Làm Thế Nào để Thỏa Thuận Mức Lương Của Bạn Qua Email (một Vài ...

Skip to contentenvato-tuts+envato-tuts+
  • Sign In
  • Tuts+ YouTube
  • Envato
  • Envato
  • |
  • Tuts+ YouTube
  • |
  • Sign In
  • envato-tuts+
Advertisement
  1. Business
  2. Marketing
  3. Email Newsletters
Làm thế nào để thỏa thuận mức lương của bạn qua email (một vài mẹo nhỏ và ví dụ) Scroll to top AdvertisementAdvertisementAdvertisementAdvertisementAdvertisement Charley Mendoza Charley Mendoza Apr 18, 2022 20 min read Tiếng Việt
  • Pусский
  • English
  • Deutsch
  • Português
  • Bahasa Indonesia
  • Español
  • Tiếng Việt
  • العربية/عربي
Copied to clipboard! Marketing Email Newsletters Careers Finding a Job

Vietnamese (Tiếng Việt) translation by Giang Nam (you can also view the original English article)

Dù là đàm phán trực tiếp hay qua email, thời điểm tốt nhất để thỏa thuận mức lương là sau khi bạn đã gây được ấn tượng nhất định với nhà tuyển dụng tiềm năng và phải là trước khi kí kết hợp đồng.

Hầu hết các công ty sẽ gửi thư mời làm việc qua email trước, đó là thời điểm tốt nhất để bạn có cơ hội đàm phán về các điều khoản trong chế độ lương và đãi ngộ của họ.

Vâng, ngay từ đầu quản lí nhân sự hay bất kì ai đều phải cân nhắc kĩ lưỡng khi được phân công thỏa thuận lương với bạn. Dĩ nhiên, trả càng ít cho bạn thì càng tốt cho họ Không phải họ muốn "chơi khăm" bạn, đó chẳng qua là một phần công việc của họ. Phản ứng đầu tiên thường là,

“Tôi rất vui khi bạn muốn làm việc cho chúng tôi. Thật tiếc, mức lương cơ bản mà chúng tôi có thể trả bạn là toàn bộ ngân sách có thể cho vị trí này”

Bạn nghĩ rằng không còn cơ hội để đàm phán nữa. Đừng nhụt chí. Hãy giữ thái độ lịch sự và nhiệt tình khi đàm phán về mức lương của bạn. Bạn ở đây là để thỏa thuận chứ không phải nhụt chí ngay sau nỗ lực đầu tiên của mình. Vì vậy hãy cứ tiếp tục và duy trì cuộc dàm phán một cách cởi mở.

Salary Negotiation EmailSalary Negotiation EmailSalary Negotiation Email
Gửi email để đàm phán mức lương (đồ họa)

Trong bài hướng dẫn này, bạn sẽ được học cách làm thế nào để  đàm phán được mức lương cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn, các lợi ích như thời gian nghỉ phép dài hơn hay khoản tiền thưởng khi gia nhập công ty khi nhận một thư mời làm việc qua email. Tất cả những gì bạn cần là một chút chiến thuật và ngôn ngữ trau chuốt. Dưới đây chúng tôi sẽ lấy một vài ví dụ các mẫu email thỏa thuận lương để các bạn sử dụng.

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu chiến thuật chung và vài mẹo nhỏ khi thỏa thuận lương. Trong tình huống nào đều có những cách hay nhất. 

Thỏa thuận tiền lương qua email, qua điện thoại hay thỏa thuận trực tiếp: Tùy vào từng trường hợp thì cách nào tốt hơn?

Hãy nhớ rằng bạn không nên thỏa thuận mức lương ngay sau khi nhận được thư mời làm việc. Điều đó chứng tỏ bạn chỉ quan tâm tới tiền mà không để ý đến những thứ khác trong thư mời của họ.

Hãy suy nghĩ đến lời đề nghị của họ. Hầu hết các công ty đều cho bạn một khoảng thời gian để suy nghĩ. Hãy sử dụng quãng thời gian này để tìm hiểu kĩ về chế độ lương và đãi ngộ-từ lương cơ bản đến tất cả các lợi ích và ưu đãi khác.

Cách truyền đạt như thế nào thì có lợi cho một cuộc thỏa thuận lương, sẽ không có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này.

Kristin Scarth, giám đốc dịch vụ việc làm tại Công ty Dịch vụ Việc làm BOOST cho biết: 

“Chúng tôi luôn khuyến cáo khách hàng không nên trao đổi căng thẳng qua email. Mọi thứ dễ dàng bị hiểu sai, vì vậy chúng tôi khuyên họ nên trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại, như thế có thể tránh được việc hiểu lầm. Bên cạnh đó, khi bạn trao đổi trực tiếp, bạn có thể cảm nhận được thái độ của người đang nói chuyện với bạn”

Nhưng đó chỉ là một quan điểm. Pierre Tremblay, giám đốc nhân sự tại Dupray nói:

“Thỏa thuận qua email sẽ có lợi cho ứng viên hơn bởi vì họ có thời gian để trau chuốt văn phong. Trong trường hợp một bên cảm thấy căng thẳng thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và những tình huống khó xử. Sẽ rất khó xử khi bạn yêu cầu lương cao hơn qua email. Nhưng trao đổi qua email thì bạn sẽ có thời gian sắp xếp những yêu cầu của mình một cách chặt chẽ vào logic hơn”

Một vài người bình luận dưới bài này dường như đồng tình với việc thỏa thuận tiền lương qua email.

Negotiating Salary Via Email OpinionsNegotiating Salary Via Email OpinionsNegotiating Salary Via Email Opinions
Các ý kiến về việc thỏa thuận tiền lương qua email.

Một người bình luận khác nói rằng một vài nhà tuyển dụng thích phương thức làm việc qua email, đặc biệt nếu họ gửi thư mời làm việc cho bạn qua email. Trong trường hợp này, thỏa thuận qua email -chính là cách trao đổi mà họ muốn - hoạt động có hiệu quả.

Hãy xem xét thế mạnh của bản thân và hiện trạng của nhà tuyển dụng mới này xem liệu thỏa thuận lương qua email có phải là lựa chọn phù hợp nhất trong hoàn cảnh này.

Hãy xem xét chế độ  lương và đãi ngộ hơn là chăm chăm đến mức lương cơ bản (đàm phán các quyền lợi khác nữa)

Đôi khi, có rất ít hoặc không có cơ hội để thỏa thuận mức lương cơ bản. Có thể do ngân sách hạn chế, do mức lương chung của doanh nghiệp hay do mức lương cũ của nhân viên tiền nhiệm. Nếu đúng như vậy, trước hết bạn hãy cố gắng để thỏa thuận mức lương cơ bản khá khẩm hơn. Sau đó hãy đề cập đến các mục khác trong chế độ đãi ngộ của công ty.

Nên nhớ, không có ranh giới rõ ràng hoặc tương đương giữa những phúc lợi và đãi ngộ bạn nhận được. Ví dụ như trợ cấp khi làm việc tại nhà có thể bằng hoặc chưa đến $3,000, thấp hơn cả mức lương cơ bản. Một lần xem xét tăng lương sớm có thể bằng hoặc chưa đến 5 ngày nghỉ thêm. Đánh giá như thế nào phụ thuộc vào quan điểm của bạn.

Dưới đây là danh sách các lợi ích bạn có thể đàm phán:

  • Cổ phiếu của công ty
  • Được đi nghỉ mát nhiều hơn
  • Được phép nghỉ ốm nhiều hơn
  • Xem xét tăng lương sớm
  • Quyền được đi du lịch
  • Hỗ trợ phát triển nâng cao nghiệp vụ
  • Xem xét tăng lương sớm
  • Sử dụng xe công ty
  • Các khoản tiền thưởng khi ký nhiều hợp đồng
  • Hỗ trợ nơi ở
  • Hoàn trả học phí
  • Cấp chứng chỉ đào tạo
  • Chăm sóc trẻ em
  • Thành viên của phòng Gym
  • Công tác phí

Đừng yêu cầu những thứ quá xa vời.

Cần xem xét kĩ lưỡng cách làm thế nào để thỏa thuận mức lương một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể đòi hỏi rất nhiều thứ. Nhưng đừng quá tham lam. Hãy nhớ rằng bạn sẽ sớm làm việc chung với những người này, vậy nên đừng để họ thấy bạn quá thực dụng.

James Goodnow, một luật sư chuyên về mảng bồi thường thiệt hại cá nhân tại Fennemore Craig, ông đồng thời cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán đã nói rằng:

“Ngoài các yếu tố về kinh tế, người cùng bạn thỏa thuận phải cảm thấy thoải mái. Hãy tỏ ra bạn hiểu rất rõ vị thế của họ. Hãy nhớ rằng, nếu ai đó cảm thấy không thoải mái với những câu hỏi của bạn trong suốt cuộc trao đổi, có khả năng họ sẽ không muốn làm việc chung với bạn. Chắc chắn đó không phải là cách bạn muốn bắt đầu một mối quan hệ."

Không hẳn là tất cả các phúc lợi từ công việc bạn kiếm được có thể mang ra đàm phán. Ví như nếu công ty không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em hay dịch vụ trông trẻ ban ngày thì bạn khó có cơ hội đàm phán để được hưởng nó. Thực tế là sự đãi ngộ bạn nhận được phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, cơ cấu hay ngân sách công ty. Nhớ kỹ rằng thế mạnh của bạn là gì và khả năng tiềm ẩn của bạn đáng giá bao nhiêu nếu bạn phát huy được nó.

Ví dụ các mẫu email đàm phán tiền lương

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu một số mẫu email đàm phán lương để giúp bạn bắt đầu công việc mới với chế độ lương và đãi ngộ tốt hơn.

Dưới đây là những mẫu thư yêu cầu mức lương cao hơn từ những vị trí công việc khác nhau. Ngoài ra cũng có những mẫu thư đàm phán để có được một chức vụ tốt hơn và các khoản thưởng nhiều hơn.

Thực hiện theo những mẫu thư này để cải thiện kết quả của bạn.  Hãy chắc chắn bạn đã chỉnh lại nội dung sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của mình.

1. Thư đề xuất mức lương

“Kính gửi (Ông/bà____),

Công việc của tôi phần lớn liên quan tới lĩnh vực, những kĩ năng tôi học được từ môi trường này có thể đáp ứng được yêu cầu công việc mới.

Tôi chắc chắn mình có thể cộng tác tốt với các bạn và tôi hi vọng mình có cơ hội để chứng minh điều đó.

Tôi hi vọng được trả mức lương ($____) không bao gồm phúc lợi và ưu đãi khác. Mức lương tôi yêu cầu là dựa trên tính chất công việc cũng như mức lương bình quân cho vị trí tương đương. Tùy thuộc vào một số yếu tố như nâng cao nghiệp vụ hay cơ hội học tập mà chúng ta có thể thỏa thuận mức lương đề xuất của tôi."

2. Đàm phán dựa trên mức lương chung trên thị trường.

“Kính gửi (Ông/Bà___)

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì ông/bà đã cho tôi cơ hội thử sức với vị trí tại (tên công ty). Bản mô tả công việc này rất phù hợp với kinh nghiệm cũng như mục tiêu nghề nghiệp của tôi. Tôi vô cùng vui mừng khi được đóng góp một phần công sức của mình cho kế hoach tăng trưởng của công ty.

Tôi muốn thảo luận một chút về mức lương cơ bản trước khi kí hợp đồng. Vị trí đòi hỏi cần có (X năm kinh nghiệm) và (kĩ năng Y) mà tôi có thể đáp ứng được. Dựa vào mức lương cũ của tôi và mức lương bình quân cho vị trí tương đương, tôi hi vọng ông/bà xem xét lại mức lương đề nghị ban đầu là ($___).

Mức lương bình quân hàng năm cho vị trí tương đương giao động từ ($_____) đến ($____). Vì vậy tôi đề nghị mức lương ($____) sẽ phù hợp hơn với trình độ của tôi cũng như yêu cầu cho vị trí này.

Tôi xin chân thành cám ơn một lần nữa về đề nghị của ông/bà. Tôi tin chúng ta sẽ đi đến một thỏa thuận có lợi cho đôi bên.

Trân trọng,

(Tên) "

Scarth cảnh báo rằng “ứng viên thường hiểu mơ hồ về sự biến động về mức lương trên thị trường với trách nhiệm vị trí công việc họ ứng tuyển

“Ở vị trí công việc cũ, bạn quản lí 50 nhân viên, nhưng chỉ 5 người ở vị trí mới, vậy làm thế nào để bạn yêu cầu một mức lương cao hơn? Bạn thấy mức lương bình quân chung trên thị trường nhưng mức lương đó không hẳn là chính xác 100%”, bà tiếp tục.

Nếu bạn sử dụng chiến thuật này khi đàm phán lương, hãy chắc chắn bạn có đủ lí do thuyết phục khi đưa ra yêu cầu với nhà tuyển dụng.

3. Khi nhận được lời đề nghị công việc với mức lương cao hơn từ công ty khác

Bạn chỉ nên sử dụng chiến thuật này khi bạn sẵn sàng ra đi nếu cần. Và chỉ khi bạn thật sự có một cơ hội làm công việc khác chứ không phải chỉ là nói suông.

Dưới đây là mẫu thư của Michelle Riklan, nhà biên tập kiêm giám đốc điều hành tại Riklan Resources:

“Tôi xin chân thành cám ơn vì đã cho tôi cơ hội thử sức với (vị trí công việc).  Tôi rất vui được làm việc chung với các bạn.

Tôi muốn thảo luận một chút về mức lương cơ bản trước khi kí hợp đồng. Mặc dù công ty bạn là lựa chọn đầu tiên của tôi, tuy nhiên tôi cũng mới nhận được lời mời làm việc từ một công ty khác với mức lương cơ bản cao hơn (mức tiền cao hơn $___).

Tôi rất muốn làm việc với các bạn và sẵn sàng cho công việc này nếu bạn có thể đáp ứng được mức lương cơ bản này. Tôi biết là mức lương tôi yêu cầu cao hơn khoản ngân sách dự kiến cho vị trí này nhưng tôi sẵn sàng đàm phán để đưa ra phương án có lợi cho đôi bên.

Tôi tin mình sẽ nỗ lực hết sức vì sự phát triển của công ty, và tôi hi vọng chúng ta có thể đi đến một thỏa thuận cùng có lợi.

Trân trọng,

(Tên) "

Hãy chú ý tới cụm từ in đậm, cụm từ ấy nhằm nhấn mạnh sự sự hào hứng khi được làm việc với công ty đầu tiên bạn chọn lựa và bạn sẵn sàng thỏa thuận lại mức lương. Trong trường hợp này bạn có thể đàm phán các đặc quyền khác chứ không chỉ là đòi hỏi một mức lương cao hơn.

4. Tổng tiền lương và phụ cấp không tương xứng với yêu cầu công việc

Đôi khi, sau vài vòng phỏng vấn bạn sẽ phát hiện ra bản chất công việc không chính xác 100% như miêu tả ban đầu. Thực tế là phạm vi công việc này rộng hơn và đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn so những gì đề cập trong thư mời làm việc.

“Kính gửi Ông/bà____),

Tôi xin chân thành cám ơn về cơ hội trở thành (vị trí công việc) mới trong công ty. Tôi rất muốn được thử sức với thử thách này và được hợp tác với ông/bà.

Tuy nhiên, tôi có một số thắc mắc về khoản lương và phụ cấp. Sau vài vòng phỏng vấn, tối nhận thấy công việc thực tế không giống như  miêu tả ban đầu mà tôi được đọc khi ứng tuyển vào vị trí này.

Mặc dù với khối lượng công việc nhiều như vậy nhưng tôi vẫn có đủ kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết để hoàn thành. Vậy nên tôi cho rằng khoản lương và phụ cấp ban đầu là chưa tương xứng. Vị trí công việc tôi sẽ đảm nhiệm là một vị trí đầy thách thức (nêu lí do 1 và 2), vì vậy sẽ cần một người có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Vì vậy tôi nghĩ mức lương nên tăng lên (Mức yêu cầu) thì sẽ hợp lí hơn so với  yêu cầu công việc.

Tôi hi vọng chúng ta sẽ đi đến thống nhất về vấn đề này. Hãy cùng thảo luận  kĩ hơn vào cuộc hẹn tới được không? Vui lòng liên lạc trực tiếp hoặc gửi thư cho tôi để sắp xếp thời gian phù hợp. Tôi xin chân thành cám ơn."

5. Đàm phán dựa vào kĩ năng và thành tích trước đó của bạn

Trường hợp này ngược lại với tình huống số 4. Trong hoàn cảnh này, kĩ năng và thành tích của bạn vượt xa yêu cầu công việc. Nói tóm lại, bạn thừa tiêu chuẩn nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn tuyển bạn cho vị trí đó. Bạn có thể sử dụng thế mạnh này của mình để đàm phán một mức lương cao hơn, cơ hội thăng tiến tốt hơn hoặc xét duyệt tăng lương sớm hơn.

Dưới đây là một mẫu thư dựa vào tác phẩm của Josh Doody, tác giả cuốn Tự tin khi đàm phán lương: 

Xin chào (Tên),

Tôi hi vọng bạn có một cuối tuần tuyệt vời!

Tôi đã dành cả cuối tuần vừa rồi để suy nghĩ về lời đề nghì của (Giám đốc tuyển dụng) và mọi thứ đều khá tốt nhưng tôi vẫn muốn thảo luận một chút về mức lương cơ bản.

Tôi nghĩ mình rất phù hợp với vị trí này và sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của (Công ty). Tôi có nền tảng (kĩ năng) vững vàng, đã sáng lập và quản lí các nhóm trong (lĩnh vực). Đặc biệt tôi có ưu thế trong mảng quan hệ với khách hàng, tôi đã từng dạy một khóa học ngắn về xây dựng mối quan hệ và quản lí khách hàng. Tôi có (bằng cấp hoặc chuyên môn) và đã quản lí  thành công nhiều hạng mục kinh doanh trong lĩnh vực (nêu tên lĩnh vực) trong vòng (nêu số năm) năm trở lại đây.

Tôi đã làm việc với (nêu tên nhà tuyển dụng) trong hơn (nêu số năm) và tôi có kinh nghiệm chũng như quan hệ với rất nhiều giám đốc và đội ngũ quản lí của đối tác cũ.

Những kinh nghiệm  này sẽ có ý nghĩa then chốt cho vị trí đặc biệt này và đó là lí do vì sao tôi rất hào hứng khi có cơ hội làm việc với (nêu tên người có thể sẽ trở thành sếp mới của bạn).

(Tên người có thể trở thành sếp mới) đề nghị trả tôi mức lương ($____) nhưng tôi nghĩ mức lương ($____) sẽ hợp lí hơn. Tôi nghĩ mức lương phản ánh tầm quan trọng cũng như sự kỳ vọng của vị trí này ở (tên công ty). Trình độ và kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp.

Tôi xin chân thành cám ơn vì đã bớt chút thời gian cho tôi, tôi rất mong có cơ hội nói chuyện với ngài (thời gian của cuộc phỏng vấn hoặc cuộc gọi kế tiếp).

Kính thư,

(Tên )"

6.  Yêu cầu một chức danh cao hơn

Chức danh công việc sẽ là khá quan trọng nếu bạn có ý định làm việc lâu dài với nhà tuyển dụng mới và xác định nghiêm túc về con đường sự nghiệp của mình. Vì vậy đừng ngại về yêu cầu về một chức vụ tốt hơn.

Công ty càng nhỏ, bạn càng có cơ hội khẳng định bản thân hơn. Đặc biệt khi khởi nghiệp, không nên quá coi trọng chức vụ. Khi có cơ hội tới các công ty lớn hơn hãy yêu cầu một chức vụ phù hợp nhưng đừng quá kì vọng.

Scott Ledbury, giám đốc điều hành và là người đồng sang lập Slinky Production cho biết,

“Hãy yêu cầu  xếp của bạn xác định rõ ràng chi tiết cũng như trách nhiệm công việc của bạn xem nó liên quan thế nào đến các bộ phận khác của công ty. Nếu có thể thì hãy ghi ra. Điều này sẽ giúp xếp dễ dàng thấy công việc hàng ngày của bạn là gì và cho bạn một chức vụ phù hợp với những đóng góp của bạn cho công ty”

Nhấn mạnh vào việc một chức danh công việc chính xác hơn sẽ giúp bạn như thế nào trong việc phối hợp và đặt kỳ vọng tốt hơn với các bộ phận khác và các khách hàng. Đừng đóng khung yêu cầu theo một cách rằng điều này liên quan mật thiết tới lý lịch công việc và sự phát triển sự nghiệp của bạn- vì không phải là những gì họ đang quan tâm đến.

Dưới đây là mẫu thư từ Attorney Goodnow, nhấn mạnh vào lợi ích của những chức vụ công việc khác nhau từ quan điểm của nhà tuyển dụng:

"Tôi xin chân thành cám ơn lần nữa về lá thư mời làm việc. Tôi không biết diễn tả thế nào cho bạn hiểu được cảm giác sung sướng của tôi khi có cơ hội làm việc trong công ty bạn. Tôi hi vọng sẽ có câu trả lời cho bạn vào ngày mai.

Cho tôi hỏi: Có phải chức vụ này đã có từ trước?

Dù tôi biết chức vụ cho công việc này đã là mặc định sẵn trước giờ, tôi phân vân sau khi đã đọc kĩ bản miêu tả công việc, nên chăng thay một chức danh khác phù hợp hơn cho vị trí này?

Tôi không muốn gây khó dễ gì nhưng thiết nghĩ một chức vụ phù hợp với vị trí và trách nhiệm sẽ phản ánh đúng bản chất công việc này và phân định trách nhiệm rõ ràng trong nội bộ công ty cũng như với khách hàng”.

7.  Mẫu thư yêu cầu khoản thưởng khi gia nhập công ty

Điều gì sẽ xảy ra nếu quyết định chuyển công ty khiến bạn thiệt hại một khoản thu nhập không nhỏ? Bạn không tưởng tượng được mức độ nghiệm trọng của việc này đâu. Nếu bạn bỏ công việc hiện tại, bạn sẽ mất khoản tiền thưởng hàng năm, thưởng cuối năm, thưởng khi đạt thành tích tốt và thận chí cả khoản thưởng Giáng Sinh.

Bị mất khoản thu nhập đó có mang đến lợi ích gì không? Không chắc. Hãy sử dụng mẫu thư này để yêu cẩu nhà tuyển dụng mới hỗ trợ tất cả hay chỉ là một phần khoản thu nhập bị mất của bạn

"Kính gửi (ông / bà _____),

Tôi xin chân thành cảm ơn ông/bà khi dành cho tôi cơ hội (vị trí việc làm) tại (tên công ty). Tôi rất sung sướng khi có cơ hội được làm việc với một đội ngũ nhân viên đầy triển vọng.

Trước khi nhận lời, tôi muốn thảo luận một chút về chế độ lương và đãi ngộ của công ty. Xin đừng hiểu lầm ý tôi, tôi hài lòng với mức lương cơ bản vì nó phù hợp với vị trí công việc cũng như mức lương bình quân cho vị trí tương đương trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lẽ ra tôi sẽ nhận được ($____) như là (tên khoản tiền thưởng) với công việc hiện tại trong năm nay.

Khi chuyển sang làm việc cho công ty ông/bà tôi sẽ mất ($____), khoản tiền thưởng cho một năm làm việc chăm chỉ của tôi. Vì vậy, để không quá thiệt thòi, tôi đề nghị khoản tiền thưởng khi gia nhập công ty là (Hãy nêu ra con số bằng  50—60% bạn mong muốn nhận được) để bù lại một phần cho khoản thu nhập đã mất của tôi.

Tôi sẽ có một tương lai sáng lạn tại (Công ty) và tôi tin mình sẽ đóng góp đáng kể cho sự phát triển của công ty.

Cảm ơn ông/bà một lần nữa vì đã dành cho tôi cơ hội quý giá này. Tôi tin chúng ta sẽ đi đến một thỏa thuận có lợi cho đôi bên.

Kính thư,

(Kí tên)”

Bạn chỉ nên yêu cầu 50% đến 60% số tiền bạn mong muốn được nhận. Điều đó sẽ giúp xếp tương lai của bạn không cảm thấy nặng gánh với việc phải chi trả 100% cho bạn. Phần còn lại bạn có thế đàm phán để được hưởng các đãi ngộ khác như số ngày nghỉ phép hay các đãi ngộ phi vật chất khác.

Cẩn trọng khi đàm phán

Tất cả các mẫu thư đàm phán đều có một điểm chung là: không được quá yêu sách. Giọng văn phải lịch sự và nhẹ nhàng.

Hãy nhỡ rằng, bạn đang cố gắng để có được một cuộc thương lượng cởi mở với một thái độ rằng xếp tương lại của bạn không phải lừa bạn. Bạn chỉ đưa ra một yêu cầu hợp lí để nhận được một khoản thu nhập phù hợp.

Sau cùng, khi tất cả đều được như ý của bạn, hãy đảm bảo tất cả đều thể hiện rõ trong hơp đồng mới của bạn.  Chúc bạn đàm phán thành công!

Advertisement Marketing Email Newsletters Careers Finding a Job Charley Mendoza By Like AdvertisementAdvertisementAdvertisementenvato-tuts+One subscription. Unlimited Downloads.Get unlimited downloads

Từ khóa » Cách Deal Lương Với ứng Viên