Làm Thế Nào để Quản Lý Tốt Hơn Chuỗi Cung ứng Ngược? - Smartlog
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nhà bán lẻ xem chuỗi cung ứng ngược hay còn gọi là chuỗi cung ứng thu hồi (reverse supply chain) như là một nguồn chi phí lớn và cần phải được quản lý thật tốt, một điều cần thiết phải thực hiện hơn là một cơ hội. Trong khi những người khác lại nhận thấy một khía cạnh tiềm năng khác của chuỗi cung ứng.
Nhiều nhà bán lẻ không được trang bị để quản lý quy trình trả lại của họ nên đang dần chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (third-party logistics – 3PL) nhằm giúp họ thiết lập các hoạt động logistics ngược/ logistics thu hồi (reverse logistics) hiệu quả.
Những 3PL đã có nhiều năm kinh nghiệm cải tiến các chuỗi cung ứng của khách hàng có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa bằng cách làm tương tự đối với chiều ngược lại của chuỗi cung ứng.
Bằng cách đánh giá chính xác chi phí trả lại và tìm ra các phương pháp mới để quản lý hiệu quả quy trình logistics ngược/logistics thu hồi này, các nhà bán lẻ có thể cải thiện khả năng sinh lời và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Dưới đây Smartlog xin chia sẻ kinh nghiệm quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng ngược (chuỗi cung ứng thu hồi) từ Yusen Logistics cùng với Case study mà công ty này đã triển khai thành công.
1. LÀM THẾ NÀO QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG THU HỒI CỦA BẠN? Các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (third-party logistics – 3PL) đang giúp các nhà bán lẻ thiết lập các hoạt động trả về hiệu quả.
Liệu công ty bạn có được trang bị để quản lý hoạt động trả về? Chuỗi cung ứng của ngành bán lẻ ngày nay đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết và hoạt động trả hàng về đang trở thành một phần quan trọng của quá trình. Các nhà bán lẻ đang cố gắng thu lại càng nhiều giá trị càng tốt từ hàng hóa trả lại, hư hỏng, lạc hậu và bị thu hồi bởi vì chúng ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của họ. Ngoài ra, họ cũng tìm cách xử lý các mặt hàng này sao cho thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ thường không được trang bị đủ để quản lý quá trình trả lại của họ. Nhiều công ty đang dần chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (third-party logistics – 3PL) để giúp họ thiết lập các hoạt động logistics ngược/ logistics thu hồi (reverse logistics) hiệu quả. Việc sử dụng một 3PL nhằm phục vụ cho logistics thu hồi là một quyết định hợp lý bởi các lý do quan trọng sau đây. Thứ nhất, 3PL mang đến cho công ty sự linh hoạt trong việc chỉnh sửa dòng chu chuyển hàng trả về mà không cần thiết phải đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng và thiết bị. Khi các quy trình thu mua sản phẩm thay đổi, chẳng hạn như lựa chọn nhà cung cấp mới, có các vị trí mới, các lựa chọn kênh phân phối, v.v, để phục vụ cho chuỗi cung ứng (xuôi), thì chuỗi cung ứng ngược cũng phải thay đổi theo để thích ứng với những biến đổi này. Nếu một công ty chỉ dựa vào mạng lưới nội bộ và các tài nguyên liên quan, họ sẽ giới hạn bản thân mình ở những điều mà họ chỉ có thể làm một mình và đồng thời cũng giới hạn khả năng nhanh chóng phản ứng của họ với những thay đổi cần thiết này. Thứ hai là, trong khi một số công ty có thể xem quá trình trả lại là một quá trình tương đối tĩnh, không thể có thêm được gì nữa từ sự thật (là hàng bị trả về!), nhưng ngày nay, có nhiều cơ hội để phục hồi tài sản chỉ mà 10 năm trước đây không hề làm được. Cơ hội tiếp cận các xu hướng và ý tưởng như vậy đến từ việc hợp tác với các công ty 3PL có kinh nghiệm trong hoạt động này, hiểu được ngành và có thể giúp một công ty tìm kiếm những cách mới để tiếp cận chuỗi cung ứng ngược (hay chuỗi cung ứng thu hồi). Thứ ba, năng lực kho bãi và bất động sản công nghiệp nói chung lúc nào cũng đòi hỏi một khoản tiền thuê cố định ở hầu hết các thị trường. Khi những công ty tìm kiếm các cơ hội để thử nghiệm các ý tưởng mới liên quan đến chuỗi cung ứng ngược của họ, thực hiện các chương trình thí điểm để tăng khả năng thu hồi tài sản và phục vụ cho sản lượng thu hồi tiềm năng, v.v … thì khả năng làm việc đó mà không cần một khoản đầu tư không gian kho bãi dài hạn có thể là một lợi ích thực sự. Tìm kiếm một đối tác 3PL mà có khả năng sẵn sàng ngay lập tức, có khả năng cạnh tranh và có thể nhanh chóng phản ứng lại với những cơ hội phát sinh, sẽ giúp làm giảm rủi ro cho các công ty đó và giúp họ phản ứng kịp thời với những thay đổi của ngành.
Một loạt các kênh phân phối làm phức tạp quy trình trả về
Đa kênh (hay Omni-channel) đã, đang và sẽ tiếp tục là động lực cho ngành logistics ngược/logistics thu hồi. Làm thế nào để đối phó với khối lượng sản phẩm khổng lồ khi chuyển từ kinh doanh ở các cửa hàng truyền thống sang thương mại điện tử (e-commerce) là một hiện tượng không phải duy nhất với reverse logistics. Chuỗi cung ứng (xuôi) của nhiều công ty bán lẻ cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp, theo đó tốc độ đưa hàng hóa ra thị trường là cực kỳ quan trọng và đôi khi đi kèm với chi phí vận chuyển và quản lý tồn kho cao hơn. Đồng thời, chuỗi cung ứng ngược phải vật lộn với khối lượng và tốc độ ngày càng tăng. Vậy nên, liệu một cơ sở hạ tầng được thiết kế chủ yếu để phục vụ cho hoạt động bán hàng/ trả lại của kinh doanh truyền thống có đủ khả năng để xử lý một giải pháp trong thương mại điện tử? Vì khối lượng và tính đa dạng của SKU được bán trực tuyến vượt trội hơn nhiều so với các mặt hàng được bán trong các cửa hàng truyền thống, thách thức đối với chuỗi cung ứng ngược chính là xác định cách làm thế nào để phục vụ vô số sản phẩm trả về. Câu hỏi mà nhiều nhà bán lẻ phải trả lời là có bao nhiêu sản phẩm như thế này có thể được đưa trở lại lưu thông ngay lập tức và có bao nhiêu cần tiến hành một lộ trình xử lý khác (như tái chế, tân trang, thanh lý hàng loạt, đấu giá trực tuyến, hay là chám dứt vòng đời, v.v). Các nhà bán lẻ đương nhiên thích đưa hàng hoá trả lại (không có khiếm khuyết) bán trực tuyến hơn là đưa vào tồn kho hiện tại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ không thể làm như vậy do phải tuân thủ quy định về mặt pháp lý. Mặt hàng điện tử là dòng sản phẩm phổ biến nhất trong dạng này. Khi các sản phẩm công nghệ cao được bán trực tuyến với số lượng lớn hơn và nhiều hơn, thì thách thức để xử lý thông qua mạng lưới thu hồi càng lớn và tầm quan trọng đặt lên các giải pháp tân trang và thanh lý càng lớn. Đồng thời, dù gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xử lý, nhưng điều này cũng có thể mang lại giá trị đáng kể cho nhà bán lẻ nào có thể sửa chữa và bán đấu giá hiệu quả các mặt hàng điện tử và các mặt hàng có giá trị cao khác trên thị trường thứ cấp hơn là bán số lượng lớn cho nhà thanh lý. Sử dụng các nền tảng đấu giá thương mại điện tử thị trường thứ cấp là một cách lý tưởng để hoàn thành mục tiêu này.
3PLs mang lại các giải pháp linh hoạt, tùy chỉnh Trong thị trường logistics ngược/logistics thu hồi, một số nhà bán lẻ xem chuỗi cung ứng ngược như là một nguồn chi phí lớn và cần phải được quản lý thật tốt, một điều cần thiết phải thực hiện hơn là một cơ hội. Tuy nhiên, những người khác lại nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng liên quan đến mặt này của chuỗi cung ứng, bằng cách tận dụng các chiến lược xử lý hàng trả về và tìm ra những cách sáng tạo để tối đa hoá doanh thu liên quan đến hàng hoá mà thường bị xem là có ít hoặc không có giá trị nào cả. Khả năng của một 3PL không chỉ đáng tin cậy, linh hoạt và lấy chất lượng làm đầu mà còn giúp tìm ra các giải pháp tối đa hóa doanh thu cho khách hàng chính là một nhân tố khác biệt hóa của 3PL đó. Một 3PL chỉ đơn giản giúp khách hàng của họ “quản lý quá trình trả về” là chưa đủ, họ còn có tư duy hướng về tương lai và giúp khách hàng giảm chi phí trong khi (có lẽ quan trọng hơn) tạo ra doanh thu. Tận dụng các thực hành tốt nhất để giảm chi phí, tối thiểu hóa tổn thất Các nhà bán lẻ có thể đưa ra các quy trình để giảm chi phí và giảm thiểu thiệt hại. Dưới đây là một số phương thức logistics ngược được sử dụng trong chuỗi cung ứng bán lẻ ngày nay: • Đánh giá sản phẩm: Các nhà bán lẻ có thể giảm chi phí bằng cách hạn chế sản lượng được trả về thông qua mạng lưới kênh phân phối (DC) của họ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách phân biệt cẩn thận giữa các sản phẩm thực sự bị lỗi và những sản phẩm có thể được nhập lại kho của cửa hàng. Mặc dù điều này có thể tạo ra gánh nặng lớn hơn một chút cho cửa hàng, nhưng tiết kiệm trong vận chuyển và xử lý cho toàn bộ tổ chức có thể lớn hơn các chi phí khu vực. Các khảo sát gần đây cho thấy 72% hàng trả về là “Không có lỗi nào được tìm thấy”, tăng từ con số 50% cách đây vài năm và điều này đã giúp các nhà bán lẻ có cách tiếp cận chủ động hơn khi tiếp cận với xử lý tồn kho hàng trả về. • Đấu giá thương mại điện tử: Các nhà bán lẻ đang chuyển từ các phương án xử lý truyền thống (trả lại nhà cung cấp, thanh lý hàng loạt, tái chế / tiêu hủy) sang trực tiếp bán sản phẩm thanh lý trên các nền tảng đấu giá thương mại điện tử. Bán thanh lý tất cả với số lượng lớn có thể không còn là phương pháp được ưa thích bởi các nhà bán lẻ đang nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn bằng cách loại bỏ “người trung gian” trong quy trình này bằng cách tiếp cận trực tiếp với những người mua hàng cuối cùng của những mặt hàng này. • Các giải pháp đưa ra ngoài lãnh thổ: Do sự bão hòa của sản phẩm bị trả lại và lạc hậu ở thị trường thứ cấp của Mỹ, một số nhà bán lẻ đang cân nhắc các giải pháp đưa sản phẩm ra nước ngoài (như Mỹ La-tinh, Châu Phi, tiểu Lục địa Ấn Độ …) mặc dù có những thách thức nhất định liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm trả lại. Khối lượng lớn lợi nhuận đã làm giảm giá thị trường thứ cấp ở Hoa Kỳ và do đó xuất khẩu sang các nền kinh tế đang phát triển mở ra cơ hội mới để bán những mặt hàng này. Nhiều quốc gia như thế này đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng điện tử tiêu dùng, chẳng hạn như điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v … và do đó các sản phẩm này mang lại lợi ích nhiều nhất cho các nhà bán lẻ đang cân nhắc một mô hình xuất khẩu. • Gom hàng: Gom các hàng trả lại cho người bán hàng (Return to Vendor – RTV) thông qua các địa điểm hoặc khu vực tập trung có thể là một cách hiệu quả để giảm thiểu chi phí vận chuyển và giảm rủi ro liên quan đến xử lý hàng lẻ (less than truck-load – LTL). Các nhà bán lẻ cũng có thể thiết lập các đại điểm tân trang lại hàng hóa tại khu vực để giảm chi phí vận chuyển trên tổng thể. • Sở hữu hàng trả về của OEM (Original Equipment Manufacturers – nhà sản xuất thiết bị gốc): Các nhà bán lẻ có thể kiểm soát ngày càng nhiều lợi nhuận của các nhà sản xuất thiết bị gốc như là một cách để tận dụng chi phí xử lý và vận chuyển và tạo doanh thu từ việc bán hàng trên thị trường thứ cấp. Điều này đặc biệt đúng đối với các sản phẩm có giá trị thị trường thứ cấp cao như điện tử, thiết bị gia dụng và may mặc. Vì ít sản phẩm được trả lại cho các nhà sản xuất, cả nhà bán lẻ và OEM đều có thể có lợi từ việc tiết kiệm chi phí. Các OEM không còn phải trả tiền cho việc vận chuyển và xử lý hàng hoá trả lại, và các nhà bán lẻ có thể làm mới và bán lại sản phẩm thông qua các kênh thanh lý khác nhau. Bằng cách tiếp cận một cách chính xác chi phí thực của hoạt động trả hàng và áp dụng các phương pháp mới để quản lý hiệu quả quy trình logistics ngược, các nhà bán lẻ có thể cải thiện khả năng mở rộng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng của mình. 2. CASE STUDY: MỘT NHÀ BÁN LẺ TOÀN CẦU ĐÃ CẢI THIỆN ĐƯỢC DÒNG CHẢY CỦA HỌ
*Thách thức Khách hàng, một nhà bán lẻ lớn hàng đầu với các cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ, cần phải tăng hiệu quả của quá trình hoàn lại và giảm chi phí vận chuyển. Nhà bán lẻ có sáu trung tâm trả lại (Return centers – RCs) nằm trên khắp cả nước. Công ty này vốn vận chuyển hàng trả lại từ các RC của nó quay trở lại trung tâm phân phối của nhà sản xuất, một chặng đường dài từ đầu này đến đầu kia trên toàn nước Mỹ. Các hàng hoá trả lại đã được đóng pallet tại các RC và sau đó được vận chuyển trở lại nhà sản xuất thông qua phương thức hàng lẻ (LTL). Nhà bán lẻ này có năng lực hạn chế trong việc dồn hàng để sử dụng FTL, dẫn đến việc tận dụng kém các đầu xe và hàng LTL, dẫn đến chi phí vận chuyển cao. *Giải pháp Yusen Logistics đã thiết lập không gian kho gần với RC của nhà bán lẻ. Từ RC của nhà bán lẻ, hàng hóa được vận chuyển đến kho của Yusen Logistics, giảm áp lực lên RC của nhà bán lẻ. Sản phẩm được sắp xếp theo nhà sản xuất và số lượng tải FTL được tạo ra. Yusen Logistics phân sản phẩm thành từng giai đoạn và sắp xếp các cuộc hẹn để giao hàng đến các địa điểm của nhà sản xuất. *Lợi ích Dịch vụ gom hàng Yusen Logistics loại bỏ tốn kém trong vận chuyển hàng LTL vào và ra, giảm chi phí vận chuyển và rủi ro liên quan đến hàng hóa bị hư hỏng và mất cắp. Giải pháp cho phép nhà bán lẻ cải thiện sản lượng lưu chuyển qua RC và xử lý sản phẩm nhiều hơn với cùng một cơ sở. Điều này đã được cải tiến kịp thời về việc phân phối và phối hợp giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Lời kết Bằng cách hợp tác với 3PL, các nhà bán lẻ sẽ được hưởng lợi nhờ vào kiểm soát chặt chẽ hơn đối với toàn bộ chuỗi cung ứng, dẫn đến cải thiện quản lý hàng tồn kho, tăng khả năng hiển thị – visibility (tầm nhìn toàn bộ chuỗi cung ứng), giảm chi phí và tăng cường quản lý rủi ro. —- Nguồn: Supply Chain 247, Yusen Logistics
Từ khóa » Chuỗi Cung ứng Ngược Là Gì
-
Dịch Vụ Hậu Cần Ngược (Logistics Ngược, Logistics Thu Hồi)
-
Logistics Ngược – Reverse Logistics Là Gì? - VILAS
-
Reverse Logistics (Logistics Ngược, Logistics Thu Hồi) Là Gì?
-
Logistics Ngược Là Gì? So Sánh Logistics Ngược Và Logistics Xuôi
-
Logistics Ngược Là Gì? - Golden Sea
-
Logistics Ngược Là Gì? Cần Nắm Thông Tin Gì Về Reverse Logistics?
-
Logistics Thu Hồi Là Gì Và Những Mô Hình PHỔ BIẾN điển Hình
-
Reverse Logistics Là Gì? Tất Tần Tật Về Reverse Logistics
-
TÍCH HỢP LOGISTICS NGƯỢC VÀ CHUỖI CUNG ỨNG - Meksmart
-
Logistics Ngược Là Gì? Ngược Nhưng Tầm Quan Trọng Của Nó Ra Sao
-
Logistics Ngược Là Gì? Vai Trò Logistics Ngược đối Với Doanh Nghiệp
-
Reverse Logistics Hay Logistics Ngược Là Gì? | Và Các Vấn đề Quan ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Logistics Ngược Và Logistics Xuôi | UTLogs Club
-
Những điều Cần Biết Về Logistics Ngược, Logistics Thu Hồi (Reverse ...