Làm Sao để Chúng Ta Quy Phục Chúa?
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cách ...
Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa
Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế
Câu hỏi Làm sao để chúng ta quy phục Chúa? Trả lời Trong tất cả các sự kiện trong Tân Ước có sử dụng từ quy phục, từ này được dịch từ từ Hy Lạp là hupotasso. Từ hupo có nghĩa là "ở dưới" và từ tasso có nghĩa là "sắp xếp". Từ này và một từ gốc của nó cũng được dịch bởi các từ khuất phục và sự khuất phục. Nghĩa đầy đủ của từ này là: "Vâng phục, đặt dưới, khuất phục, quy phục một ai đó, đặt dưới sự vâng phục hay vâng phục". Từ này được dùng như một thuật ngữ quân sự có nghĩa là "Sắp xếp những đơn vị quân sự của một quân đội dưới sự chỉ huy của một thủ lĩnh". Từ này là một định nghĩa tuyệt vời cho ý nghĩa quy phục Chúa. Có nghĩa là sắp xếp một người nào đó ở dưới mệnh lệnh của một tầm nhìn thiên thượng hơn là sống theo đường lối cũ theo cái nhìn của con người. Đó là một tiến trình đầu phục tấm lòng của chúng ta theo ý muốn của Cha. Kinh Thánh nói rất nhiều về sự quy phục "năng quyền trên cao". Điều này liên quan đến sự thiết lập những nguyên tắc mà Đức Chúa Trời đã thiết lập trong thế giới của chúng ta — chính quyền và những nhà lãnh đạo, bất kể mức độ, mà Chúa đã đặt để thẩm quyền trên chúng ta trên đất này. Những phân đoạn Kinh Thánh dạy về điều này là: Rô-ma 13:1-7; Hê-bơ-rơ 13:17; I Phi-e-rơ 2:13-14; và Tít 3:1. Nguyên tắc đó là trở nên vâng phục bậc cầm quyền trên chúng ta, bất kể thẩm quyền đó là gì, sẽ mang đến phước hạnh trên trần gian ở ngay thời điểm hiện giờ và về sau này đối với những người tin sẽ được ban thưởng. Thẩm quyền cao nhất thuộc về Đức Chúa Trời và Ngài phân quyền cho những đối tượng khác. Vì vậy để quy phục Chúa chúng ta phải quy phục những thẩm quyền mà Chúa đã đặt để trên chúng ta. Bạn cần phải lưu ý rằng không có sự giới hạn phân biệt thẩm quyền tốt và xấu, thẩm quyền xứng đáng hay không xứng đáng. Chúng ta chỉ cần hạ mình và vâng phục như "với Chúa". Chúng ta cũng được khuyên quy phục chính bản thân mình cho Chúa (Gia-cơ 4:7). Trong Ê-phê-sô chúng ta đọc được các Cơ đốc nhân "Hãy kính-sợ Đấng Christ mà vâng-phục nhau" (Ê-phê-sô 5:21). Chúng ta cũng đọc được rằng vợ cần phải vâng phục chồng như vâng phục Chúa còn chồng thì phải "yêu" vợ mình (Ê-phê-sô 5:22-25). Sứ đồ Phao-lô viết "Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão. Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm-nhường" (I Phi-e-rơ 5:5). Điều nói đến ở đây chính là sự khiêm nhường. Một người không thể quy phục Chúa mà không có sự khiêm nhường. Sự vâng phục đòi hỏi chúng ta phải hạ mình đầu phục thẩm quyền của người khác. Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời chống cự sự kiêu ngạo — Đối lập với sự khiêm nhường — Và sự lên mình nuôi dưỡng sự kiêu ngạo đó. Vì vậy để có một tấm lòng quy phục và khiêm nhường chính là lựa chọn của chúng ta. Điều đó có nghĩa là những người tin đã được tái sinh hằng ngày cần phải lựa chọn dâng chính đời sống mình cho Chúa cho công việc Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta để "làm cho chúng ta theo giống như hình ảnh của Đấng Christ" (Rô-ma 8:29). Chúa sẽ dùng những hoàn cảnh trong đời sống chúng ta để mang chúng ta đến với những cơ hội đầu phục Ngài (Rô-ma 8:28-29; 2 Cô-rinh-tô 3:18). Để rồi những người tin chấp nhận ân điển và sự chu cấp của Ngài để bước đi trong Đức Thánh Linh và không còn theo tiêu chuẩn đạo đức của bản chất cũ (Rô-ma 13:14). Điều đó có được qua việc lựa chọn áp dụng đời sống của chúng ta theo Lời của Chúa và học biết về sự chu cấp Chúa dành cho chúng ta trong Chúa Giê-xu Christ (2 Phi-ê-rơ 1;3-4). Từ giây phút chúng ta được tái sanh, chúng ta đã được chu cấp tất cả mọi thứ cần, trong Chúa Cứu Thế, để trở thành một người tin chín chắn, nhưng chúng ta cần phải lựa chọn học biết về sự chu cấp đó qua việc học biết Lời Chúa và áp dụng sự chu cấp đó vào đời sống bước đi mỗi ngày (Ê-phê-sô 4:1, 17; 5:2). Chúng ta cần phải lựa chọn quy phục Chúa trong tiến trình học biết tăng trưởng tâm linh. Đó là tiến trình bắt đầu tại sự cứu rỗi và tiếp diễn qua mỗi một quyết định chúng ta lựa chọn quy phục Chúa. Tiến trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi Chúa trở lại và đưa chúng ta về nhà (Giăng 14:1-3; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17). Điều thú vị về điều này đã được sứ đồ Phao-lô diễn tả một cách khéo léo: "Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh" (II Cô-rinh-tô 3:18) Chúa không đòi hỏi chúng ta quy phục bởi vì Ngài là một bạo chúa, nhưng Ngài chính là Cha yêu thương và Ngài biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta (Phục Truyền Luật lệ ký 10:13). Phước hạnh và sự bình an mà chúng ta có được qua việc đầu phục một cách khiêm nhường và quy phục chính bản thân chúng ta cho Chúa mỗi ngày là một tặng phẩm của ân điển mà không có điều gì trên thế giới này có thể so sánh được. English Trở lại trang chủ tiếng Việt Làm sao để chúng ta quy phục Chúa? Chia sẻ trang này: © Copyright Got Questions MinistriesTừ khóa » Sự Quy Phục Là Gì
-
Quy Phục - Wiktionary Tiếng Việt
-
3 Góc Nhìn Sai Lầm Về Sự Quy Phục - Triết Học Đường Phố 2.0
-
Từ điển Tiếng Việt "quy Phục" - Là Gì?
-
'quy Phục' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
(Giác Ngộ đòi Hỏi Sự Quy Phục... - Triết Học Đường Phố 2.0 | Facebook
-
Quy Phục Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Sự Quy Phục Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Quy Phục Là Gì
-
Quy Phục
-
Nghĩa Của Từ Quy Phục - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Sự Quy Phục Trong Tiếng Nhật Nghĩa Là Gì? - Mazii
-
Phục Vị Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Xác Định Hướng Phục Vị Theo Tuổi
-
Hành động Khắc Phục Là Gì? - VinaCert