Làm Sao Nhận Biết Tiếng Thở Khò Khè Của Trẻ? - Báo Tuổi Trẻ
Bệnh nhi nằm điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Khò khè là gì?
Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn dưới của khí quản đến các phế quản nhỏ).
Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2- 3 tuổi vì ở lứa tuổi này, đường thở gồm các phế quản có kích thước nhỏ và khi bị viêm nhiễm dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc. Làm cho việc hít thở lưu thông không khí khó khăn gây ra âm thanh khò khè.
Làm sao nhận biết được tiếng khò khè?
Tiếng khò khè thường được mô tả là một tiếng thở bất thường nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, âm sắc trầm, ba mẹ có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ, nghe như tiếng ngáy có thể kèm theo biểu hiện trẻ thở khó, thở ra kéo dài hơn bình thường.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể nghe bằng tai mà bác sĩ phải dùng ống nghe mới xác định được tiếng khò khè, mô tả chuyên môn là tiếng ran ngáy, ran rít.
Một số trường hợp cần phân biệt tiếng khò khè với tình trạng:
- Nghẹt mũi làm cho tiếng thở của bé nghe rồ rồ, khụt khịt nhầm là tiếng khò khè, sau khi làm thông thoáng mũi (nhỏ mũi, rửa mũi) thì tiếng thở sẽ êm hơn
- Viêm thanh quản làm tiếng thở nghe lớn, ồm ồm, giọng khàn, chủ yếu rõ khi bé hít vào
Các nguyên nhân gây ra khò khè ở trẻ?
Khò khè xảy ra khi đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn, do đó các bệnh lý gây viêm, phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp dưới là nguyên nhân thường gặp:
1. Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm. Là một bệnh viêm mãn tính của đường thở, làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau: các dị nguyên không khí như bụi, phấn hoa… hoặc khởi phát sau một tình trạng viêm đường hô hấp cấp, làm cho các đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .
2. Viêm tiểu phế quản: là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các cuống phổi nhỏ hay còn gọi là các tiểu phế quản có kích thước nhỏ, không có sụn nên khi bị viêm sẽ dễ bị xẹp lại, bị hẹp làm đường thở bị tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu oxy, suy hô hấp.
Viêm tiểu phế quản là bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất khi thay đổi thời tiết, khi trời trở lạnh: vào mùa mưa (các tỉnh phía Nam), hay mùa lạnh (các tỉnh phía Bắc).
3. Viêm phổi: là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng, gây tổn thương nhu mô phổi, các túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và dịch nhầy dẫn đến khò khè, khó thở, suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác hiếm gặp như: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản ), …
Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài (> 4 tuần). Ba mẹ cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, …).
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị khò khè?
- Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp
- Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
- Ba mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, nhỏ mũi giúp mũi thông thoáng, hạ sốt khi trẻ sốt gây khó chịu
- Cần chú ý những dấu hiệu nguy hiểm khi:
+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
+ Khò khè kèm khó thở, thở nhanh, thở co lõm ngực
Ba mẹ có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:
o Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên
o Trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi: nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên
o Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên
+ Trẻ tím tái
+ Trẻ co rối loạn tri giác (vật vã, bứt rứt, hay li bì).
Tóm lại, khò khè cấp tính hay khò khè kéo dài, khò khè tái phát đều có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý có thể gây suy hô hấp ở trẻ, do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: suckhoe@tuoitre.com.vn. Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.Từ khóa » Khè Khò
-
Tiếng Khò Khè - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Điểm Danh Những Nguyên Nhân Gây Thở Khò Khè ở Người Lớn
-
Hiện Tượng Thở Khò Khè Xuất Phát Từ Nguyên Nhân Nào? | Medlatec
-
7 Nguyên Nhân Gây Thở Khò Khè Thường Gặp
-
Ngực Nặng, Thở Khò Khè: 6 Triệu Chứng Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Làm Gì Với Cơn Khò Khè Của Trẻ? | Vinmec
-
Khò Khè ở Trẻ Em
-
Thở Khò Khè - Hello Bacsi
-
'khò Khè': NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Khò Khè Và Hen Phế Quản ở Trẻ Em - Vì Lá Phổi Khỏe
-
Khò Khè ở Trẻ Nhỏ - Phổi Việt
-
6 Biện Pháp Tự Nhiên Khắc Phục Chứng Thở Khò Khè - VnExpress
-
Ho Thở Khò Khè ở Người Lớn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều ...