LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC TRONG BỂ ...
Có thể bạn quan tâm
Khác với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ cứng của nước vẫn còn xa lạ với rất nhiều người chơi cá. Nhưng đây thực chất là yếu tố như thế nào, và có ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe của cá cảnh. Chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây và giải đáp cách thức để điều chỉnh độ cứng của nước trong bể cá cho thích hợp nhé.
1. Độ cứng của nước là gì?
Nội dung chính
- 1. Độ cứng của nước là gì?
- 2. Tại sao nước trong bể cá lại có độ cứng cao hay thấp?
- 3. Các cách để điều chỉnh độ cứng của nước trong bể cá
- 3.1. Cách làm giảm độ cứng của nước
- 3.2. Cách làm tăng độ cứng của nước
Độ cứng của nước được phân loại dựa trên 2 chỉ số là GH (độ cứng chung của nước) và KH (độ cứng carbon). Độ cứng chung của nước (GH) là chỉ số cho thấy mức độ hòa tan Mg và Canxi trong nước. Trong khi đó, độ cứng carbon (KH) là chỉ số cho thấy khả năng ion hóa cacbon trong nước.
Trên thực tế, độ cứng của nước cho thấy sự kết tủa của chất rắn trên cơ thể động thực vật sau khi tiếp xúc với nước. Chúng ta có thể hình dung lớp kết tủa này trong bình nước nóng đun nước lâu ngày. Tương tự như vậy, độ cứng của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của động thực vật sống trong đó. Các chất rắn này có thể thẩm thấu trực tiếp qua cơ thể của cá thông qua quá trình hô hấp. Nếu hàm lượng rắn ít, hay độ cứng của nước thấp, cơ thể cá có thể xử lý và bài tiết tốt thì các chất này khi đi vào cơ thể, là nguồn bổ sung khoáng chất, vi lượng để cá tăng trưởng.
Nhưng nếu hàm lượng chất rắn quá nhiều, cơ thể cá không xử lý và bài tiết kịp thời sẽ làm lắng đọng, dư thừa chất rắn trong cơ thể cá, gây bệnh lý và khó khăn trong việc chữa trị.
Đơn vị đo độ cứng là ppm. Chúng ta có bảng sau
Cấp độ cứng < (nhỏ hơn) | Đơn vị tính ppm | Xếp loại nước |
3 | 0-50 | Rất mềm |
6 | 50-100 | Mềm |
12 | 100-200 | Hơi cứng |
18 | 200-300 | Cứng trung bình |
30 | 300-450 | Cứng |
Trên 30 | Trên 450 | Rất cứng |
Độ cứng thích hợp chung cho nước trong bể cá là từ 80 đến 120 ppm. Để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá, điều chỉnh độ cứng cho nước trong bể cá là việc nên làm.
2. Tại sao nước trong bể cá lại có độ cứng cao hay thấp?
Độ cứng của nước trong bể cá xuất phát từ 2 nguyên nhân: nguyên nhân đầu tiên là do bản thân nguồn nước ban đầu bạn sử dụng, chúng có chứa hàm lượng chất rắn quá cao hoặc thấp, thứ hai là do khâu duy trì, chăm sóc cá và mức độ thay nước thường xuyên ra sao ở bể cá của bạn.
Để chắc chắn về độ cứng của nước khi sử dụng, bạn có thể mua các dụng cụ đo độ cứng của nước. Bạn có thể mua được các dụng cụ này với các dịch vụ kèm theo của công ty. Chúng có chi phí rất rẻ, được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và rất dễ sử dụng.
Nguyên nhân khiến độ cứng của nước quá thấp cũng là do chúng ta quá chú ý đến độ sạch của nước, thay nước, lọc nước quá thường xuyên làm thấp nồng độ các chất kết tủa trong nước.
Trong khi, nguyên nhân khiến độ cứng của nước tăng cao là do quá trình phân hủy thức ăn thừa và bài tiết của cá. Sự phân hủy này là nguyên nhân chính làm gia tăng các thành tố kim loại nặng ở trong nước. Đây cũng là lý do khiến độ cứng của nước gia tăng theo thời gian. Kiểm tra độ cứng của nước trong bể cá thường xuyên cũng là một cách khoa học để biết rằng khi nào thì bể cá nhà bạn cần phải được thay nước mới.
Xác định được nguyên nhân rồi, vậy các cách để điều chỉnh độ cứng của nước trong bể cá như thế nào? Chúng ta cùng đọc phần viết tiếp theo nhé.
3. Các cách để điều chỉnh độ cứng của nước trong bể cá
Nếu độ cứng của nước trong bể cá cao hơn 120 ppm, thì đây là lúc bạn cần làm giảm độ cứng của nước.
3.1. Cách làm giảm độ cứng của nước
Có một cách thông dụng để làm mềm nước đó là lọc nước bằng máy lọc nước tại nhà. Các máy lọc này sẽ giúp đào thải các chất rắn thừa trong nước, giảm chỉ số GH, KH, và giúp làm giảm độ cứng của nước.
Có một cách nữa đó là sử dụng than bùn. Có 2 cách sử dụng than bùn để làm giảm độ cứng của nước: một là cho than bùn vào một túi vải rồi cho ngâm trực tiếp vào trong nước. Hai là đun sôi nước với than bùn sau đó để nguội nước rồi sử dụng nước đó cho bể cá cảnh.
Nếu như bạn trót thay nước và lọc nước quá thường xuyên dẫn đến độ cứng của nước trong bể cá thấp hơn 80 ppm thì sao, lúc này bạn cần làm tăng độ cứng của nước lên.
3.2. Cách làm tăng độ cứng của nước
Có một số cách có thể làm để tăng độ cứng của nước như nghiền nát san hô, và sử dụng đá vôi thả vào nước. (Quy trình xử lý nước riêng, không có xử lý trực tiếp trong bể cá). Các cách xử lý độ cứng của nước này rất đơn giản, nhưng nếu không biết, bạn đang gián tiếp gây hại cho sức khỏe của cá cảnh và vật nuôi trong bể cá.
Trên đây là hướng dẫn làm thế nào để điều chỉnh độ cứng của nước trong bể cá. Với sứ mệnh trở thành nhà cung cấp bể cá sinh cảnh nhân tạo hàng đầu thế giới, bạn sẽ không phải lo ngại bất cứ điều gì về sản phẩm hay dịch vụ. Với Blue Luxury, việc chơi cá cảnh không còn là một công việc khó khăn. Hãy nhấc máy và gọi điện tới chúng tôi ngay hôm nay, để thú chơi cá của bạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Từ khóa » độ Cứng Nước Thủy Sinh
-
Độ Cứng Và Tác Hại Của Nước Cứng - Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội
-
Độ Cứng Là Gì Và Cách Giảm độ Cứng - Cá Cảnh
-
LẦM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CỨNG TRONG BỂ CÁ - EWS
-
Tầm Quan Trọng Của độ Cứng Nước Trong Bể Cá Nước Ngọt - Aquarila
-
Nước Cứng Có ảnh Hưởng đến Cá Cảnh
-
Mọi Vấn Đề Về GH Trong Bể Nuôi Tép
-
Ảnh Hưởng Của độ Cứng đến Nước Nuôi Cá, Thủy Sản Và Cách Làm ...
-
Các Thông Số, Viết Tắt Thông Dụng Trong Thú Chơi Thủy Sinh
-
Độ Cứng Của Nước Và ảnh Hưởng Xấu Với Nước Sinh Hoạt
-
Những Thông Số Trong Hồ Thủy Sinh Dành Cho Người Mới Chơi ⋆
-
Phân Biệt Độ Kiềm KH Và Độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi - Tin Cậy
-
Thông Số Hồ Thủy Sinh Được Viết Tắt
-
Chỉ Số TDS Lý Tưởng Và Cách Tăng Giảm TDS Cho Hồ Thủy Sinh