Làm Thế Nào để Kiểm Soát Suy Nghĩ Tiêu Cực Tái Diễn Trong Quá Trình ...

Con người thường tự nhiên nảy sinh suy nghĩ tiêu cực khi trải qua những tình huống căng thẳng và gặp phải những suy nghĩa tiêu cực lặp đi lặp lại. Việc tiếp nhận chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư là một trong những điều căng thẳng nhất của cuộc đời và người ta có thể tua đi tua lại những suy nghĩ đau đớn trong đầu về quá khứ cũng như cảnh tượng sau này.

Đôi khi bạn có thể lờ những suy nghĩ này đi bằng những điều gây xao nhãng khác. Tuy nhiên trong những thời khắc yếu mềm hay tĩnh lặng, các suy nghĩ tiêu cực này có thể gây cảm giác bất lực, sự chán chường hay tức giận. Bạn có thể không thể ngủ ngon, ăn ngon hay tận hưởng những điều mà bạn đã từng thích thú. Những suy nghĩ này, nếu dai dẳng thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm bệnh lý. Tại đây, chúng tôi hi vọng có thể chia sẻ một số chiến thuật giúp không cho những suy nghĩ tiêu cực lặp lại này xuất hiện.

Xác định nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực

Có hi vọng trong việc xác định nguồn gốc dẫn đến căng thẳng, chúng ta có thể xác định rõ ràng và tìm thấy bình yên trong bản thân. Để làm được điều này. Chúng ta cần bước ra khỏi cảm xúc và cố gắng chuyển giả định do cảm xúc điều khiển sang những đánh giá khách quan.

Phân tích có thể đưa lại nhận thức lớn hơn và thay đổi tích cực. Tuy nhiên cũng có nguy cơ rơi vào vòng xoáy đi xuống. Có một số tình huống khi không tìm được câu trả lời và cần phải chấp nhận. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với tư vấn viên để quá trình tự khám phá bản thân và biến những suy nghĩ tự bại thành những suy nghĩ tích cực về cuộc sống dễ dàng hơn.

Đếm niềm hạnh phúc

Bạn có thể tìm thấy sự an ủi thông qua nhật ký biết ơn. Mỗi tối suy nghĩ về những điều trong ngày khiến bạn biết ơn. Điều này không nhất thiết phải là những cử chỉ vĩ đại hay sự kiện lớn. Đó có thể là những điều hạnh phúc nhỏ nhặt như thời tiết đẹp, đoạn đối thoại vui vẻ với người bạn hay có thể chỉ là thưởng thức một món ăn ngon. Tập biết ơn giúp bạn mở rộng suy nghĩ và thay đổi những quan điểm tiêu cực.

Nhắc lại đoạn trích/ lời cầu nguyện/ bài hát/ bài thơ hay

Ở những thời điểm khó khăn, hãy tập cách thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những lời tự thoại tích cực. Đó có thể là câu nói khích lệ tinh thần, câu chú hay lời cầu nguyện. Nhắc lại cho chính mình, hít vào từng lời và thở ra nỗi lo một cách có ý thức.

Đọc và xem những câu chuyện khích lệ về những chiến thắng ung thư

Nhiều người đã đi qua con đường gian nan này trước bạn và bộc lộ sự kiên cường và tích cực. Hãy để những câu chuyện này thúc đẩy bạn trong suốt những thời khắc khó khăn; liên tục nhắc nhở bản thân rằng mình có thể sống và vượt lên.

Ở lại thời điểm hiện tại

Chúng ta thường tự cho mình phiêu đi trong suy nghĩ – có thể đắm chìm trong kỉ niệm bất chợt hay lo lắng về những gì có thể hoặc không thể xảy ra trong tương lai. Ở lại thời điểm hiện tại – “ở đây và bây giờ” – là kỹ năng mà bạn có thể luyện tập cùng với hít thở và ngẫm nghĩ. Thông qua việc nhận thức và tràn ngập những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ kiên cường hơn và bớt phản ứng và kích động.

Hãy bỏ đi những gì bạn không thể kiểm soát

Hãy lùi lại một bước và xác định liệu có điều gì bạn có thể thay đổi hay điều chỉnh để tình huống tốt hơn. Hãy học cách bỏ đi những gì không trong tầm kiểm soát. Lo lắng không làm thay đổi tình huống. Trên thực tế nó còn dẫn tới tăng hormon căng thẳng và có thể cản trở quá trình phục hồi.

Giải quyết vấn đề theo từng bước nhỏ

Đối với những vấn đề bạn có thể thay đổi, hãy bắt đầu bằng cách viết ra một danh sách các mục tiêu và các bước nhỏ để bạn có thể tiến tới hoàn thành chúng. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu sống lành mạnh hơn thông qua việc áp dụng thói quen ăn uống tốt hoặc kết hợp thời gian biểu tập luyện nhẹ nhàng.

Thiết lập kế hoạch “dừng lo lắng”

Hãy dành 20-30 mỗi ngày để thỏa sắc lo lắng. Điều này cho phép bạn bố trí không gian để khám phá những điều bất an nhất trong khi giới hạn nó trong khung thời gian nhất định. Trong suốt khoảng thời gian trong ngày khi bạn tự suy ngẫm, hãy tự nhắc bản thân rằng sau đó bạn sẽ có khoảng thời gian đặc biệt để suy ngẫm.

Hãy xem lỗi lầm như là cơ hội học hỏi

Những nhà giáo dục hay những diễn giả tích cực thường khẳng định con đường đến thành công trải nhiều thất bại. Do đó thay vì đáp lại bằng nuối tiếc hay giận giữ về những lỗi lầm bạn đã gây ra, nhận thấy những bài học đã dạy bạn làm những việc theo cách khác nhau và tốt hơn.

Trải lòng với ai đó mà bạn biết cũng đang mắc bệnh ung thư

Một số bệnh nhân tìm được sự thoải mái và sức mạnh khi chia sẻ câu chuyện cũng như nỗi đau cùng với những chiến binh đã chiến đấu chống căn ung thư để khích lệ họ. Đôi khi, nhận thấy nỗi đau và lo lắng của người khác, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng với bản thân và lòng trắc ẩn với người khác. Bạn chỉ nên trải lòng với người khác khi cảm thấy sẵn sàng làm như vậy.

Yêu cầu hỗ trợ chuyên nghiệp khi cần

Bạn có thể hỏi giúp khi cần. Nếu bạn bị quá tải với công việc hàng ngày ở cơ quan, trường học, nhà hay trong các mối quan hệ, nên cân nhắc yêu cầu sức khỏe tinh thần chuyên nghiệp chẳng hạn như một tư vấn viên.

Đội ngũ chuyên nghiệp của CANHOPE có mặt để giúp bạn và những người thân yêu của bạn đối phó với việc chẩn đoán ung thư. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm tư vấn chế độ ăn uống, hỗ trợ tư vấn tâm lý-xã hội, hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ, các nhóm hỗ trợ bệnh nhân và người chăm sóc và các hội thảo về giáo dục ung thư. Để tìm hiểu thêm, hãy vào trang web của chúng tôi tại www.canhope.org.

Từ khóa » Cách Bớt Suy Nghĩ Tiêu Cực