Những Thông Số Trong Hồ Thủy Sinh Dành Cho Người Mới Chơi ⋆

Khi bắt đầu chơi hồ thủy sinh, một vài người sẽ bắt đầu tìm hiểu về cách thiết kế, xây hồ như thế nào,… Tuy nhiên, cần lưu ý Những thông số thủy sinh dành cho người mới chơi là rất quan trọng. Sau đây, Thuysinhvn.org sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc một vài thông số cơ bản sau:

PPM

Ppm là từ được viết tắt của Parts per million, tức là trong một lít nước sẽ có 1 milligram chất khác hòa tan trong đó. (1ppm = 1mg/l)

Thường ngày, mọi người sẽ thấy các đơn vị đo lường quen thuộc như ki-lô-gam, lít,… Còn trong hồ thủy sinh thì khác, đơn vị đo lường căn bản nhất là miligram chất khác hòa tan trong nước.

Cho ví dụ đơn giản, có 7 ppm CO2. Tức là, trong 1 lít nước có 7 miligram khí CO2 trong hồ.

Thông số căn bản đầu tiên cần nắm bắt để tìm hiểu các thông số tiếp theo.

Thông số TDS

Tds là từ viết tắt theo tiếng Anh của Total dissolved solids, còn có tên gọi khác là Conductivity. Là tổng số chất rắn đa phần là các chất vô cơ, khoáng chất và các ion dương (cation) có thể hoàn tan trong nước. cụ thể như: Cl+, K+, Mg+, Na+, Co3+, Ca+,… và cũng được tính bằng đơn thông số ppm (ml/g). Độ tinh khiết của nước được đánh giá dựa vào thông số Tds này. Thông số Tds càng cao chứng tỏ nước càng nhiều tạp chất.

Công cụ dùng để đo Tds được gọi là bút đo Tds. Chúng có nhiều hình dáng khác nhau. Và không đo được các chất: hữu cơ, Clo, kim loại nặng, các hóa chất mang tính độc.

Lời khuyên

Chúng tôi khuyên các bạn, một khi đã có ý định chơi hồ thủy sinh. Tuyệt đối không nên bỏ sót công cụ đo Tds này. Vì giá thành không quá mắc, độ chính xác cao, rất tốt cho việc kiểm tra hồ nước và cách đo cũng đơn giản.

Bút đo Tds sẽ giúp các bạn nắm bắt được khu vực bạn sống có mực nước đầu vào có thông số Tds là bao nhiêu. Để đong đếm mức độ chênh lệch so với Tds trong hồ. Từ đó, giúp các bạn phát hiên và xử lý tạp chất (nếu có).

Và cũng không nên chủ quan và cho rằng nguồn nước đó hợp với hồ khi thông số Tds đo được ở mức thấp. Bởi bút Tds không đo được các chất hữu cơ, các chất độc và kim loại nặng. Theo dõi quá trình quang hợp, và phát triển của cây để tìm ra nguyên nhân nếu cây ngừng phát triển và chết.

Thông số pH

pH (pondus hydrogenii) là chỉ số đo hoạt động của các ion (H+) trong dung dịch hay đo độ axit hay bazơ trong dung dịch. Độ pH trung tính trong nước là 7. Nếu lớn hơn 7 có nghĩa là nước mang tính kiềm. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 7 thì nước mang tính axit.

Khi chơi hồ thủy sinh, độ pH là yếu tố rất quan trọng. Nhiều loại động thực vật thủy sinh chỉ sống và sinh tưởng tốt ở những độ pH nhất định. Vì vậy, trong một hồ thủy sinh không thể đáp ứng được độ pH hoàn hảo cho tất cả các loài động thực vật cùng sống trong đó được. và độ pH trung bình phù hợp với hồ thủy sinh là từ 5.5 – 8. Nếu cao hoặc thấp hơn trong giao độ trên, các động thực vật trong hồ sẽ khó có khả năng sống sót. Và mức thích nghi được gọi là tốt nhất thường là 5.5 – 6.5. Động thực vật trong hồ dễ bị stress nếu pH trong hồ thay đổi quá nhanh và quá nhiều.

Lưu ý

Độ pH thấp dưới 7 thì có nhiều chất sắt, các chất vi lượng dễ tan cho cây dễ hấp thụ. Đại đa số các thực vật có thể sống và phát triển tốt trong nước ở độ Ph này. Những chất độc như Amoniac sẽ chuyển đổi thành Amoni ít độc. Tuy nhiên, khi độ pH thấp thì hệ vi sinh trở nên yếu đi. Dễ sinh bệnh cho một số động vật, và sinh rêu hại nhiều hơn. Ngược lại, pH cao sẽ giúp nước trong hơn, ít rêu hại hơn. Nhưng pH cao sẽ khiến rêu hại khó sinh sản, do vi lượng khó tan và khó hấp thụ. Tuy nhiên, nó sẽ làm một vài loài thực vật khó quang hợp và phát triển. Fe và các chất vi lượng khó hấp thụ. Khí CO2 cũng khó khăn trong quá trình hòa tan khi hồ nước mang tính kiềm. Nguyên nhân dẫn đến pH cao: các vỏ ốc, đá, các đồ vật động vật được trang trí trong hồ có lượng đá vôi cao, banking soda, khí Oxi tan nhiều trong nước,…

Nguyên nhân làm giảm pH: khí co2, các chất axit có trong giấm, chanh, vitaminC, H2SO4, than bùn, acid humic,…

Cần xác định các nguyên nhân gây tăng cao độ pH để loại bỏ ngay lập tức. Nếu hồ giảm độ pH thì khoan hãy thêm các chất giúp giảm độ pH vào nhé!

Thông số kH

kH là độ kiềm của nước trong hồ, viết tắt theo nghĩa tiếng Anh là carbonate hardness. Là tổng số lượng hợp chất bazơ tồn tại trong nước.  Hai thành phần bazơ chủ yếu và phổ biến trong kH là HCO3- (bicarbonate) và CO32- (carbonate).

Thành phần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của độ pH chính là độ kH này.

Thông số gH

gH có nghĩa là độ cứng của nước. Đứuọc viết tắt theo tên gọi trong tiếng Anh là general hardness. Là tổng hàm lượng Ca++ và Mg++ trong nước. Trong hồ thủy sinh, canxi (Ca) và Magie (Mg) là hai trung lượng đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Độ cứng tốt cho hồ rơi vào khoảng 85 – 130 ppm. Độ cứng nước quá cao sẽ gây khó khăn cho quá trình phát triển của các loài động – thực vật trong hồ.

Bài viết trên chúng tôi cung cấp cho các bạn về Những thông số trong hồ thủy sinh dành cho người mới chơi.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các loài cây hoặc các sản phẩm chăm sóc hồ thủy sinh tại thuysinhvn.org nhé!

Trần Thị Cẩm Nhung

Chia sẻ

Từ khóa » độ Cứng Nước Thủy Sinh