Lần 3 (Có đáp án) Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Năm 2017 Môn Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa - Lần 3 (Có đáp án). Đề thi có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và nâng cao kĩ năng giải đề. Hi vọng, Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều trong việc ôn tập và củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới của các bạn học sinh.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn có đáp án
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA (Lần 3)NĂM HỌC 2016 - 2017Môn: Ngữ VănThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Đường tắt
Luôn có một con đường ở trước bạnCon đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đíchCó một con đường ngắn hơn, cũng ở đóCon đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơnNó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.NhưngCon đường nhỏ ấyNó bỏ qua rất nhiều thứNó không cho bạn một tí kinh nghiệm nàoNó không làm cho bạn mạnh mẽ hơnNó không làm cho bạn tốt hơnVà nó luôn là con đường sai.NhưngCon người vẫn đi con đường nhỏ ấyNhững kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàuNhững kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành côngChúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọcChúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô họcLiệu chúng có thể tồn tại?
(Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009)
(Ghi chú: Đặng Chân Nhân sinh năm 1993, làm thơ từ lúc 8 tuổi, khi sáng tác bài thơ Đường tắt cậu mới 15 tuổi, đang là học sinh THPT ở Hà Nội)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên
Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ?
Câu 3. Từ 2 câu thơ: Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ; hãy chỉ rõ những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua.
Câu 4. Câu thơ cuối bài: Liệu chúng có thể tồn tại? đã gợi cho anh/ chị những suy tư gì về cuộc sống ngày nay?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ bài thơ Đường tắt của tác giả Đặng Chân Nhân, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú trong đoạn văn sau. Từ đó hãy bình luận về chủ đề tư tưởng mà nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật này.
Tnú nằm trong góc nhà. Bóng tối đã dày đặc. Anh suy nghĩ, ngạc nhiên tự thấy mình rất bình thản:
"Đứa con chết rồi, Mai chắc cũng chết rồi, Tnú cũng sắp chết. Ai sẽ làm cán bộ? Đến khi có lệnh Đảng cho đánh, ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng Xô-man đánh giặc? Cụ Mết đã già. Được, còn có bọn thanh niên. Rồi con Dít sẽ lớn lên. Con bé ấy vững hơn cả chị nó. Không sao... Chỉ tiếc cho Tnú, Tnú không sống được tới ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng...".
Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:
- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi, phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.
Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở túi se lấy ra một nhúm giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây lửa. Nhưng thằng Dục bảo:
- Để đó cho tau.
Nó giật lấy cây lửa.
Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó gí cây lửa lại sát mặt anh:
- Coi kĩ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào! Số kiếp chúng mày không phải số kiếp cầm giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không!
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van...". Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng "Giết!". Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: "Chém! Chém hết!" Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về...
Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh:
- Tnú, Tnú. Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này!
Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.
(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ Văn,Tập 2, NXBGD)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn
I ĐỌC HIỂU
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Trình bày hiểu biết về con đường dài, con đường tắt
- Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho hành trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, bằng kinh nghiệm ... để đạt được mục đích, gặt hái được thành công.
- Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả
Câu 3. Những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua là: Kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và những cơ hội để tốt hơn. Họ sẽ bỏ qua việc rèn luyện để có một nhân cách cao đẹp với phẩm chất đạo đức như: tự trọng, kiên trì, nhân ái, dũng cảm, bao dung vị tha, tự tin, quyết tâm ...; những tình cảm tốt đẹp như: yêu thương, đồng cảm, tự hào, thanh thản ... Ngoài ra còn bỏ qua cơ hội giữ cho thành quả được lâu dài
Câu 4. Câu thơ Liệu chúng có thể tồn tại? gợi suy nghĩ về cuộc sống ngày nay: Những kẻ lựa chọn con đường tắt không phải ít. Chúng vốn là những kẻ tham lam, chỉ thấy lợi ích trước mắt; những kẻ sợ khó, sợ cực. Việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn. Nhưng những con người chân chính sẽ không lựa chọn con đường tắt ấy. Xã hội càng nhiều cám dỗ thì chúng ta càng phải tích cực chống lại nó. Cần phải chọn đi con đường dài để không bị đánh mất mình. Cần có niềm tin vào cuộc sống, vào con người vì hầu hết tất cả mọi người vẫn đã và đang tiếp tục đi trên con đường dài chân chính.
Yêu cầu: Trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh, trọn vẹn 1 ý; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; diễn đạt lưu loát.
II LÀM VĂN
Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về con đường sẽ lựa chọn trong cuộc sống
1. Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ
- Đoạn văn có hình thức rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả...
- Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Giải thích
Nêu và giải thích về con đường đi (thực chất là lối sống, quan điểm sống) mà mình đã lựa chọn. Đó là con đường dài nhưng là con đường cần thiết và chân chính
b. Phân tích, bàn luận
- Con đường đi đến mục đích, thực hiện ước mơ là con đường nhiều khó khăn, thử thách, nhiều chông gai, có thể bị thất bại...
- Đi trên con đường ấy sẽ đảm bảo cho thành công được lâu bền; sẽ đem lại cho con người bản lĩnh, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức quý báu...Từ đó, con người sẽ trưởng thành và góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn
- Phê phán những kẻ ngại khó, ngại khổ; hám lợi đã chọn con đường tắt bất chính
c. Bài học
Sống ngay thẳng, trung thực, đạt được mục tiêu bằng chính kinh nghiệm, khả năng và sự nỗ lực của bản thân
Câu 2 Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú trong đoạn văn. Từ đó bình luận về chủ đề tư tưởng mà nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật này.
1. Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
- Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả...
- Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
2. Yêu cầu cụ thể
2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)
2.2. Xác định vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng nhân vật Tnú, bình luận về chủ đề tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua hình tượng
2.3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn và nhân vật Tnú
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã viết nhiều tác phẩm có tiếng vang lớn trong cả hai thời kỳ kháng chiến (chống Pháp và chống Mỹ). Đặc biệt ông thành công với đề tài về Tây Nguyên kháng chiến
- Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyễn Trung Thành viết trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ
- Cuộc đời nhân vật Tnú đã chịu nhiều mất mát, đau thương do sự khủng bố tàn khốc của bọn Mỹ - Diệm; nhưng anh vẫn một lòng trung thành, tin tưởng vào Đảng, vẫn kiên cường bất khuất, dìu dắt, lãnh đạo dân làng Xô Man cùng đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp bi tráng của Tnú được tác giả tập trung khắc họa qua đoạn trích Tnú nằm trong góc nhà ...ngổn ngang quanh đống lửa đó với chi tiết anh bị giặc bắt, đốt mười đầu ngón tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu; lòng căm thù và sự nén chịu nỗi đau cùng tiếng hô giết đã trở thành hiệu lệnh để dân làng vùng lên đồng khởi.
b. Giải thích ý kiến
Vẻ đẹp bi tráng: vẻ đẹp hào hùng, hùng tráng ngời sáng trong hoàn cảnh buồn thương, đau đớn
Hình tượng nghệ thuật: là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.
c. Cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú trong đoạn văn
- Hoàn cảnh bi thương của nhân vật Tnú do sự khủng bố khốc liệt, tàn bạo của kẻ thù: Vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân Tnú bị giặc trói, dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay trước mặt người thân và dân làng.
- Vẻ đẹp hào hùng của nhân vật Tnú ngời sáng trong hoàn cảnh đau thương.
- Lòng yêu nước và trung thành với cách mạng: dù cận kề với cái chết, Tnú vẫn không nghĩ tới sư an nguy của bản thân mà trăn trở lo lắng cho con đường cách mạng của làng Xô Man; tiếc nuối không sống được tới ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng...
- Căm thù giặc sâu sắc: thể hiện ánh mắt căm thù, bàn tay bốc cháy, cảm giác lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng.
- Kiên cường bất khuất: nén chịu đau thương, không thèm kêu van, tiếng thét duy nhất âm hưởng của lời hiệu triệu kêu gọi giết giặc.
- Vẻ đẹp hào hùng của Tnú hòa quyện vẻ đẹp hào hùng của dân làng Xô Man trong đêm đồng khởi giết giặc.
- Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp bi tráng của nhân vật: tác giả đã sáng tạo được nhiều chi tiết giàu ý nghĩa tượng trưng, lời văn trau chuốt giàu hình ảnh, giọng điệu ngợi ca, tự hào...
d. Bình luận về chủ đề tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật Tnú
- Nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp anh dũng, hào hùng của Tnú nói riêng, của con người Tây Nguyên nói chung trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
- Tư tưởng cơ bản trong đoạn trích cũng như trong tác phẩm: để đất nước và nhân dân mãi trường tồn cần phải cùng nhau cầm vũ khí đứng dậy đánh giặc.
- Đây là tư tưởng sâu sắc vừa phản ánh được chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta vừa thể hiện được chân lí của dân tộc và thời đại.
e. Đánh giá chung
- Đoạn văn trên là một đoạn tiêu biểu, tập trung thể hiện chất bi tráng của hình tượng nhân vật.
- Tnú là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc thể hiện sâu sắc chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Rừng xà nu. Tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành góp phần quan trọng đưa truyện ngắn này trở thành khúc sử thi bi tráng của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Từ khóa » đặng Chân Nhân Tập Thơ Giờ Thứ 38
-
Đọc Hiểu Đường Tắt Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia - Toploigiai
-
Đường Tắt Đặng Nhân Chân - Đề đọc Hiểu Ngữ Văn 12 Có đáp án
-
Đề Tham Khảo Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Văn 2019 Phân Tích Giọt ...
-
Giờ Thứ 38 Của Tuổi 16 - Tuổi Trẻ Online
-
Đọc Văn Bản Sau Và Thực Hiện Yêu Cầu: Luôn Có Một Con đường ở ...
-
De Thi Thu TN THPT Theo Cau Truc Doc Hieu - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hai Tập Thơ Mới Đặng Chân Nhân Và Ngô Gia Thiên An - Hànộimới
-
Từ Bài Thơ đường Tắt Của Đặng Chân Nhân - HếtHơi.Com
-
Suy Nghĩ Về Bài Thơ “Đường Tắt” Của Đặng Chân Nhân - SoanBai123
-
Đọc Hiểu Con Người Luôn Hướng Tới đích Thành Công - Xây Nhà
-
"Thần đồng Thơ" Đặng Chân Nhân: Làm Thơ để Viết Ra Suy Nghĩ Của ...
-
Thi TN THPT 2014: Đề Văn Theo Hướng Đọc Hiểu - HỌC VĂN VTS