường giảm nguy cơ tái phát tại chỗ của ung thư trực tràng, thường xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật. Nếu không xạ trị, nguy cơ tái phát ung thư trực tràng là gần 50%. Nếu có xạ trị đi kèm thì nguy cơ tái phát này giảm còn khoảng 7%. Tác dụng phụ của xạ trị gồm mệt mỏi, rụng lông vùng chậu, da vùng xạ trị bị kích thích.

3. Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Làm gì khi bị ung thư đại trực tràng

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật.

Sau khi đã điều trị ung thư đại trực tràng thì việc thăm khám theo định kỳ là rất quan trọng. Việc thăm khám này giúp phát hiện sớm nếu khối u ác tính đó tái phát trở lại. Nơi tái phát có thể ở ngay vị trí ban đầu, nhưng cũng có thể tái phát ở nơi xa như gan, hay phổi. Để kiểm tra xem ung thư có tái phát hay không, những bệnh nhân bị ung thư đại tràng có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy khi khám lâm sàng phải khám cả những cơ quan này.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư đại Tràng