Ung Thư đại-trực Tràng: Cần Có Chế độ Dinh Dưỡng Hợp Lý Và Chăm ...
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi chỉ có thể thực hiện được tại các bệnh viện chuyên khoa, do đó việc chăm sóc sau mổ sẽ được các bác sĩ đặt trọng tâm vào: giảm đau sau mổ, tập vận động sớm cho bệnh nhân, tập vật lý trị liệu và dinh dưỡng. Tích cực trong chăm sóc sau mổ sẽ làm giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân từ 1 đến 4 ngày.
Chăm sóc sau mổ - không thể thiếu trong toàn bộ quá trình điều trị ngoại khoa
Ở những bệnh nhân được mổ chương trình, việc chăm sóc sau mổ được chú trọng và thực hiện liên tục xung quanh cuộc mổ từ việc đánh giá và chuẩn bị bệnh nhân cho mỗi một cách thức phẫu thuật, đến việc tư vấn cho người bệnh nhằm làm giảm thiểu những xáo trộn tâm lý, cũng như giúp cho sự hồi phục sức khỏe của họ được nhanh chóng hơn.
Người bệnh sau mổ ung thư đại-trực tràng cũng được chăm sóc và theo dõi một cách chặt chẽ cũng giống như những cuộc mổ lớn khác, phải theo dõi sát tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở (gọi chung là các dấu hiệu sinh tồn). Duy trì dịch truyền trong vài ngày đầu sau mổ nhằm cân bằng nước, điện giải cho người bệnh. Việc kiểm soát đau sau mổ được hỗ trợ bởi máy bơm tiêm tự động, giúp bệnh nhân tự kiểm soát đau theo đúng liều lượng thuốc đã được tính toán. Hướng dẫn người bệnh tập vận động sớm, tập hít thở và cho bệnh nhân ăn uống trở lại sớm vào ngày thứ nhất sau mổ, không cần thiết chờ đợi khi có nhu động ruột trở lại như quan điểm trước đây. Hạn chế đặt ống thông (như ống thông mũi-dạ dày, ống thông tiểu), hay dẫn lưu chỉ đặt khi thật sự cần thiết. Các bác sĩ sẽ thăm khám bụng người bệnh mỗi ngày, sờ nắn bụng để đánh giá tình trạng của phúc mạc, theo dõi sát sự hoạt động trở lại của ruột.
Những bệnh nhân nặng và trải qua cuộc phẫu thuật lớn phải được theo dõi đặc biệt: như bệnh nhân có thời gian hồi sức kéo dài, có những biến chứng xảy ra trong lúc mổ và những bệnh nhân mổ cấp cứu. Tuy những bệnh nhân này là một gánh nặng cho bệnh viện, nhưng sẽ được hưởng những lợi ích từ việc chăm sóc tích cực và những tiến bộ như máy giúp thở, máy cảnh giới (monitoring) và các loại dược phẩm hữu ích, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch.
Việc chăm sóc bệnh nhân cần có sự phối hợp của các bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Phẫu thuật viên xem xét đánh giá về tiến triển của phẫu thuật và thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, giúp người bệnh an tâm và tin tưởng tuyệt đối trong điều trị.
Hiệu quả của dinh dưỡng đúng cách trước, trong và sau phẫu thuật
Nhu cầu tăng dinh dưỡng và năng lượng giúp làm lành vết thương, chống nhiễm trùng và hồi phục sức khỏe sau cuộc mổ. Bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ sẽ làm thời gian hồi phục kéo dài, vết thương chậm lành và biến chứng nhiễm trùng vết mổ là không thể tránh khỏi, do đó cần chăm sóc dinh dưỡng tích cực trước mổ.
Hơn một nửa bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác nhau được điều trị đầu tiên bằng phẫu thuật. Các bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần cơ quan bị bệnh, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn. Ở những bệnh nhân phẫu thuật vùng đầu cổ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi động tác nhai, nuốt, nếm, ngửi thức ăn và nuốt nước bọt. Khi phẫu thuật thực quản, dạ dày, ruột non, đại-trực tràng thì sẽ ảnh hưởng đến sự vận chuyển thức ăn và tiêu hóa thức ăn. Một điều quan trọng không thể bỏ qua là cảm xúc căng thẳng về cuộc mổ cũng ảnh hưởng đến sự ngon miệng của người bệnh.
Liệu pháp dinh dưỡng có thể giúp làm giảm mất cân bằng dinh dưỡng do phẫu thuật gây ra, bổ sung dinh dưỡng đường uống, dinh dưỡng qua đường ruột, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, các loại thuốc làm tăng sự thèm ăn. Tránh các loại nước uống có ga (sô-đa) và các loại thức ăn gây ra khí như đậu, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bắp cải, củ cải, dưa chuột. Chọn thức ăn giàu protein và nhiều calo (trứng, phó mát, sữa, kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, thịt, gia cầm, cá….). Ở những bệnh nhân bị táo bón, nên tăng thêm chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày (ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau củ quả, trái cây…)… giúp việc hồi phục chức năng sinh lý đường ruột của bệnh nhân ung thư đại-trực tràng trở về bình thường khoảng một tuần sau mổ. Chế độ ăn không thay đổi so với trước mổ, tuy nhiên ở những bệnh nhân bị bệnh ung thư trực tràng (ruột kết) cần giảm bớt lượng chất xơ trong thời gian vài tháng đầu sau mổ.
Cần chăm sóc, theo dõi sau phẫu thuật giúp sớm phát hiện biểu hiện tái phát của bệnh
Mục đích của việc theo dõi sau mổ là tìm ra những biểu hiện sớm của các triệu chứng tái phát nhằm tạo cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân một lần nữa. Các dữ liệu cho thấy rằng phát hiện tái phát càng sớm thì kết quả điều trị càng cao.
Không ít người bệnh rất lo lắng, thậm chí còn hoang man, tuyệt vọng khi được chẩn đoán là bệnh bị tái phát hay di căn. Câu hỏi được đặt ra là “phát hiện sớm tái phát có cải thiện sống còn?”. Đây là câu hỏi về lâm sàng rất quan trọng, làm nổi lên vấn đề là khi cân nhắc tính hợp lý của việc theo dõi sẽ có cơ hội phát hiện sớm tái phát, cải thiện sống còn. Mổ cắt lại được có thể xem là trị khỏi khi tái phát còn giới hạn tại chỗ.
Phẫu thuật cũng có thể trị khỏi cho những vị trí di căn còn giới hạn, như di căn gan. Gần 40% bệnh nhân sống còn 5 năm sau khi được cắt một phần gan do di căn. Mặc dù di căn đơn độc ở phổi ít gặp hơn là di căn gan, cắt bướu di căn cho từng nhóm bệnh nhân chọn lọc cẩn thận, cho thấy thời gian sống còn 5 năm từ 34-45%.
Thời gian theo dõi được khuyến cáo là từ 3-6 tháng trong ba năm đầu, mỗi 6 tháng cho năm thứ tư và năm thứ năm, sau đó là mỗi năm nên tái khám một lần.
Ung thư đại-trực tràng là loại bệnh thường gặp tại nước ta, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, chỉ định điều trị đúng sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh. Quá trình chăm sóc sau mổ, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như chiến lược theo dõi một cách chặt chẽ sẽ mang lại chất lượng sống lạc quan hơn cho người bệnh.
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư đại Tràng
-
Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư đại – Trực Tràng - Health Việt Nam
-
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư đại Trực Tràng - Hello Bacsi
-
Phẫu Thuật Cắt đại Tràng: Chăm Sóc Người Bệnh Sau Phẫu Thuật
-
Chế độ Chăm Sóc Người Bị Ung Thư đại Tràng
-
Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư đại Tràng Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
Hóa Giải Bệnh Ung Thư đại Trực Tràng Sau Một Ca Mổ Nội Soi - Vinmec
-
Làm Gì Khi Bị Ung Thư đại Trực Tràng? - Medlatec
-
Dinh Dưỡng Bệnh Nhân Ung Thư đại Trực Tràng - VnExpress Sức Khỏe
-
LƯU Ý CHO NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Ung Thư đại Trực Tràng
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư đại Trực Tràng - Bluecare Blog
-
Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Viêm đại Tràng
-
Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật Ung Thư đại Trực Tràng - Báo Lao Động
-
Chương Trình Tư Vấn Trực Tuyến “Những điều Cần Biết Về điều Trị Và ...