Làng Chuông Linh Hồn Nón Lá Việt Nam/ Du Lịch Hà Nội

Chiếc nón lá là biểu tượng cho văn hóa Việt, làng Chuông được biết tới là nơi sản xuất nổi tiếng từ ngày xưa. Làng nghề nón lá truyền thống lưu truyền qua bao thế hệ nhưng càng ngày hình ảnh nón lá bị sự hiện đại xóa mờ. Cùng Hồ Đồng Đò tìm lại nét truyền thống trong khung cảnh thơ mộng của làng Chuông. Vốn nằm không xa Hà Nội thích hợp cho một chuyến đi cuối tuần ý nghĩa.

1. Làng Chuông ở đâu?

1.1 Vị trí làng Chuông

Làng Chuông nằm ở xã Quốc Trung, Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội chỉ 30 km. Tổng diện tích lên tới 481 ha. Làng Chuông có hai đường để vào làng là từ đê sông Đáy phía Tây ranh giới làng và quốc lộ 21B phía Đông ranh giới làng. Bao gồm 8 thôn là Tây Sơn – Chung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân 1 và Tân Dân 2.

Làng nón lá Việt Nam

1.2 Cách tới nhanh nhất tới làng nón lá

Từ nội thành Hà Nội, đi theo quốc lộ 6 vào Hà Đông, đến Ba La rẽ trái theo quốc lộ 22B khoảng 15km. Các bạn sẽ thấy cổng làng được xây dựng khá lớn bên phải đường, trên cổng có hàng chữ lớn: Làng Chuông.

2. Tham quan gì ở Làng Chuông

1.1 Chợ nón Chuông

Cũng giống bao nhiêu khu chợ thôn dã miền Bắc nhưng chỉ bán nón lá. Cảm giác như được lạc vào một bộ phim, yêu hơn những sự bình yên quanh mình.

Nón làng Chuông họp vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch mỗi tháng. Phiên chính vào các ngày 4 và 10. Chợ họp từ rất sớm và kết thúc sau đó vài giờ đồng hồ trong buổi sáng. Thường chợ họp từ 5-8 giờ sáng. Sử dụng xe máy và nên xuất phát sớm.– Đường đi tương đối rắc rối nên dùng Google Map, tìm điểm đến là “chợ nón Chuông”.

1.2 Tham gia cùng làm nón lá

Không chỉ tới tham quan bạn có thể tự vẽ những chiếc nón lá cho chính mình. Như để hiểu hơn về nét đẹp nón lá thì đây là trải nghiệm thú vị cho mọi người. Không chỉ cho trẻ em và những đôi bạn trẻ, mọi người đều có thể hòa mình. Chỉ cần mua một chiếc nón giá từ 30 ngàn đã thỏa thích sáng tạo.

1.3 Chùa làng Chuông

Một ngôi chùa mang đậm kiến trúc triều Nguyễn. Cùng những lớp rêu phong, mảnh vỡ mà một thời quá khứ vàng son của ngôi làng được trở lại. Người dân làng vẫn hay phơi lụi- nguyên liệu làm nón lá quanh chùa tạo nên khung cảnh nên thơ vào mỗi chiều tà. Quá khứ không thể trở lại vậy hãy trân trọng những giá trị hiện tại.

1.4 Lễ hội Làng Chuông

Ảnh Nam Nguyen

Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch làng Chuông lại rạo rực không khí lễ hội. Nhất kì nhì hội nên các bạn ở Hà Nội chớ bỏ lỡ. Xem và tham gia những trò chơi truyền thống như nấu cơm niêu, thi nấu cơm, coi múa lân và tham gia phiên chợ đầy thú vị. Hội làng Chuông là nơi cho trẻ nhỏ biết nhiều thêm về những văn hóa dân tộc, tạm rời xa màn hình điện thoại. Cũng như gắn bó tình thân gia đình hơn

3. Nỗi buồn làng nghề truyền thống

Không chỉ riêng làng nghề làm nón lá mà hầu như tất cả làng truyền thống đều lâm vào tình trạng này. Yêu nghề nhưng không thể sống được với nghề. Mất cả một ngày mà chỉ tạo ra một sản phẩm duy giá mà giá bán chỉ vỏn vẹn 30-50 ngàn. Rồi sản phẩm làm ra cũng không có lượng tiêu thụ cao. Hầu hết các nhà làm nón đều cố gắng lưu giữ cái nghề của cha ông để lại. Vì không thể sống cùng với nghề truyền thống nên rất nhiều bạn trẻ tìm lối đi khác. Thay vì nối nghiệp cha ông, không thể than trách bất cứ điều gì. Nhưng đau lòng lắm khi nhìn cái nghề cha ông mai một dần.

làng nón lá truyền thông

Liệu những giá trị hiện đại và truyền thống có thể đan xen mà không bị pha trộn vào nhau? Có khi nào bạn tự hỏi “Sẽ có một ngày con cái chúng ta không biết tới nón lá là gì?”. Một thời đại của giá trị vật chất, của cân đo đong đếm thì liệu sự tồn tại của những điều phi vật chất có quá đắt đỏ. Hiện nay, rất nhiều chính quyền địa phương đã triển khai phát triển du lịch, mở rộng thị trường ra thế giới. Thay vì gói gọn quy mô ở sân đình cây đa. Khởi đầu có nhiều khó khăn nhưng mọi nỗ lực đều không hoài phí. Cùng tới làng Chuông để tham quan. Một địa điểm tham quan gần Hà Nội đáng tới và suy ngẫm.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Nón Lá Làng Chuông Giá