Làm Thế Nào để Chữa Hết Tật Nghiến Răng? Bác Sĩ Lê Sơn Tùng

Nghiến răng là tình trạng nghiến, siết chặt răng mà không nhằm mục đích nhai thức ăn. Nó thường xảy ra vô thức và vào lúc ngủ. Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp nha sĩ ghi chẩn đoán: Thói quen cận chức năng – nghiến răng. Nghiến răng không nhằm phục vụ chức năng ăn nhai nên mới gọi là cận chức năng vậy. 

Vì xảy ra vô thức nên thường người nghiến không hề hay biết, họ chỉ tìm đến bác sĩ khi có những vấn đề khác kèm theo như: Đau mỏi hàm, vùng thái dương, đau đầu mãn tính khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc bị than phiền về tiếng nghiến răng ken két trong khi ngủ. 

Nhiều trường hợp đến muộn hàm răng đã bị mòn đi nhiều, gây mất thẩm mỹ, kích thước tầng mặt dưới giảm trông như già hơn trước tuổi. Với một số bệnh nhân nghiến răng nặng còn có thể dẫn tới nứt vỡ răng, mòn vào đến tủy gây đau buốt, nặng hơn nữa có thể gãy răng, lung lay và mất răng.

Nếu có những biểu hiện nghi ngờ nghiến răng, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra, thăm khám luôn, tránh đợi đến khi nghiến răng nặng, mòn răng nhiều mới đi thăm khám thì lúc đó hậu quả đã nặng nề và xử trí thì phức tạp, mất nhiều chi phí.

Nghiến răng có nhiều loại khác nhau:

+ Theo nhịp sinh học gồm nghiến răng khi ngủ và nghiến răng khi thức

+ Theo dạng tiếp xúc của 2 hàm thì có cắn chặt răng và nghiến qua lại. 

Cái bạn hay biết đến là nghiến răng qua lại gây tiếng kêu két két vào lúc ngủ. Bạn cũng chú ý những lúc mà bạn cần sự tập trung hay căng thẳng như khi làm việc, lái xe, sử dụng máy tính thì bạn có cắn chặt răng lại không? Nếu bạn có thì tức là bạn đang có nghiến răng khi thức đó. Và dạng nghiến răng này thì thường không gây ra tiếng kêu, liên quan nhiều đến tình trạng đau mỏi hàm và vùng thái dương.

Làm thế nào để phát hiện nghiến răng?

Từ khóa » Hai Hàm Răng Nghiến Chặt