Reverse Logistics (Logistics Ngược, Logistics Thu Hồi) Là Gì?

  • Trang chủ
  • Kiến thức
Reverse logistics (Logistics ngược, Logistics thu hồi) là gì?

Khái niệm Logistics ngược

Reverse logistics (Logistics ngược, Logistics thu hồi) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.

Môi trường Logistics được đánh giá ngày càng trở nên năng động, phức tạp và không ổn định. Cạnh tranh ngày một gia tăng ở hầu hết các thị trường và gay gắt hơn trước rất nhiều. Vòng đời sản phẩm ngày một ngắn đi và điều kiện kinh doanh thì luôn thay đổi. Tất cả những yếu tố này buộc các công ty phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

Các công ty – dù quy mô lớn hay bé đều phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề mới phát sinh như Logistics toàn cầu (Global Logistics), sự xuất hiện đa dạng của các loại hình cung cấp dịch vụ Logistics (3PLs, 4PLs, 5PLs), Logistics thương mại điện tử (E-Logistics), đối tác Logistics (Logistics Partnerships) và Logistics thu hồi (Reverse Logistics).

Logistics ngược khác Logistics xuôi như thế nào?

Logistics ngược có những đặc trưng khác biệt căn bản so với logistics xuôi. Bảng 1 dưới đây sẽ mô tả những khác biệt đó.

So sánh giữa logistics ngược và xuôi

LOGISTICS NGƯỢC

LOGISTICS XUÔI

Dự báo khó khăn hơnDự báo tương đối đơn giản hơn
Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểmVận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm
Chất lượng sản phẩm không đồng nhấtChất lượng sản phẩm đồng nhất
Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủyBao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tốGiá cả tương quan đồng nhất
Tốc độ thường không được xem là ưu tiênTốc độ là quan trọng
Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếpChi phí có thể giám sát chặt chẽ
Quản lý dự trữ không nhất quánQuản lý dự trữ nhất quán
Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chấtSở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng

Mô hình và quy trình Logistics ngược

Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…

Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn như trong hình 2 dưới đây. Bước đầu tiên trong quy trình logistics ngược là “Tập hợp” bao gồm các hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi. Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được “Kiểm tra” thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại.

logistics ngược là gì? logistics thu hồi là gì?

Trong giai đoạn 3 “Xử lý”, khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, DN sẽ có nhiều cách xử lý: (1) Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; (2) phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng…); và (3) xử lý rác thải (thiêu đốt hoặc thải ra môi trường).

Bán lại được áp dụng khi các sản phẩm được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá. Tái sử dụng là trường hợp chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng như linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh), pallet, container và các hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với các sản phẩm mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì cần phải phục hồi thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất lại… rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối. Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn về môi trường, DN sẽ cố gắng để vứt bỏ sản phẩm với chi phí thấp nhất.

Giai đoạn cuối cùng là “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.

Tại sao cần quan tâm đến Reverser Logistics?

reverse logistics là gì? logistics ngược là gì?

Những tiêu chí Logistics này đã trở thành những tiêu chuẩn chung cho hầu hết các công ty và là những yêu cầu cơ bản của khách hàng. Khi hầu như công ty nào cũng đạt được những tiêu chí trên thì những yếu tố khác sẽ tạo ra sự khác biệt, ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Một trong các yếu tố ngày càng trở nên quan trọng đó chính là Logistics thu hồi (Reverse Logistics). Khá nhiều công ty đã đưa ra các giải pháp liên quan đến Logistics thu hồi, tuy nhiên không nhiều trong số này đưa ra được các giải pháp tối ưu.

Với nhiều lý do như chi phí, sự hài lòng của khách hàng và doanh thu – Logistics thu hồi đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược chuỗi cung ứng hiện tại và tương lai. Nhiều công ty đã bắt đầu tìm hiểu Logistics thu hồi và đặt ra những tiêu chuẩn ngành trong hoạt động này. Nhiều công ty trên thế giới thậm chí đã nhận được chứng nhận ISO về quy trình Logistics thu hồi của họ. Những nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PLs) chuyên về mảng Logistics thu hồi đã dự đoán được sự gia tăng về nhu cầu của dịch vụ này trong tương lai.

Một số số liệu thống kê dưới đây sẽ phản ánh phần nào tầm quan trọng của Logistics thu hồi:

• Chi phí Logistics thu hồi chiếm từ 0,5% đến 1% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ. Tổng thu nhập quốc nội của Mỹ năm 2008 là 14,29 nghìn tỷ đô la Mỹ.

• Doanh thu bán lẻ hàng hóa trên mạng của Mỹ năm 2008 đạt 147,6 tỷ đô la Mỹ và dự đoán trong năm 2009 đạt 165,9 tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó, tỷ lệ thu hồi hàng hóa bán lẻ trên mạng chiếm 6,3% thay đổi tùy loại sản phẩm và tùy thời gian trong năm.

• 95% người tiêu dùng thích trả lại sản phẩm được mua trên mạng tại một địa điểm cụ thể hơn; 43% thường sử dụng lựa chọn này nếu có thể; 37% người mua hàng trên mạng và 54% những người lướt web ngại mua hàng trên mạng bởi vì việc trả lại và đổi hàng rất khó khăn.

• Chi phí thực hiện việc thu hồi hàng hóa có thể cao từ 2 đến 3 lần so với việc xuất khẩu hàng đi nước ngoài.

Có thể thấy rằng Logistics thu hồi là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, bởi vì các chi phí và quy mô dịch vụ liên quan đến quy trình này trong chuỗi. Vậy cụ thể thế nào là Logistics thu hồi và các hoạt động của nó là gì?

Mr.Lô tổng hợp.

Bài liên quan

  • Chỉ số LPI là gì? Logistics Performance Index là gì?

    KIẾN THỨC - 31/10/2014

  • [Infographic] Kaizen là gì? 5s là gì?

    KIẾN THỨC - 28/12/2014

  • Tại sao lại khuyến khích nhập FOB bán CIF?

    KIẾN THỨC - 19/10/2014

  • Làm sao để cạnh tranh Logistics với những gã khổng lồ?

    KIẾN THỨC - 27/11/2014

  • Chi phí Logistics là gì? Thực trạng chi phí Logistics tại Việt Nam

    KIẾN THỨC - 27/01/2015

  • Ví dụ cụ thể về dịch vụ Logistics thông qua mô hình vận hành của công ty May 10

    KIẾN THỨC - 27/12/2014

  • Những bất cập của đội tàu biển Việt Nam

    KIẾN THỨC - 13/05/2016

  • Mô hình O2O là gì?

    KIẾN THỨC - 06/05/2016

  • Vận tải là gì? Vai trò của vận tải trong Logistics?

    KIẾN THỨC - 08/05/2016

  • Logistics Là Gì Theo Lối Nhìn Nhận Mới

    KIẾN THỨC - 28/02/2016

Cùng chuyên đề

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Bài học Logistic thuê ngoài giữa Dell và Asus

Bài học Logistic thuê ngoài giữa Dell và Asus

Top 25 Chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới 2014

Top 25 Chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới 2014

Logistics là gì? Logistics có phải là hậu cần không?

Logistics là gì? Logistics có phải là hậu cần không?

Nguyên lý Pareto (80/20) và ứng dụng trong Logistics

Nguyên lý Pareto (80/20) và ứng dụng trong Logistics

Kiến thức

  • Logistics nhập môn23
  • Hàng hóa vận tải5
  • Kho hàng và hàng tồn kho10
  • Quản trị sản xuất9
  • Quản trị Logistics7
  • Quản trị chuỗi cung ứng3
  • Thương mại điện tử và E-Logistics11
  • Vận tải đa phương thức3
  • Giao nhận và Hải Quan7
  • Thu mua (Purchasing/Procurement)4
moi quang cao

Thư viện

  • Chứng từ và hợp đồng mẫu17
  • Danh sách khách hàng9
  • Quy định và thông tư6
  • Quy trình xuất nhập khẩu15
  • Báo cáo - Số liệu chuyên ngành18
  • EBook Logistics Tiếng Anh36
  • EBook Logistics Tiếng Việt8
  • Giáo trình học Logistics9
  • Bài tập thực hành Logistics7
  • Luận văn tham khảo ngành Logistics9
  • Quy tắc thương mại quốc tế Incoterm5
  • Tiếng Anh chuyên ngành Logistics7
  • Tài liệu luyện thi TOEIC9
moi quang cao

Nên đọc

Bài học Logistic thuê ngoài giữa Dell và Asus

Bài học Logistic thuê ngoài giữa Dell và Asus

Logistics và chuyện về những thất bại nổi tiếng lịch sử

Logistics và chuyện về những thất bại nổi tiếng lịch sử

Chi phí Logistics là gì? Thực trạng chi phí Logistics tại Việt Nam

Chi phí Logistics là gì? Thực trạng chi phí Logistics tại Việt Nam

Một số vấn đề về marketing dịch vụ cảng biển

Một số vấn đề về marketing dịch vụ cảng biển

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

moi quang cao

Tâm điểm

Chia sẻ tâm sự LogisticsHành trang tìm việc02/02/2015

Chia sẻ tâm sự Logistics

Giải pháp nào cho chi phí logistics Việt NamTin tức29/01/2015

Giải pháp nào cho chi phí logistics Việt Nam

Làm sao để cạnh tranh Logistics với những gã khổng lồ?Kiến thức27/11/2014

Làm sao để cạnh tranh Logistics với những gã khổng lồ?

Big Data trong Logistics và chuỗi cung ứngKiến thức20/02/2017

Big Data trong Logistics và chuỗi cung ứng

Từ khóa » Chuỗi Cung ứng Ngược Là Gì