Làm Thế Nào để Quản Trị Dòng Tiền Hiệu Quả? (Phần 3) - UOB

Skip To Main Content Close Search ModalSearchTìm Tìm kiếm nổi bật
  • Liên hệ
  • Thẻ tín dụng
  • Khuyến mại
  • Bảo mật
There was an error - check the logs for details Trò chuyện cùng chuyên gia: Làm thế nào để quản trị dòng tiền hiệu quả? (Phần 3)
  • cashflow-management-3cashflow-management-3

Cô có thể chia sẻ thêm những lợi ích của DNNVV trong việc Vay vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho các hoạt động kinh doanh?

Các DNNNV gặp nhiều hạn chế về tăng trưởng hơn các doanh nghiệp lớn; quy mô nhỏ khiến các doanh nghiệp này khó tiếp cận thị trường, nguồn vốn và nguồn lao động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khó khăn trong việc tiếp cận vốn là một trong những rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng của các DNNVV. Nếu được tiếp cận vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng sản xuất, tăng năng suất, phát triển thị trường và tạo thêm việc làm.

Ngoài ra, việc sử dụng vốn vay sẽ giúp làm giảm nghĩa vụ nộp thuế TNDN và làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Lấy một ví dụ đơn giản: Doanh nghiệp A có tổng tài sản là 2 tỷ đồng, doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, không sử dụng vốn vay. Doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Nếu doanh nghiệp này tài trợ 50% vốn chủ sở hữu (1 tỷ đồng) và đi vay 1 tỷ đồng với lãi suất 10%/năm, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ như sau (các hoạt động khác của DN không đổi)

Trong trường hợp sử dụng nợ, số thuế TNDN phải nộp cho nhà nước giảm chỉ còn 60 mil VND, do chi phí lãi vay được khấu trừ thuế. Như vậy, một lợi ích của việc sử dụng nợ là giảm chi phí thuế TNDN. Hơn nữa, mặc dù lợi nhuận sau thuế thấp hơn, tuy nhiên, DN bỏ ra 1 tỷ vốn CSH và thu về được 240tr, tỷ suất là 24%. Nếu không sử dụng nợ, DN phải bỏ ra 2 tỷ và chỉ thu về 320tr, tỷ suất chỉ là 16%.

Vậy những lưu ý nào giúp DN tránh rủi ro khi vay vốn hỗ trợ từ ngân hàng?

Trước đây, việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV rất hạn chế. Một vấn đề của các DNNVV là sự thiếu minh bạch về thông tin. Các báo cáo tài chính của các DNNVV thường không đồng nhất, không được kiểm toán và độ tin cậy không cao. Các DNNVV cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc lập báo cáo kinh doanh, quản trị dòng tiền. Điều này khiến việc thu thập thông tin về các DNNVV rất khó khăn và tốn kém. Với quy mô nhỏ, các DNNVV cũng có thể không có đủ tài sản thế chấp cho các khoản vay. Vì lẽ đó, các tổ chức tài chính có thể không muốn cho các DNNVV vay do giá trị các khoản vay thường nhỏ do quy mô, hiệu quả tín dụng thấp trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã quan tâm nhiều hơn đến tín dụng cho DNNVV và cung cấp nhiều khoản vay ưu đãi hơn cho đối tượng khách hàng này. Xu hướng cho vay đối với DNNVV cũng được dự báo là xu hướng phát triển của các NHTM trong thời gian tới.

Dù cánh cửa vay vốn đã mở rộng nhưng không đồng nghĩa với tất cả các DNNVV đều có thể vay vốn. Các DNNVV cũng cần hiểu được rằng các NHTM cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cho DNNVV vay. 90% các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại nên việc cho vay DNNVV vốn dĩ đã rất rủi ro. Thêm vào nữa, việc thu thập thông tin từ các DNNVV rất khó khăn tốn kém. Các DNNVV lại không có nhiều tài sản thế chấp cho các khoản vay. Điều này khiến cho các NHTM dù muốn nhưng vẫn còn nhiều rào cản trong việc cấp tín dụng DNNVV. Vì vậy, các DNNVV cũng cần có chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để đi vay (về thông tin, về sổ sách…) và có thái độ hợp tác với ngân hàng. Xét cho cùng, đây là cuộc chơi mà cả hai bên đều có lợi.

Ngoài ra, việc sử dụng vốn vay cũng sẽ có các rủi ro nhất định. Vốn vay sẽ làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi doanh nghiệp làm ăn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay và hoàn trả vốn gốc. Điều này có thể khiến tình hình của doanh nghiệp trầm trọng hơn. Hơn nữa, trong thời kỳ kinh tế tốt, các tiêu chuẩn cho vay có xu hướng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế khó khăn, ngân hàng có thể thắt chặt các điều khỏan cho vay. Các chủ DNNVV đang tìm kiếm các khoản vay vốn lưu động có thể phải cầm cố tài sản cá nhân làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Ngay cả sau khi Ngân hàng thực hiện một khoản vay, các điều khoản cho vay cho phép ngân hàng định kỳ đánh giá giá trị thị trường của tài sản thế chấp. Nếu giá trị thị trường giảm, ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải cầm cố thêm tiền mặt hoặc tài sản thế chấp.

Vì vậy, doanh nghiệp cần quản lý các khoản vay một cách khôn ngoan và có các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi vay:

  • Doanh nghiệp cần theo dõi dòng tiền ra vào doanh nghiệp để đảm bảo khả năng trả vốn và lãi vay
  • Sử dụng vốn vay đúng mục đích
  • Không nên đi vay từ quá nhiều nguồn để có thể kiểm soát được các khoản vay.
  • Cần xây dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể được hưởng các ưu đãi về lãi suất, ân hạn, đàm phán các điều kiện vay vốn khi kinh tế khó khăn…
  • Tận dụng các hỗ trợ, tư vấn tài chính từ ngân hàng. Các ngân hàng cũng không muốn doanh nghiệp không trả được nợ, vì vậy, họ có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính giúp quản trị rủi ro trực tiếp trên khoản vay.

Vâng, với rất nhiều thông tin mà Cô chia sẻ chắc chắn đã giúp nhiều bạn đọc hiểu được bức tranh tổng thể về Quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung, và Quản trị dòng tiền nói riêng. Ngân hàng UOB rất cám ơn Cô đã dành thời gian trò chuyện cùng chuyên mục.

Liên quan đến hoạt động quản trị dòng tiền của các DNNVV, sắp tới Cô sẽ đồng hành cùng UOB để tổ chức buổi hội thảo về chủ đề Quản trị dòng tiền hiệu quả. Qua buổi hội thảo này, các DNNVV có thể hiểu được vai trò quan trọng của quản trị dòng tiền, và phân biệt được dòng tiền và lợi nhuận. Buổi hội thảo cũng sẽ cung cấp một số công cụ đơn giản để giúp các DN có thể tự lập kế hoạch quản trị dòng tiền và quản trị tài chính của công ty. Cám ơn UOB đã có chuyên mục rất hay và hi vọng những chia sẻ của Cô sẽ giúp nhiều bạn đọc hiểu thêm về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp hoặc muốn tìm hiểu về các gói vốn hỗ trợ đặc biệt từ UOB, hãy đặt để lại tin nhắn ngay dưới bài viết này, các chuyên gia của UOB sẽ phản hồi nhanh đến bạn.

Trò chuyện cùng chuyên gia: Làm thế nào để quản trị dòng tiền hiệu quả? (Phần 1)

Trò chuyện cùng chuyên gia: Làm thế nào để quản trị dòng tiền hiệu quả? (Phần 2)

ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

ĐĂNG KÝ NGAY

Ý kiến

Bùi Thu Huế, Phó phòng tổ chức

Có nhiều các doanh nghiệp sau khi vay vốn không sử dụng dòng tiền đúng mục đích dẫn tới việc không trả được gốc và lãi vay đúng hạn sẽ càng làm cho việc tiếp cận nguồn vốn của DNVVN càng trở nên khó khăn hơn

Trịnh Văn Bình, Giám đốc

Chia sẻ của cô Hoàng Anh rất hay khi mình sử dụng vốn vay ngân hàng cho việc kinh doanh để giảm cho việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nguyễn Quỳnh Chi, Phó Giám đốc

Tôi quản lý một DNVVN chuyên sản xuất nhựa cũng thấy rằng có rất nhiều những khó khăn khi DNVVN đi vay vốn, rất mong nhận được sự tư vấn về các gói vốn hỗ trợ đặc biệt từ UOB cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ khóa » Nợ Sau Thuế