Thuyết Minh Về Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh về Lăng Bác
- I. Dàn ý thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Dàn ý Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 1
- Dàn ý Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 2
- Dàn ý Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 3
- II. Văn mẫu Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- huyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 1
- Thuyết minh về Lăng Bác mẫu 2
- Thuyết minh về Lăng Bác mẫu 3
- Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 4
- Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 5
- Thuyết minh về lăng Bác mẫu 6
- Thuyết minh về lăng Bác mẫu 7
- Thuyết minh về lăng Bác mẫu 8
- Bài văn thuyết minh về Lăng Bác số 9
- Bài văn thuyết minh về Lăng Bác số 10
- Hình ảnh lăng bác Hồ
Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những đề văn các em sẽ gặp trong chương trình Ngữ Văn 8. Đây là tài liệu tham khảo hay do VnDoc.com sưu tầm để gửi tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh. Tài liệu gồm 2 phần: Phần một là dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, phần hai là tổng hợp một số bài văn mẫu hay. Mời các bạn tham khảo.
I. Dàn ý thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Dàn ý Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu về lăng Bác
2. Thân bài
- Nguồn gốc, quá trình hình thành và hoàn thiện của lăng Bác
- Kết cấu chung, bộ phận của lăng
- Tả cảnh vật xung quanh
- Tầm quan trọng, giá trị của việc xây dựng lăng Bác
- Thời gian mở cửa, đóng cửa của lăng
- Nội quy, quy định, thủ tục khi vào lăng
3. Kết bài
Cảm nghĩ về lăng Bác.
Dàn ý Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt và Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Trong di nguyện của Bác, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước nhưng với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Lăng Bác được xây dựng vào năm 1973, khánh thành vào năm 1975, được xây dựng tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình.
Thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản bằng công nghệ ướp xác của Liên Xô dưới sự giúp đỡ của Liên Xô.
Lăng Bác mở cửa năm ngày trong tuần: thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật, đóng cửa tu bổ vào tháng Mười và tháng 11. Nơi đây không chỉ lưu giữ tình cảm nhân dân các vùng miền trên đất nước Việt Nam với Bác mà còn được tạo nên bởi tâm huyết và sự tôn kính của Liên Xô với chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Thuyết minh chi tiết
Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch.
Hai bên phía Nam và Bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.
Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Bác nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su.
Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao.
Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động. Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.
c. Khung cảnh xung quanh Lăng
Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa.
Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh.
3. Kết bài
Khái quát lại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dàn ý Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 3
1. Mở bài: Giới thiệu chung về lăng Bác.
2. Thân bài: Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp so sánh...
Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:
* Ý định xây dựng lăng Bác của Đảng và Nhà nước là để Bác mãi còn với nhân dân Việt Nam.
* Quá trình khởi công và xây dựng.
- Khởi công ngày 2/9/1973.
- Địa điểm: Ngay quảng trường Ba Đình nơi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô (cũ) và bạn bè quốc tế đã giúp đỡ nhiệt tình.
- Nhân dân trong cả nước đều hết lòng đóng góp xây dựng lăng.
- Ngày khánh thành: 21 - 8 -1976.
* Cấu tạo và kiến trúc lăng.
- Gồm 3 lớp, chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới được tạo dáng bậc thềm tam cấp. Tiếp theo là hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Lớp giữa có phòng đặt thi hài Bác và cầu thang lên xuống.
- Mặt chính có dòng chữ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
- Đường vào lăng có 3 lối: Đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn.
- Cây và hoa quanh lăng Bác được đem về từ khắp các vùng miền trên cả nước.
- Lăng Bác trong tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế: Người dân Việt Nam có dịp về Hà Nội đều cố gắng đến viếng lăng Bác; đã có nhiều bài thơ hay, bài hát hay viết về lăng Bác; bạn bè quốc tế đến Việt Nam vào viếng lăng Bác với lòng ngưỡng mộ.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm và ý thức giữ gìn lăng Bác.
II. Văn mẫu Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
huyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 1
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Bác ra đi trong niềm xót thương vô hạn của bao người con đất Việt.
Trong di nguyện của Bác, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước nhưng với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, bộ chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng. Vì lẽ đó, lăng Bác nghiễm nhiên chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam cũng như với bạn bè quốc tế.
Lăng Bác được xây dựng vào năm 1973, khánh thành vào năm 1975, được xây dựng tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn và là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản bằng công nghệ ướp xác của Liên Xô dưới sự giúp đỡ của Liên Xô.
Có thể nói quảng trường Ba Đình là nơi lưu giữ tất cả những tình cảm mà nhân dân dành cho Bác. Từ việc thiết kế và xây dựng lăng Bác đều được thực hiện rất tỉ mỉ và công phu. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ bảy rích-tơ. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.
Vật liệu xây dựng lăng đến từ mọi miền tổ quốc mang theo tình cảm yêu mến của nhân dân với Bác: cát được lấy từ các con suối Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi ở Yên Bái,còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý.
Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.
Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng. Vì thế mà nét đẹp, phong cảnh nơi lăng Bác đậm nét bình dị mà gần gũi với người dân Việt Nam. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.
Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.
Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động. Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.
Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh.
Ta có thể thấy tuy Bác đã mất hơn 50 năm nhưng trong tiềm thức của bao người Việt, bác vẫn sống mãi cùng với giang sơn đất nước, dõi theo từng bước phát triển của đất nước, vì thế mà dòng người đổ về lăng tưởng như không bao giờ dừng lại ấy chỉ để được gần Bác, cũng như để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu thêm về Bác, cảm nhận được sự vĩ đại và ấm áp của Người.
Thuyết minh về Lăng Bác mẫu 2
Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mang những ý nghĩa, giá trị đặc sắc. Tiêu biểu nhất, mang nét riêng nhất , tụ hội nét đẹp văn hóa thiên nhiên các vùng miền phải kể đến Lăng Bác_ nơi chứa thi hài vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Hồ Chí Minh. Lăng Bác tọa lạc tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn, được khánh thành năm 1975.
Trong di chúc Bác để lại, Người muốn được hỏa táng và đặt tro mình ở ba miền đất nước nhưng theo tâm nguyện và tình cảm của nhân dân bộ chính trị đã giữ gìn thi hài Bác lâu dài để nhân dân đặc biệt là người dân miền Nam có thể đến thăm Bác. Vì lẽ đó mà lăng Bác được ra đời. Tâm huyết và tình cảm của nhân dân Việt Nam thời ấy dành trọn vẹn trong suốt quá trình xây dựng lăng Bác nên từng công đoạn xây dựng đều được thực hiện tỉ mỉ, công phu nhưng cũng đầy giản dị mà gần gũi mang đậm phong cách Việt Nam. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ bảy rích-tơ.
Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh. Vật liệu xây dựng lăng đến từ mọi miền tổ quốc mang theo tình cảm yêu mến của nhân dân với Bác: cát được lấy từ các con suối Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi ở Yên Bái,còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên).
Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.
Với những chất liệu ấy mà kiến trúc cũng như phong cảnh xung quanh lăng Bác càng trở nên độc đáo bởi sự kết hợp vô cùng hài hòa của những nét đẹp ba miền. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.
Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.
Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.
Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn.
Lăng Bác mở cửa năm ngày trong tuần: thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm,thứ Bảy và Chủ Nhật, đóng cửa tu bổ vào tháng Mười và tháng 11. Nơi đây không chỉ lưu giữ tình cảm nhân dân các vùng miền trên đất nước Việt Nam với Bác mà còn được tạo nên bởi tâm huyết và sự tôn kính của Liên Xô với chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đến Lăng Bác để được gần Bác, hòa vào không khí ấm áp, thiêng liêng mà gần gũi, bình dị, cảm nhận sự thanh thản trong tâm hồn và để thêm yêu mến, kính trọng vị cha già “ không con mà có triệu con”, như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”.
Thuyết minh về Lăng Bác mẫu 3
"Bác ơi tim Bác mênh mông quá
Ôm cả non sông trọn kiếp người..."
(Tố Hữu)
Bác Hồ, vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Bác đã ra đi nhưng tâm hồn, suy nghĩ, nhân cách, lối sống của Người vẫn còn mãi. Để tưởng nhớ Bác, ghi nhớ công ơn của Người, nhà nước, nhân dân Việt Nam đã xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như một sự ghi dấu đối với con người vĩ đại ấy.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Lăng Bác được xây dựng vào đúng ngày 2 tháng 9 năm 1973, cũng đúng ngày quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng là địa điểm để lại nhiều dấu ấn gắn liền với những sự kiện lịch sử. Tại đây đã diễn ra rất nhiều những sự kiện quan trọng gắn liền với công việc của Bác và cũng là nơi Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng hòa. Lăng Bác được xây dựng trong vòng hơn 2 năm, được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975.
Theo thống kê, lăng Bác có chiều cao khoảng hơn 20m, được cấu tạo bởi ba lớp. Lớp dưới cùng là thềm tam cấp, lớp giữa chính là phần trung tâm của lăng, là nơi Bác yên giấc, nơi lưu giữ thi hài của Người. Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Xung quanh được chạm trổ tinh tế, điêu khắc sắc nét và được trang trí bằng đá hoa cương. Trên đỉnh của lăng được khắc chữ nổi với dòng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh". Nơi tiếp khách được trang trí bằng những loại đá quý, được khắc dòng chữ đỏ đậm "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và có kèm theo chữ kí được dát vàng của Bác. Hai bên cửa chính được trồng những cây hoa đại nở hoa vàng rực tô điểm cho lăng Bác. Điểm đặc biệt là xung quanh lăng Bác được trồng rất nhiều những loại cây. Đặc biệt nhất là 79 cây vạn tuế tượng trưng cho ý nghĩa chính là tuổi đời 79 năm của Bác. Hai bên phái nam và bắc là những rặng tre, một loài cây biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và tinh thần, ý chí, cốt cách của con người Việt Nam. Chúng ta vẫn còn nhớ đến những câu thơ trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương viết về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác vô cùng ý nghĩa, xúc động:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng..."
Hàng tre uy nghi biểu tượng cho sự trường tồn như những người lính đứng canh giấc ngủ cho Người. Xung quanh lăng cũng được trồng rất nhiều những loài hoa mà Bác yêu thích, đầy màu sắc được gửi từ khắp mọi miền Tổ quốc để góp phần tạo nên sự ấm áp, như mang lại niềm vui đến cho Người. Những loài hoa, loài cây từ mọi miền Tổ quốc tụ họp về như biểu tượng cho những người dân, con cháu khắp mọi miền tụ họp về để cùng bên cạnh Người, mang niềm vui đến cho Người.
Lăng Bác mở cửa 5 ngày trong 1 tuần, cụ thể vào các buổi sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật. Đặc biệt, trong các ngày lễ, lượng người tham quan vào lăng rất đông. Chính vì vậy, lăng Bác đều tuân thủ những quy định, nội quy chặt chẽ khi vào trong Lăng như người dân phải xếp hàng, đi theo thứ tự, gửi đồ đạc và đặc biệt không được sử dụng những phương tiện quay phim, chụp ảnh khi vào lăng trong lúc thăm di hài của Người. Chính những nội quy này đã tạo nên sự tôn nghiêm nơi đây. Tất cả mọi du khách cũng đều vui vẻ thực hiện quy tắc, quy định này vì ai cũng muốn vào Lăng để thăm vị chủ tịch lỗi lạc của Việt Nam.
Lăng Bác là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về Người. Mỗi người khi vào Lăng đều rưng rưng những cảm xúc khó tả, bồi hồi, thương xót, nhớ thương. Đó cũng là tâm trạng của nhà thơ Viễn Phương khi vào thăm lăng Bác để đến khi ra về, nhà thơ bùi ngùi không nỡ rời xa:
" ...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 4
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỉ nhưng nỗi xót thương và niềm yêu kính của mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – chưa bao giờ nguôi cạn. Nhớ đến người, những dòng người hướng về lăng Bác tưởng như không bao giờ dừng lại.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần thể lăng gồm quảng trường Ba Đình, khu nhà sàn, vườn cây,... sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 đã được khánh thành.
Mặt chính của lăng nhìn ra hướng đông là Quảng trường Ba Đình. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được tạo dáng cách điệu bông sen nở. Mặt chính lăng có dòng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
Lăng là nơi lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già dân tộc, người đã được UNESCO tặng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới và Anh hùng giải phóng dân tộc nhân kỷ niệm 100 ngày sinh (1890 – 1990).
Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học và công nhân hai nước Việt Nam – Liên Xô tỏ lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sản phẩm của tình hữu nghị Việt – Xô.
Lăng Bác quay về hướng Đông để đón ánh mặt trời, trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đây, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã chứng kiến những giờ phút thiêng liêng nhất của dân tộc khi Hồ Chí Minh đứng trước quốc dân đồng bào đọc "Tuyên ngôn Độc lập" công bố với thế giới nền độc lập lâu bền của dân tộc Việt Nam ta. Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ tịch. Tại đây còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, hồ cá, vườn cày, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt. Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam:
"Anh dẫn em vào cõi Bác xưaVườn xoài hoa trắng nắng đu đưaCó hồ nước lặng sôi tôm cáCó bưởi cam thơm mát bóng dừa".
(Tố Hữu)
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác nàm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vần Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...
Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nhắc đến lăng Bác, lòng người lại rưng rưng trong niềm thương nhớ:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dăng bảy mươi chín mùa xuân"
(Viếng lăng Bác" — Viễn Phương)
Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mẫu 5
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21.6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh'' bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực - xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lênin.
Lăng được xây dựng trên nền cũ của toà lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhà nước đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem về: Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiên Hoá, Ngòi Thia, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: Đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá nhỏ núi Non Nước...; nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: Cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.
Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thầm. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh có dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. Hai bên cửa là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây hoa vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chù tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai chiến sĩ canh vệ đứng gác.
Chính giữa lăng là thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính khung bảng gỗ quý điêu khắc hoa văn các đám mây, đặt trên một bục đá. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo ka ki, dưới chân có đặt một đôi dép cao su.
Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là tượng đài Liệt Sỹ.
Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn nơi Người từng sống và làm việc. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng cửa đất nước. Chúng ta có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm ở đây và cả sự tồn kính của nhân dân đối với Người khi vào lăng viếng Bác.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng từ (1 - 4 đến 31 - 10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1 - 11 đến 31 - 3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: Tháng 10 và tháng 11.
Khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, tắt máy điện thoại di động, các chất gây cháy nổ... để đảm bảo công tác an ninh và giữ trật tự trong lăng.
Vào thăm Bác trong lăng, trong lòng luôn chan chứa biết bao cảm xúc. Là con cháu Việt Nam, chúng ta hãy học tập thật tốt để mai sau gìn giữ và phát triển đất nước, xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ".
Thuyết minh về lăng Bác mẫu 6
Hồ Chủ tịch – Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất trong lịch sử giành, giữ và bảo vệ đất nước Việt Nam. Công ơn của người được thế hệ hôm nay lưu lại thông qua một công trình kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu của nước ta – Lăng Bác.
Lăng Bác, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng chính thức khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Việc giữ và đặt thi hài của Bác tại lăng là tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Lăng gồm 3 lớp, tổng chiều cao là 21,6 mét. Lớp trên cùng là mái lăng gồm ba tầng mái. Ở mặt chính có dòng chữ làm bằng đá: "Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tiền sảnh được in dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" kèm theo chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh dát vàng. Lớp lăng dưới có dáng bậc thềm tam cấp. Lớp giữa là trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và các hành lang, cầu thang.
Lăng Bác không chỉ vững chắc trong thiết kế, xây dựng mà còn là sự đóng góp, là tình cảm của nhân dân mọi miền Tổ quốc cũng như bạn bè quốc tế dành cho Hồ Chủ tịch. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều vùng miền. Cát (Hòa Bình), đá cuội (Chiêm Hoá, Tuyên Quang); đá Nhồi (Thanh Hoá), đá Hoa (Chùa Thầy), đá dăm (Yên Bái)… Nhân dân dọc dãy Trường Sơn gửi ra 16 loại gỗ quý cùng với các loài cây quý từ nhiều nơi như chò nâu (Đền Hùng), hoa ban (Điện Biên-Lai Châu), tre (Cao Bằng)… Ngoài ra, các chuyên gia Liên Xô cũng hỗ trợ thiết kế, xây dựng lăng. Lăng xây dựng xong có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Kính quan tài có khả năng chịu được xung lực cơ học lớn.
Lăng Bác là một trong những điểm tham quan thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo thống kê, mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của Việt Nam.
Lăng Bác không thu phí vào cửa, tuy nhiên khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không quay phim, chụp ảnh, tắt điện thoại, không mang đồ ăn thức uống, giữ trật tự… Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày trong tuần và chỉ mở vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Khách đến viếng lăng cũng được tiếp đón trang trọng, chu đáo đặc biệt là các đoàn thương binh, những người có công với cách mạng…
Hình ảnh Lăng Bác cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Những câu thơ, câu hát mỗi khi đến lăng lại là một lần xuất hiện trong tâm tưởng du khách thập phương:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
(“Viếng Lăng Bác” – Viễn Phương)
Mỗi ngày, từng dòng người đổ về lăng mang theo niềm kính yêu và xót thương vô hạn dành cho Hồ Chủ tịch- vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Chiến tranh lùi xa gần nửa thế kỉ, nhưng niềm kính yêu chưa bao giờ vơi cạn giống như dòng người hằng ngày nối đuôi nhau về viếng Người vậy đó.
Lăng Bác ở đó, không chỉ là nhân chứng lịch sử mà còn là tiếng chuông nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải biết “uống nước nhớ nguồn”, phải biết hoàn thiện bản thân để góp sức cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh hơn.
Thuyết minh về lăng Bác mẫu 7
Sinh thời, Người không muốn một sự tôn thờ, sùng bái cá nhân nào. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người còn căn dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Nhưng trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ là người Anh hùng giải phóng dân tộc, một “Thánh nhân” của đất nước. Sau khi Bác qua đời, trong khói lửa của cuộc chiến tranh ác liệt, nhân dân Cà Mau, Trà Vinh và rất nhiều nơi khác đã lập đền thờ Người và quyết tâm chống trả mọi sự phá hoại của Mỹ, Ngụy. Đồng bào ta từ Bắc chí Nam, đã tự nguyện lập bàn thờ Bác ngay trong gia đình. Tất cả những việc làm đó, đều xuất phát từ tình cảm biết ơn, ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam.
Thấu hiểu sâu sắc và thể theo nguyện vọng rất thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định: “Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người”.
Việc thiết kế và chuẩn bị thi công xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tiến hành khẩn trương ngay từ đầu năm 1970. Yêu cầu cao nhất đối với việc xây dựng Lăng là phải giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tránh được mọi ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, đồng thời đảm bảo sức khoẻ và đi lại thuận tiện của nhân dân khi đến viếng Bác. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phải hiện đại, có cấu trúc hài hoà, mỹ thuật, có phong cách dân tộc, trang nghiêm mà giản dị.
Đông đảo kiến trúc sư, kỹ sư và cán bộ ở nhiều cơ quan thiết kế các ngành và quân đội… đã đem hết khả năng và trí tuệ của mình để nghiên cứu phương án thiết kế Lăng. Trong một thời gian ngắn, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được hơn 200 phương án thiết kế của 16 đơn vị, ngành và cá nhân gửi dự thi; 24 phương án có nhiều ưu điểm nhất đã được sơ tuyển và trưng bày. Ban Tổ chức đã trưng bày, lấy ý kiến cùng một lúc tại 5 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. Cuộc trưng bày ở 5 địa điểm trên đã thu hút 745.487 lượt người đến tham quan và có hơn 34 ngàn ý kiến tham gia. Nhiều ý kiến của các kiến trúc sư, nhà văn hoá, các bậc lão thành cách mạng, đồng bào và tầng lớp nhân dân ở hai miền Nam – Bắc, kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đã gửi về đóng góp và bổ sung cho các phương án thiết kế.
Tháng 4 năm 1971, trên cơ sở thiết kế của các chuyên gia Liên Xô và phương án thiết kế của ta, kết hợp với sự tham gia góp ý của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Bộ Chính trị – Trung ương Đảng đã quyết định chọn phương án thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là phương án của sự kết hợp nhiều phương án tổng hợp lại: Khối chính của Lăng đặt trên bệ tam cấp gần gũi, thân thuộc phong cách kiến trúc Việt Nam; thân Lăng gợi hình dáng ngôi nhà 5 gian giản dị; mái Lăng có hình vát, gợi lên đường nét kiến trúc cổ kính đình làng, nơi hội tụ của mỗi tâm hồn quê hương Việt Nam.
Sau những lần phải trì hoãn do chiến tranh, ngày 2 tháng 9 năm 1973, công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng tại Quảng trường Ba Đình – nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông nam Á, đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ được cử là Trưởng ban xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ Quốc phòng và Bộ Kiến trúc được giao là lực lượng chủ công, nòng cốt trong quá trình tổ chức thi công. Cùng với đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã cử những chuyên gia giỏi sang Việt Nam giúp đỡ ta xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi việc giúp đỡ Việt Nam là nghĩa vụ, tình cảm quốc tế cao cả của những người cộng sản.
Ngày 29/8/1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành giữa Ba Đình lịch sử. Từ Quảng trường Ba Đình nhìn lên, Lăng Bác uy nghi mà giản dị, toàn bộ khối Lăng mang hình dáng cách điệu của một đài sen, được chia thành 3 phần: Mái, cột và nền. Mái và các cột bằng đá hoa cương màu xám bạc, chịu được nắng, mưa và khí hậu khắc nghiệt của miền nhiệt đới. Nền Lăng cấu trúc tam cấp được ốp bằng đá hoa cương màu xám đen. Sự khác nhau giữa hai màu đá tôn dáng của Lăng thêm vững chắc. Phía trong hàng cột là thân Lăng, đó là phòng đặt thi hài Bác, toàn bộ mặt ngoài được ốp đá hoa cương màu đỏ sẫm. Mái Lăng được xếp tam cấp, bốn góc chếch đầu đao, có dáng dấp như mái chùa cổ kính tôn nghiêm mà quen thuộc.
Công trình Lăng với dòng chữ: “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” trên mái Lăng được ghép bằng đá ngọc ở vùng Cao Bằng, cửa chính của Lăng được ốp bằng đá ngọc bích, các bậc cầu thang được lát bằng đá hoa cương, tất cả tường và cột phía trong được ốp bằng đá cẩm thạch. Riêng tường chính tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng tương, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và chữ ký của Bác, dòng chữ và chữ ký được mạ vàng sáng nổi lên rực rỡ – đây cũng chính là ước nguyện, là khát vọng và là tư tưởng xuyên suốt của Bác từ khi rời Bến cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước đến khi là vị Chủ tịch Nước, cả một đời đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc.
Phòng Bác yên nghỉ được ốp bằng đá cẩm thạch Hà Tây, Bác nằm đầu hướng về bức tường có lá cờ Tổ quốc và cờ Đảng. Cờ Đảng bên trái, cờ Tổ quốc bên phải, dài 5,9m, rộng 2,5m, ghép bằng 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa màu đỏ thắm, ngôi sao vàng năm cánh và búa liềm ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Góp phần vào hoàn thiện công trình Lăng Bác là những khối gỗ quý của đồng bào Nam Bộ, được các nghệ nhân tài hoa từ các tỉnh Nghệ An, Nam Hà, Hà Bắc xẻ bằng tay, với những kỹ thuật tinh xảo đóng thành 200 bộ cánh cửa. Cửa ra lễ đài được ốp đá, những cửa tiếp giáp với nắng được quét nhựa chống nứt. Ngoài đồ gỗ, trong Lăng còn dùng các kim loại để trang trí như nhôm làm trần, đồng làm tay vịn, lưới gió…Mỗi vật liệu đưa vào trang trí đều được Hội đồng thẩm định chất lượng kiểm tra thử nghiệm chặt chẽ.
Lễ đài chính dùng cho những cuộc diễu binh, duyệt binh lớn của cả nước được xây dựng gắn với Lăng, phía trên cửa chính của Lăng, so với phòng Bác nằm thấp hơn. Hai bên là hai lễ đài, đặt thẳng hàng với lễ đài chính tạo sự cân đối cho cả khối công trình. Trước cửa Lăng có hai cây Đại, tượng trưng cho sự thanh khiết, thiêng liêng, trường tồn, do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng khi khánh thành Lăng Bác, mỗi bên lễ đài trái, phải trồng 9 cây vạn tuế như hàng tiêu binh đứng trang nghiêm ngày đêm giữ yên giấc ngủ của Người.
Phía sau Lăng, ở hai bên là bức tường lưu niệm ốp bằng đá hoa cương đỏ, sau tường trồng 19 cây ngọc lan, hoàng lan tỏa hương thơm ngát, trước tường có 8 ô vuông trồng hoa hồng bốn mùa xanh tốt. Phía trước Lăng là đường Hùng Vương và Quảng trường Ba Đình. Đường Hùng Vương dài hơn 1.000m. Phía trước, cách Lăng 49m là cột cờ với chiều cao 25m. Kể từ ngày 19/5/2001, nhân kỷ niệm 111 năm ngày sinh của Người, được phép của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm 365 ngày đều đặn, không kể mưa hay nắng, nghi lễ chào cờ hàng ngày đã được tiến hành trọng thể, trang nghiêm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thảm cỏ thiên nhiên trên Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, giữa các ô có đường đi lại, rộng 1,4m được lát bằng những tấm bê tông sỏi nổi. Những viên sỏi mà các em học sinh của tỉnh miền núi phía Bắc nhặt từ lòng suối, rửa sạch sẽ để lát quanh Lăng và Quảng trường Ba Đình. Dưới các thảm cỏ của Quảng trường có các tầng lọc nước, mạng ống và mương ngầm, đi đôi với hệ thống thoát nước, có hệ thống cấp nước. Hệ thống cấp nước phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của hệ thống kỹ thuật. Phía Bắc giáp đường Phan Đình Phùng, phía Nam giáp đường Trần Phú, phía Tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ tịch – Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, ao cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt… Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam.
Trên mảnh đất Ba Đình lịch sử này – nơi Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà – nơi Bác đã ở và làm việc 15 năm cuối cùng của cuộc đời vì nước, vì dân. Bên cạnh công trình Lăng còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, tạo nên một quần thể thống nhất Cụm Di tích lịch sử – văn hoá Ba Đình. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ tổ chức khác nhau, nhưng có một điểm chung tổ chức đón tiếp, tuyên truyền. Ngày 16/6/1999 Thường vụ Bộ Chính trị đã ra thông báo số 224/TB-TW về tổ chức việc quản lý và các hoạt động của Cụm di tích lịch sử – văn hoá khu Ba Đình, ngày 25/2/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động Cụm Di tích lịch sử – văn hoá Ba Đình.
Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa Mai vàng như thay cho lời chúc mừng năm mới của Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân Nam bộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đáp lại tình cảm đó, hàng năm Ban Quản lý Lăng đã gửi tặng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân Nam bộ sắc đỏ hoa đào thay lời cảm ơn và chúc mừng năm mới may mắn, tốt lành. Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội vẫn luôn có sắc thắm đỏ hoa đào, sắc vàng hoa mai như tượng trưng cho mối gắn kết keo sơn, tình nghĩa anh em ruột thịt của nhân dân hai miền Nam – Bắc. Và hơn thế nữa là tấm lòng thuỷ chung, đồng sức đồng lòng cùng hướng về Thủ đô, về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình lịch sử – nơi hội tụ tinh hoa của cả dân tộc, biểu tượng cho tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân và quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
Quyết định đúng đắn và sáng suốt của Bộ Chính trị đối với việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác, xây dựng công trình Lăng của Người không những là quyết định hợp lòng dân mà còn là thể hiện một tư tưởng chính trị: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi nhân dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác đến chiêm ngưỡng để tỏ lòng biết ơn Hồ Chủ tịch, quyết tâm đi theo con đường cách mạng do Người vạch ra và kế tục sự nghiệp cách mạng của Người. Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là biểu tượng tập trung nhất của ý chí chiến đấu quật cường vì độc lập dân tộc – “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, và là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất, xuyên suốt nhất, làm nổi bật ý nghĩa chính trị tư tưởng của một công trình đặc biệt, và là tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày nối ngày, dòng người vẫn nối dài tưởng như bất tận để được vào Lăng viếng Bác, từ cụ già đến các cháu thiếu nhi, từ người dân bình thường đến cán bộ, công chức Nhà nước, tuy mỗi người có tâm trạng khác nhau nhưng khi về bên Bác đều thấy thanh thản, bình yên. Tính đến nay có hơn 40 triệu lượt người, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách nước ngoài của hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng của Người, trở thành nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của các thế hệ người Việt Nam đối với Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Đây còn là một điểm đến hấp dẫn của mỗi người nước ngoài khi tới Việt Nam. Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam, đứng trước Lăng của Người đã từng thốt lên:“ Hiếm có Lãnh tụ nào trên thế giới được nhân dân mến mộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Lúc này chỉ cần nhìn vào dòng người đi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể thấy được đất nước của các bạn ổn định, yên bình như thế nào”.
Những năm gần đây, nhờ thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế trong nước có sự tăng trưởng, hệ thống giao thông được mở mang, đời sống nhân dân được cải thiện, điều kiện đi lại của dân được thuận lợi hơn, nhưng không phải là điều quyết định, mà chính là do tình cảm, nguyện vọng tha thiết của nhân dân mong muốn được về bên Người. Đó chính là sự thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác, nguyện trung thành, mãi mãi đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói: “Chúng ta thật hạnh phúc vì có Bác, được thấy Bác nằm yên nghỉ trong Lăng giữa Ba Đình, như tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những khó khăn, xây dựng đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như điều Bác hằng mong muốn”.
Ở Lăng Bác, ngoài việc tổ chức lễ viếng hàng ngày, còn diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của Đảng, Nhà nước; nơi tổ chức các buổi mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng các ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc; nơi thường xuyên tổ chức các sinh hoạt chính trị, văn hoá, nghệ thuật, báo công, giao ước thi đua, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, kết nạp Đội… nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tình cảm kính yêu, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và là nơi hun đúc chí khí cách mạng của các thế hệ người Việt Nam. Những năm gần đây, một số loại hình sinh hoạt chính trị mới như đặt hoa trước ngày cưới của nam nữ thanh niên, lễ tuyên thệ trước khi nhận nhiệm vụ mới, khai giảng năm học mới của các trường phổ thông, đặc biệt từ ngày 19/5/2001, được phép của Thủ tướng Chính phủ, nghi lễ chào cờ hàng ngày đã được tiến hành trọng thể, trang nghiêm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy tốt tác dụng giáo dục truyền thống. Biểu tượng của Tổ quốc với hình ảnh của Lãnh tụ được hoà quyện vào nhau càng tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là một công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị và văn hóa to lớn, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trường tồn mãi cùng đất nước Việt Nam, là trái tim của trái tim Việt Nam, là nơi hội tụ những tinh hoa về kiến trúc và không gian văn hóa của Thủ đô Hà Nội – mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Là công trình trung tâm trong Cụm Di tích Lịch sử – Văn hoá Ba Đình, Lăng Bác đã trở thành địa chỉ hướng đến đầu tiên của du khách mỗi khi tới Thủ đô Hà Nội, là nơi hội tụ tình cảm và niềm tin của nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và khách quốc tế đến Việt Nam.
Với công lao to lớn của Người, với tư tưởng đạo đức cách mạng và nhân cách trong sáng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là một con người vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tấm gương hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người luôn cổ vũ, động viên các thế hệ người Việt Nam vững bước đi theo con đường mà Người và dân tộc đã lựa chọn. Giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá của Công trình Lăng trong giai đoạn mới là góp phần giữ gìn tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là giữ gìn một di sản vô giá của dân tộc và toàn nhân loại.
Thuyết minh về lăng Bác mẫu 8
Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam thì quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Vì tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cũng là của cả nước. Nơi đây vốn là khu vực Cửa Tây của thành Hà Nội cổ. Đầu thời Pháp thuộc, thực dân phá thành, làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puginier. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Địa danh Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9/1886 đến tháng 1/1887.
Cách mạng Tháng Tám thành công, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự kiện đó cùng tên Quảng trường Ba Đình đã được cả thế giới biết đến. Ngày 2/9/1945 nửa triệu nhân dân Hà Nội và phụ cận đã cuồn cuộn đổ về Quảng trường này để dự lễ Tuyên ngôn Độc Lập. Lễ đài dựng giữa quảng trường, bốn mặt hình thang phủ vải đỏ, ở giữa có hình nổi ngôi sao vàng năm cánh. Đúng 14 giờ các vị trong Chính phủ lâm thời đã có mặt trên lễ đài. Nửa triệu người hân hoan, xúc động, im phăng phắc lắng nghe tiếng nói của lãnh tụ.
Bác đọc xong, Chính phủ lâm thời tuyên thệ. Ngay sau đó, Bộ trưởng bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ. Bộ trưởng bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu báo cáo công việc tước ấn kiếm tại Huế, trình với đồng bào quả ấn và thanh kiếm tượng trưng cho uy quyền của triều Nguyễn mà Bảo Đại đã nộp cho Cách mạng. Đại diện Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng nói về cuộc đấu tranh của nhân dân và kêu gọi đoàn kết, đẩy mạnh quá trình Cách mạng. Sau cùng, mít tinh biến thành biểu tình tuần hành trên các đường phố.
Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ Tịch qua đời, cũng tại Quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hành trọng thể. Mười vạn đồng bào Thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ. Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam thì quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Vì tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cũng là của cả nước. Nơi đây vốn là khu vực Cửa Tây của thành Hà Nội cổ. Đầu thời Pháp thuộc, thực dân phá thành, làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puginier. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Địa danh Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9/1886 đến tháng 1/1887.
Cách mạng Tháng Tám thành công, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự kiện đó cùng tên Quảng trường Ba Đình đã được cả thế giới biết đến. Ngày 2/9/1945 nửa triệu nhân dân Hà Nội và phụ cận đã cuồn cuộn đổ về Quảng trường này để dự lễ Tuyên ngôn Độc Lập. Lễ đài dựng giữa quảng trường, bốn mặt hình thang phủ vải đỏ, ở giữa có hình nổi ngôi sao vàng năm cánh. Đúng 14 giờ các vị trong Chính phủ lâm thời đã có mặt trên lễ đài. Nửa triệu người hân hoan, xúc động, im phăng phắc lắng nghe tiếng nói của lãnh tụ.
Bác đọc xong, Chính phủ lâm thời tuyên thệ. Ngay sau đó, Bộ trưởng bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ. Bộ trưởng bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu báo cáo công việc tước ấn kiếm tại Huế, trình với đồng bào quả ấn và thanh kiếm tượng trưng cho uy quyền của triều Nguyễn mà Bảo Đại đã nộp cho Cách mạng. Đại diện Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng nói về cuộc đấu tranh của nhân dân và kêu gọi đoàn kết, đẩy mạnh quá trình Cách mạng. Sau cùng, mít tinh biến thành biểu tình tuần hành trên các đường phố.
Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ Tịch qua đời, cũng tại Quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hành trọng thể. Mười vạn đồng bào Thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ. Nay, mặt chính của Quảng trường – mặt tây – là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 lăng khánh thành. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21.6m. Lớp dưới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được tạo dáng cách điệu bông sen nở. mặt chính lăng có dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
Lăng là nơi giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đuợc UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới nhân kỷ niệm 100 ngày sinh (1890 – 1990). Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học và công nhân hai nước Việt Nam – Liên Xô tỏ lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sản phẩm của tình hữu nghị Việt – Xô.
Trước lăng là quảng trường với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 20 vạn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường, trước lăng là cột cờ cao 25m. Từ sau năm 1954, có một số công trình được xây dựng thêm xung quanh khu vực Quảng trường Ba Đình, bên cạnh những kiến trúc thuộc địa cũ. Đó là Hội trường Ba Đình (hoàn thành năm 1963 – công trình được phá dỡ năm 2008 để nhường chỗ cho dự án xây dựng Nhà Quốc hội mới), Bảo tàng Hồ Chí Minh (hoàn thành năm 1990), Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ hy sinh vì Tổ Quốc (hoàn thành năm 1994). Ngoài các công trình lớn như trên, trong quần thể kiến trúc ở Quảng trường Ba Đình có một số công trình nhỏ nhưng cũng rất quan trọng và ý nghĩa như Chùa Một cột, khu vực nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Đây chính là nơi ở và làm việc của Người, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rao dâm bụt…
Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, với việc phát lộ Hoàng Thành Thăng Long ngay bên quảng trường; Ba Đình càng trở nên ý nghĩa và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Quảng trường Ba Đình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội và của cả nước.
Bài văn thuyết minh về Lăng Bác số 9
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973.
Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương – Chiêm Hóa, Ngòi Thìa – Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hóa, đá Hoa (chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát còn lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên – Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấn đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.
Trên đỉnh Lăng là hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đổ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát vàng. 200 bộ cửa trong lăng được làm từ ác loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm cuộc đời của Hồ Chủ Tịch. Hai bên phía nam và bắc của Lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Trước cửa Lăng luôn có hai người đứng gác, một giờ đổi gác một lần.
Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.
Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng (mùa nóng); 6 giờ 30 phút sáng (mùa lạnh) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối hàng ngày.
Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sỹ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của Việt Nam. Có thể cảm nhận được sự trang nghiêm của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả sự tôn kính của những người dân bình thường viếng thăm lăng..
Lăng Bác quay về hướng Đông để đón ánh mặt trời, trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đây, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã chứng kiến những giờ phút thiêng liêng nhất của dân tộc khi Hồ Chí Minh đứng trước quốc dân đồng bào đọc “Tuyên ngôn Độc lập” công bố với thế giới nền độc lập lâu bền của dân tộc Việt Nam ta. Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ tịch. Tại đây còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, hồ cá, vườn cày, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt.. Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam:
“Anh dẫn em vào cõi Bác xưa
Vườn xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tôm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa”.
(Tố Hữu)
Bài văn thuyết minh về Lăng Bác số 10
Tiến về Hà Nội là đến với một thủ đô nghìn năm văn hiến, đến với một nơi trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của Việt Nam Nam. Nhưng đến với Hà Nội còn là đến với những di tích lịch sử văn hóa mang giá trị trọng điểm quốc gia. Một trong số những di tích thường xuyên được người dân ghé đến đó chính là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng chủ tịch, còn gọi là lăng Bác hay lăng Hồ Chủ Tịch, là một nơi có lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi an nghỉ của một vĩ lãnh tụ vĩ đại. Hiện nay Lăng nằm ở Khu vực đường Hùng Vương, thành phố Hà Nội.
Về quá trình hình hành, lăng được khởi công ngày mùng 2 tháng 9 năm 1973, trải qua khoảng thời gian gần 2 năm xây dựng, lăng được hoàn thành và khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng của chủ tịch được xây dựng trên vị trí của lễ đài giữa quảng trường Ba Đình lịch sử – nơi Bác Hồ đã từng đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lăng nhận được sự hỗ trợ thiết kế từ đoàn cán bộ thuộc chính phủ Liên Xô với tổng chiều cao là 21,6 m, chiều rộng là 41,2 m tạo thành kết cấu tam cấp. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá xám. Trên đỉnh lăng có hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng đá ngọc màu đỏ. Cửa lăng được làm từ những cây gỗ quý. Phía trước lăng có trồng 79 cây vạn tuế như số tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Minh. Hai bên lăng là những rặng tre – biểu trưng cho sức sống và sự vươn lên của dân tộc Việt Nam.
Phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chính giữa lăng. Qua lớp kính, người ta có thể nhìn thấy thi hài của vị chủ tịch với bộ áo kaki giản dị và dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Phía trước lăng là quảng trường Ba Đình với các đường rộng dành cho những lễ diễu – duyệt binh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn có các chiến sĩ canh cảnh vệ canh giữ. Bên cạnh khu lăng còn có viện bảo tàng Hồ Chí Minh
Hàng ngày, tại lăng đều sẽ có lễ Thượng cờ bắt đầu vào lúc 6h (mùa hạ) – 6h30 (mùa đông) sáng và lễ hạ cờ diễn ra vào buổi tối. Lăng sẽ mở cửa cho du khách tham quan vào các buổi sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật. Để vào được lăn, mỗi người cần phải xếp hàng theo thứ tự lần lượt. Khi viếng thăm cần có thái độ và cách ăn mặc trang trọng phù hợp, không quay phim, chụp ảnh, giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của Bác.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là nơi để mỗi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc có thể được nhìn ngắm chân dung vị lãnh tụ vĩ đại, người đã đem đến độc lập tự do cho đất nước. Lăng cũng là nơi để bạn bè thế giới đến thăm và bảy tỏ bỏ niềm ngưỡng vọng, kính phục đối với con người sống hết mình dân tộc.
Mỗi lần vào lăng là mỗi lần trong lòng chúng ta dâng lên bao cảm xúc tự hào biết ơn. Từ đó mỗi người dân Việt Nam cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể giữ gìn và phát triển non sông ngày càng tươi đẹp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình ảnh lăng bác Hồ
............................................
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn tới các bạn học sinh Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh với dàn ý và các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn học sinh có định hướng và phát triển bài văn mẫu của mình. Chúc các bạn học tốt và các bạn nhớ tham khảo thêm nhiều tài liệu bổ ích tại VnDoc nữa nhé.
- Bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về áo dài Việt Nam
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Động Phong Nha theo phong cách hướng dẫn viên du lịch
Ngoài Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất), môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Lăng Bác Hồ
-
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Tìm Hiểu Về Lăng Bác Hồ - Tour Du Lịch
-
Những Điều Bạn Cần Biết Về Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Klook Blog
-
Giới Thiệu Về Lăng Bác ở Hà Nội - LinkedIn
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Hà Nội - BestPrice
-
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Nơi Hội Tụ Tình Cảm, Niềm Tin
-
Lăng Bác ở đâu? Hình ảnh đẹp Về Lăng Bác Hồ (Chủ Tịch Hồ Chí ...
-
Quá Trình Xây Dựng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh Nơi Hội Tụ Tình Cảm, Khát Vọng Và
-
Kinh Nghiệm Và Hướng Dẫn Tham Quan Viếng Lăng Bác - Vntrip
-
Thuyết Minh Về Lăng Bác | Bài Viết Và Dàn Bài Cực Hay - Kiến Thức Việt
-
Lăng Bác Hồ - Mega Story
-
Giới Thiệu Về Lăng Bác Hồ - YouTube