Lâm (họ Người Trung Quốc) – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Khởi nguyên
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bài này viết về họ người Trung Quốc. Đối với họ người Việt Nam, xem Lâm (họ). Đối với các định nghĩa khác, xem Lâm.
Lâm林
Ngôn ngữtiếng Trung Quốc
Nguồn gốc
Nguồn gốcđổi họ từ họ Tử / Cơ / Khâu Lâm / Lâm Giai
Nghĩarừng
Biến thể
 tiếng ViệtLâm
 tiếng AnhLin, Lim
 tiếng HànIm

Lâm (tiếng Trung: 林, bính âm: Lín) là một họ của người Trung Quốc. Lâm là họ đông thứ hai tại Đài Loan; nhưng tại Trung Quốc đại lục chỉ xếp thứ 17, người họ này tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông; họ này cũng chiếm một phần không nhỏ trong cộng đồng người Trung Quốc tại nước ngoài.

Tại các nước đồng văn với Trung Quốc, chữ 林 (lâm) cũng được sử dụng làm họ; tại Hàn Quốc, biến thể của họ này là "Im" (임); tại Nhật Bản, biến thể của họ này là "Hayashi" (はやし); tại Việt Nam, biến thể của họ này là "Lâm"; ngoài ra, trong các văn bản la tinh, họ này thường được viết là Lin hoặc Lim.

Khởi nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Xuất phát từ họ Tử, là hậu đại của Đế Khốc, thủy tổ là Tỷ Can - tôn thất nhà Thương. Cuối thời nhà Thương, Trụ Vương vô đạo, tài hại trung thần, Tỷ Can mang tâm cứu nước cứu dân mà mạo phạm can gián, ba ngày không ra khỏi cửa cung. Trụ Vương tức giận, lệnh giết Tỷ Can, mổ lấy tim; lại phái binh vây quanh phủ Tỷ Can, muốn diệt tộc. Hai phu nhân của Tỷ Can khi ấy đều đang mang thai, Hoàng thị bị bắt lập tức xử tử, lại bị mổ bụng lấy thai nhi rồi đem thi thể đốt cháy. Chính phi là Quỳ thị được binh lính đồng cảm thả chạy, cùng bốn tỳ nữ chạy khỏi Triều Ca, ẩn cư trong hang đá rừng sâu (nay là tây nam huyện Kỳ, tỉnh Hà Nam), sinh ra con đặt tên là "Kiên", Chu Võ Vương gọi ông là "Lâm Kiên" (cha kiên trinh bất khuất mà chết, con sinh ra trong núi rừng (lâm)). Con cháu về sau lấy Lâm làm họ, gọi là Lâm thị, hay Hà Nam Lâm thị.
  2. Xuất phát từ họ Cơ. "Thông chí - Thị tộc lược" viết, thời Đông Chu, Chu Bình vương có người con thứ tên Khai, tự là Lâm; con cháu người này lấy biểu tự của tổ phụ làm họ, cũng xưng Lâm thị, là Hà Nam Lâm thị.[1]
  3. Người Tiên Ti đổi họ. Theo "Ngụy thư - Quan thị chí" ghi lại, thời Nam Bắc triều, Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế dời thủ đô từ Bình Thành (nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) đến Lạc Dương. Sau đó thực hiện Hiếu Văn Hán hóa (cải cách Hiếu Văn Đế), sửa họ của một bộ phận người Tiên Ti họ Khâu Lâm thành họ người Hán là Lâm. Đây là Lạc Dương Lâm thị.[2]
  4. Người Mãn đổi họ. Sau khi hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi thoái vị, nhiều người Mãn đổi họ của mình thành họ người Hán, trong đó người họ Lâm Giai sửa thành họ Lâm.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lâm (họ)
  • Hayashi (họ)
  • Họ người Hoa

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trịnh Tiều (1161). Thông chí - Thị tộc lược.
  2. ^ Ngụy Thâu (559). Ngụy thư - Quan thị chí.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lâm_(họ_người_Trung_Quốc)&oldid=71742063” Thể loại:
  • Họ người Trung Quốc
  • Họ tên

Từ khóa » Chữ Lâm Trong Tiếng Hán