Làng Gốm Bát Tràng địa điểm Du Lịch Trong Ngày Gần Hà Nội - Vntrip
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính
- 1. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
- 2. Đến làng gốm Bát Tràng như thế nào?
- 3. Địa điểm vui chơi tham quan ở Bát Tràng
- Làng cổ Bát Tràng
- Sân nặn gốm
- Chợ gốm Bát Tràng
- 4. Ẩm thực ở làng gốm Bát Tràng
Hãy cùng Vntrip.vn khám phá hành trình du lịch làng gốm Bát Tràng đầy thú vị mà chi phí lại chẳng hề tốn kém nhé!!!!
Bát Tràng là điểm đến không hề xa lạ đối với các bạn trẻ ưa thích nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 15km, đây chính là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.
> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch phượt núi Hàm Lợn toàn tập
1. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.
2. Đến làng gốm Bát Tràng như thế nào?
Nằm ở vị trí thuận tiện, cách trung tâm Hà Nội không xa, bạn có rất nhiều cách để di chuyển đến làng gốm Bát Tràng Gia Lâm. Vntrip.vn sẽ mách nhỏ cho bạn 1 vài cách di chuyển vô cùng nhanh và tiết kiệm túi tiền:
- Xe bus:
Đối với các bạn sinh viên, không gì hợp lí bằng xuất phát từ Hà Nội đến làng gốm Bát Tràng bằng xe bus. Vừa an toàn vừa nhanh lại không ngại nắng mưa, bạn có thể đáp đến Bát Tràng với mức giá rẻ nhất. Từ các điểm trong nội thành Hà Nội, bạn đi xe bus đến bến trung chuyển Long Biên rồi bắt xe 47 đi Bát Tràng chỉ với 7k/lượt. Lên xe ung dung ăn uống hay đánh một giấc ngon lành, chưa đầy 30 phút sau bạn đã có mặt tại làng nghề gốm sứ nổi tiếng.
- Xe máy:
Đối với các bạn trẻ ưa thích những chuyến đi phượt, di chuyển đến Bát Tràng từ thủ đô bằng xe máy là lựa chọn vô cùng thú vị. Từ cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì đi men theo sông Hồng, cho đến khi bạn thấy biển chỉ đường Làng gốm Bát Tràng thì xin chúc mừng, bạn đã tới đích rồi !!. Rất dễ đi phải không nào.
- Đường sông:
Dành cho những du khách muốn khám phá nét độc đáo của du lịch đường sông, cuối tuần đều có chuyến du lịch sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử. Giá vé tour tầm 300-400k/khách. Nếu bạn đã chán ngán với du lịch đường bộ thì có thể tham khảo cách di chuyển mới lạ này nhé!
3. Địa điểm vui chơi tham quan ở Bát Tràng
Làng cổ Bát Tràng
Đến với du lịch Bát Tràng Gia Lâm, bạn không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Bạn có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất. Những địa điểm tiêu biểu lưu lại dấu tích thời xa xưa ở đây có thể kể đến như nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.
Sân nặn gốm
Với khách du lịch làng nghề gốm Bát Tràng, mong muốn của họ khi đặt chân đến mảnh đất tuyệt đẹp này là được tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từ gốm và men sứ. Chỉ cần dành ra 40-60k, bạn có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay. Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưa biết cách sử dụng, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng. Sau khi bạn hoàn thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để đem về nhà. Vậy là bạn có thể thỏa sức chụp ảnh sống ảo để khoe bạn bè, người thân tác phẩm nghệ thuật chính tay mình tạo ra phải không nào?
Chợ gốm Bát Tràng
Chợ Gốm là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà làm kỉ niệm xinh xắn, vừa độc lại vừa rẻ. Các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.
4. Ẩm thực ở làng gốm Bát Tràng
Du lịch Bát Tràng không thể không thưởng thức các món ngon đặc sản nơi đây. Bạn có thể dừng chân tại các quán ven chợ để nếm thử vài món ăn vặt với giá siêu mềm như bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng hay cơm, bún, miến mang hương vị đặc trưng của làng cổ Bát Tràng. Đặc biệt nhất bạn không thể bỏ lỡ đặc sản canh măng mực, món ăn truyền thống nức tiếng ở đây. Màu vàng ươm của măng hòa quyện cùng nước dùng ngọt lim, khi ăn sẽ dai giòn sật sât rất thơm ngon. Canh măng mực thường được dùng làm món chính trong các ngày lễ truyền thống, lễ cưới xin, giỗ tết của người dân làng gốm sứ Bát Tràng. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này nhé!
Vậy là Vntrip.vn đã đưa bạn khám phá xong hành trình du lịch làng gốm Bát Tràng đầy thú vị và độc đáo. Còn chờ gì nữa mà không xách ba lô lên và đặt chân tới địa điểm du lịch gần Hà Nội có 1 không 2 này thôi !!!
Từ khóa » Thông Tin Về Làng Gốm Bát Tràng
-
Tìm Hiểu Về Làng Gốm Bát Tràng Trứ Danh Đất Việt - Klook Blog
-
Giới Thiệu Về Làng Nghề Gốm Bát Tràng | Viet Fun Travel
-
Gốm Bát Tràng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Chung Về Làng Nghề Gốm Sứ Bát Tràng
-
Khám Phá Thú Vị Về Làng Gốm Bát Tràng - Hànộimới
-
Làng Nghề Gốm Sứ Bát Tràng ở Việt Nam
-
Giới Thiệu Về Làng Gốm Bát Tràng & Thông Tin Du Lịch Chi Tiết 2022
-
Những điều Cần Biết Về Làng Gốm Bát Tràng Hà Nội - GalaTravel
-
Làng Gốm Bát Tràng - Niềm Tự Hào Của Làng Nghề Truyền Thống Việt ...
-
Nghề Gốm Làng Bát Tràng - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Tìm Hiểu Lịch Sử Làng Gốm Sứ Bát Tràng – Gốm Quỳnh Hương
-
Những điều Thú Vị Về Làng Gốm Bát Tràng
-
Làn Gió Mới ở Làng Gốm Bát Tràng | Làng Nghề Việt (VOVTV)