Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt

BuildingBản mẫu:SHORTDESC:Building
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bản đồ Hà NộiLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhVị trí tại Hà Nội
Thông tin chung
Tên cũLăng Hồ Chủ tịch
DạngLăng mộ
Phong cáchKiến trúc Xô viết
Địa điểmQuảng trường Ba Đình
Quốc gia Việt Nam
Thành phốHà Nội
Địa chỉSố 1 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
Xây dựng
Khởi công2 tháng 9 năm 1973
Hoàn thành16 tháng 5 năm 1975
Khánh thành29 tháng 8 năm 1975
Trùng tu1980-1981, Tháng 10, 11
Diện tích sàn21000 m²
Diện tích nền12.000 m²
Kích thước
Kích thướcMỗi cạnh 30 m
Thiết kế
Kiến trúc sưGarol Isakovich ( Liên Xô)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc gặp mặt quan trọng.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 m, chiều rộng 41,2 m; lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ được đánh bóng. Quanh 4 mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại 3 miền đất nước.[1] Tuy nhiên với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của người dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, du khách quốc tế có thể tới viếng.[2][3]

Xây dựng lăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ướp thi hài

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1969, ngay sau khi Hồ Chí Minh qua đời, 1 chuyên viên Liên Xô đã bí mật đến Hà Nội để cố vấn các chuyên gia Việt Nam về công nghệ ướp xác. Tháng 3 năm sau, 1 nhóm chuyên viên người Việt đến Moscow để tham khảo thêm và báo cáo về tình hình nắm giữ công nghệ này. Lúc này, đây là đề tài nhạy cảm trong các nhà lãnh đạo Đảng vì theo di chúc Hồ Chí Minh có nguyện vọng được hỏa táng. Tuy nhiên, Lê Duẩn đã từng đề nghị Hồ Chí Minh nên cho bảo quản thi hài lâu dài để đồng bào miền Nam và cả nước được đến thăm, nghe vậy Hồ Chí Minh không nói gì.[4] Ngay vào thời điểm ông mất, Bộ Chính trị vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này.[5]

Theo báo chí trong nước, trong lễ truy điệu, đến dự có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Aleksey Kosygin dẫn đầu đến viếng. Hơn 1 giờ sáng, sau cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Lê Duẩn đến nhà khách của Chính phủ và nói với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô[6]:

Các đồng chí biết Bác Hồ của chúng tôi đối với dân tộc Việt Nam là thiêng liêng như thế nào. Nhất là đối với đồng bào miền Nam, họ hy sinh chiến đấu để được độc lập, thống nhất và cũng là để được gặp Bác cho toại nguyện. Bác cũng rất muốn vào Nam gặp đồng bào Miền Nam, nhưng sức khỏe của Bác không cho phép. Vì vậy chúng tôi phải giữ thi thể của Bác để đồng bào Miền Nam chúng tôi được thấy dung nhan của Bác sau ngày chiến thắng.

Lê Duẩn đã đề nghị cho chuyên gia Liên Xô sang gấp để bảo quản thi hài. Chủ tịch đoàn Liên Xô cứng rắn nói rằng phải đưa thi hài sang Liên Xô. Lúc đó, Lê Duẩn đã khóc và bác bỏ: "Không thể được, theo phong tục Việt Nam, Người phải ở lại với đồng bào chúng tôi!". Ông nói:

Nếu Liên Xô nói phải đưa thi thể Bác sang Liên Xô mới giữ được thì chúng tôi đành phải chôn Bác, bởi vì nếu chúng tôi đưa Bác sang thì nhân dân chúng tôi sẽ nói Bộ Chính trị đã phản bội, đưa Bác đi đâu rồi! Và khi quyết định chôn Bác, chúng tôi sẽ nói với đồng bào chúng tôi: Chỉ có Liên Xô mới có kỹ thuật giữ thi thể của Bác, nhưng vì Liên Xô không chịu làm, nên Bộ Chính trị đau lòng gạt nước mắt để chôn Bác.

Chủ tịch đoàn lập tức điện về Liên Xô, xin ý kiến và đã đồng ý cử ngay chuyên gia sang Việt Nam giúp bảo quản thi hài.[4]

Theo tiết lộ gần 50 năm sau của Giáo sư Viện sĩ Yuri Lopukhin, thì đoàn chuyên gia Liên Xô đã qua trước đó mấy ngày. Ngày 28 tháng 8 năm 1969, khi bệnh tình của chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên rất nặng, Giáo sư Viện sĩ Yuri Lopukhin, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Moscow số 2 và 4 chuyên gia Liên Xô khác từ Viện Lăng Lenin đã được mời sang Hà Nội. Việc ướp thi hài của Hồ Chí Minh được thực hiện vào 7 ngày sau đó tại Viện Quân y 108 ở Hà Nội, khi ông qua đời.[7][8] Tính từ năm 1969 đến 2014, đã có 82 chuyên gia y tế Liên Xô (sau này là Nga) qua giúp Việt Nam trong việc này.[9]

Thiết kế lăng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đêm

Sau Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách quy hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu quy hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử 1 đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.

Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.

Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.

Mặt tiền của lăng

Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Việc thiết kế hết 2 năm.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.

Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ các con suối thuộc Xã Kim Tiến, Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi 2 vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

Về thi hài của Hồ Chí Minh, thì theo tiết lộ của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông thì khi Mao Trạch Đông mất năm 1976, vì lúc đó quan hệ Trung Quốc với Liên Xô đang xấu nên thay vì qua Liên Xô tham khảo cách giữ thi hài, họ gửi 2 người đến Hà Nội để học hỏi cách bảo quản thi hài, theo cách bảo quản thi hài Hồ Chí Minh tại Lăng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chuyến đi không kết quả vì Việt Nam từ chối chia sẻ kinh nghiệm và còn không cho các nhà khoa học Trung Quốc xem thi hài Hồ Chí Minh.[10]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]
Bụi tre bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên đỉnh lăng là hàng chữ "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Bãi cỏ trước lăng gồm 18000 m2 cỏ gừng, một loại cỏ bản địa ở miền Nam do nghệ nhân Nguyễn Văn Hoà trồng. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do 2 cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. 2 bên cửa chính là 2 cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. 2 bên phía Nam và Bắc của lăng là 2 rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có 2 người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác 1 lần.

Một cảnh đổi gác

Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài của Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt 1 đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có 4 người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của 2 nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, 3 mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt 4 mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng (mùa nóng); 6 giờ 30 phút sáng (mùa lạnh) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối hàng ngày.[11] Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía Tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
Hàng người vào lăng viếng

Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.[12] Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của Việt Nam.[13]

Lăng không thu phí vào cửa và khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như không mặc quần áo quá ngắn và hở hang, không đem máy ảnh, điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp ảnh, tắt điện thoại, không mang đồ ăn thức uống và giữ trật tự trong lăng.

Tính đến năm 2012, đã có gần 50 triệu lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó hơn 7 triệu khách quốc tế.[14] Đối với khách tham quan ở xa, việc tổ chức nhà nghỉ trọ được thực hiện chu đáo, tận tình. Việc ăn phụ, giải khát, chống rét, phục vụ thương binh nặng và người già yếu đến viếng đều được nghiên cứu tổ chức chu đáo. Công tác đón tiếp khách được cải tiến, như cải tạo các nhà chờ thành 2 khu vực khang trang, để trước khi vào viếng, khách có thể tạm dừng chân, ngắm những cây hoa, cây cảnh, xem những bộ phim tư liệu. Đối với các đoàn thương binh bị cụt chân, những chiến sĩ tiêu binh luôn chuẩn bị sẵn xe đẩy đặc biệt để phục vụ. Trong phòng viếng chia làm 2 hàng, hàng phía trong gần nơi đặt thi hài hơn được dành riêng cho trẻ em.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày/tuần, vào các buổi sáng thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 7 và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1/4 đến 31/10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1/11 đến 31/3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ 7, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm, Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ (Năm 2023: Từ ngày 12/6 đến hết ngày 14/8/2023, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm ngừng tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ năm 2023.). Ngày 19/5, 2/9 và Mùng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào thứ 2 hoặc thứ 6, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.[15]

Ban Quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài và bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức vụ Trưởng ban quản lý Lăng.[16][17]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trưởng ban: Thiếu tướng Phạm Hải Trung
  • Phó Trưởng ban: Đại tá Đỗ Xuân Tiệp
  • Phó Trưởng ban: Đại tá Nguyễn Hoàng Ân

Đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Ban Quản lý Lăng[17]
  • Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình[17]
  • Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường[17]

Đơn vị phối thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng[17]
  • Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an[17]

Lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng ban Quản lý Lăng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2008 - 2020, Nguyễn Văn Cương, Thiếu tướng (2009), kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng
  • 2020 - 2023, Bùi Hải Sơn (quyền Trưởng ban), Thiếu tướng, kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng [18]
  • 2023 - nay, Phạm Hải Trung, Thiếu tướng (2023), kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đặng Trọng Huy, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an
  • Vũ Văn Bình, Đại tá, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng
  • Phạm Văn Lập, Thiếu tướng (2013), Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng
  • Nguyễn Trọng Khánh, Thiếu tướng (2014), Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng
  • Bùi Hải Sơn, Thiếu tướng (2018), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng
  • Lương Văn Khang, Thiếu tướng (2016), Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an
  • Đỗ Xuân Tiệp, Đại tá, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an
  • Nguyễn Hoàng Ân, Đại tá, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lăng Lenin
  • Lăng Mao Trạch Đông
  • Cung tưởng niệm Kumsusan
  • Tượng đài Hồ Chí Minh (Moskva)

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản "Tuyệt đối bí mật" – Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa năm 1968*”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ Thông báo số 151-TB/TW ngày 19/8/1989 của Bộ Chính trị BCH, dẫn tại Bác dặn trồng cây thay vì dựng bia đá, tượng đồng, Tuổi trẻ Online, 18/05/2009.[liên kết hỏng]
  3. ^ Theo lời kể của con trai cả của Lê Duẩn, Lê Duẩn đã nói với Hồ Chí Minh về việc thi hài nên được bảo quản lâu dài để đồng bào trong Nam và cả nước được đến thăm, và Hồ Chí Minh không nói gì.Nguồn: Những mẩu chuyện nhỏ về Bác Hồ và Ba tôi Lưu trữ 2012-09-09 tại Archive.today, SGGP, 20/4/2008
  4. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ William J. Ruiker (2000). Ho Chi Minh, A Life. Hyperion. tr. 565.
  6. ^ News, VietNamNet. “Đại tướng Lê Đức Anh viết về 'nguyên Tổng bí thư' Lê Duẩn”. VietNamNet.
  7. ^ “GS, Viện sĩ Nga nói về "nhiệm vụ đặc biệt": Giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Quân đội nhân dân. ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ Hé lộ chi tiết ướp thi hài Hồ Chủ tịch, BBC, 20.8.2014
  9. ^ “Tri ân những người bạn đặc biệt”. Quân đội nhân dân. ngày 16 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ Lý Chí, Thỏa. “1”. Hồi ký Bác sĩ riêng của Mao (HTML) (ấn bản thứ 6). tr. 8.
  11. ^ “Quyết định về việc ban hành Quy định Tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ”. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ William J. Duiker, Ho Chi Minh, A Life, 2000: More than 15000 visit the mausoleum each week
  13. ^ “Hàng vạn người vào Lăng viếng Bác nhân ngày Quốc khánh 2/9”. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam.
  14. ^ Giang Huy (2 tháng 9 năm 2014). “Ngày Độc lập, người dân vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ “Thời gian tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 11 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2023.
  16. ^ “Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ”. Trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  17. ^ a b c d e f “Cơ cấu tổ chức của Ban”.
  18. ^ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thieu-tuong-bui-hai-son-duoc-giao-quyen-truong-bql-lang-chu-tich-ho-chi-minh-657653.html

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Website Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Xem mô hình 3D trên Google Earth[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Hồ Chí Minh
  • Giai đoạn 1911–1941
  • Bút hiệu
  • Tư tưởng (Công nhân, Nông dân)
  • Gia đình (cha, mẹ)
Tác phẩm
Văn xuôi
  • Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
  • Con rồng tre (1922)
  • Vi hành (1923)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
  • Đường Kách mệnh (1927)
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
  • Nhật kí chìm tàu (1930)
  • Cách đánh du kích (1941)
  • Tuyên ngôn Độc lập (1945)
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Sửa đổi lối làm việc (1947)
  • Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960)
  • Vừa đi đường vừa kể chuyện (1961–1963)
  • Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
  • Di chúc Hồ Chí Minh (1965–1969)
Thơ
  • Nhật ký trong tù (1942–1943)
    • "Vọng nguyệt"
  • Lịch sử nước ta (1942)
  • "Con cáo và tổ ong" (1942)
  • Thơ chúc Tết (1942–1969)
Tưởng niệm
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Bến Nhà Rồng
    • Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
  • Cháu ngoan Bác Hồ
  • Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Trà Vinh)
  • Đôi dép Bác Hồ
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huy hiệu Bác Hồ
  • Khu di tích lịch sử Kim Liên
  • Khu di tích Phủ Chủ tịch
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Quảng trường Hồ Chí Minh (Moskva)
  • Tượng đài Hồ Chí Minh (Moskva)
Trong văn hóa
Âm nhạc
  • Bài hát
    • "Như có Bác trong ngày đại thắng"
    • "The Ballad of Ho Chi Minh"
    • "Trông cây lại nhớ đến Người"
  • "Người về đem tới ngày vui"
Điện ảnh
  • Hà Nội mùa đông năm 46
  • Hồ Chí Minh - Chân dung một con người
  • Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
  • Thầu Chín ở Xiêm
  • Vượt qua bến Thượng Hải
Khác
  • Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn
  • Búp sen xanh
  • Đỉnh cao chói lọi
  • Năm điều Bác Hồ dạy
Liên quan
  • Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch
  • Tăng Tuyết Minh
  • Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
    • Hồ Chí Minh toàn tập
  • Vụ án Tống Văn Sơ
Thể loại Thể loại Trang Commons Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng

Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu

Kiến trúc tôn giáo, tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên, khu sinh thái

Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn

Bảo tàng

Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá

Làng nghề

Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà

Công trình thể thao

Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội

Công trình thương mại - dịch vụ

Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu

Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công trình khác

Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Cổng thông tin:
  • flag Việt Nam
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Lịch sử
  • icon Kiến trúc

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Lăng Bác Hồ