Lặng Lẽ Sa Pa - Lý Thuyết Ngữ Văn 9

Lặng lẽ Sa PaLý thuyết Ngữ văn 9Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Ngữ văn 9: Lặng lẽ Sa Pa được VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài Lặng lẽ Sa Pa, từ đó dễ dàng triển khai các đề văn liên quan tới tác phẩm. Mời các bạn tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Lặng lẽ Sa Pa

  • 1. Tìm hiểu chung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
  • 2. Đọc - hiểu văn bản Lặng lẽ Sa Pa
  • 3. Bài tập minh họa bài Lặng lẽ Sa Pa
    • Đóng vai nhân vật cô kĩ sư trẻ của truyện Lặng lẽ Sa Pa kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên
    • Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
    • Nghị luận về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

1. Tìm hiểu chung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

a/ Tác giả

- Tên khai sinh là Nguyễn Thành Long (1925-1991).

- Quê quán: ở Duy Xuyên, Quảng Nam.

- Cuộc đời:

+ Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.

+ Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX.

+ Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình.

+ Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.

+ Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác phẩm nổi tiếng của văn học nước ngoài.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,...

b/ Tác phẩm

- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

c/ Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến "kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.

- Phần 2: Tiếp theo đến "không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

- Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

2. Đọc - hiểu văn bản Lặng lẽ Sa Pa

a/ Cốt truyện, tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Cốt truyện đơn giản.

- Tình huống truyện: nhân vật chính xuất hiện qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Nhân vật được khắc họa qua cái nhìn và cảm nghĩ của nhân vật khác. Truyện ngắn là một bức chân dung nhân vật.

b/ Nhân vật anh thanh niên

Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.

- Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.

- Công việc của anh "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.

⇒ Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

- Vẻ đẹp trong tính cách của người thanh niên.

- Lòng yêu nghề qua công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.

- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.

- Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà). Thế giới riêng của anh là công việc “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”

- Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến.

+ Sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người.

+ Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng một cách hồn nhiên, thành thật đến cảm động: “Tôi cắt thêm mấy cành nữa…Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi bốn năm nay”.

+ Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quí báu: “Trời ơi chỉ còn có năm phút!”.

+ Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông họa sĩ xách làn trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa tới giờ ốp.

+ Anh còn là người khiêm tốn và thành thực, anh cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.

⇒ Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

c/ Những nhân vật khác

- Ông họa sĩ

+ Là nhân vật ẩn mình.

+ Là người từng trải cuộc sống và am tường nghệ thuật.

+ Ông xúc động, bối rối ngay phút đầu gặp anh thanh niên.

+ Là nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.

- Cô kỹ sư

+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, những điều anh nói, chuyện anh kể về những người khác khiến cô bàng hoàng.

+ Cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp.

+ Yên tâm hơn về sự lựa chọn của mình.

- Bác lái xe

+ Là nhân vật môi giới có tác dụng kích thích.

+ Hiếu khách, ân cần và niềm nở.

* Tổng kết

Nội dung: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Nghệ thuật

- Tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình với bình luận.

- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

3. Bài tập minh họa bài Lặng lẽ Sa Pa

Đóng vai nhân vật cô kĩ sư trẻ của truyện Lặng lẽ Sa Pa kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sapa bằng lời của cô gái: trong một lần đi công tác ở Lào Cai, tôi đã có những kỉ niệm đáng nhớ mà không thể nào quên.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh gặp gỡ

Xe dừng bánh tại Sa Pa để nghỉ trưa, bác lái xe hứa sẽ giới thiệu một anh thanh niên cho tôi và bác họa sĩ. Anh "thèm người" tới nỗi chắn cây ngang đường cho xe khách dừng lại để có cơ hội được nghe thấy tiếng người và được trò chuyện trong giây lát.

b. Cuộc gặp gỡ

Bước chân tới đỉnh Yên Sơn, tôi ngạc nhiên bởi không gian tràn ngập sắc hoa rực rỡ và anh thanh niên đang ôm một bó hoa thật to, mỉm cười nhìn chúng tôi.

Quên mất sự ngập ngừng ban đầu, tôi chạy lại bên anh và nhận lấy bó hoa tự nhiên như những người bạn.

Anh nói to và rõ ràng: bó hoa đó để kỉ niệm cho lần gặp gỡ tình cờ mà long trọng này, trong 4 năm đây là đoàn thứ 2 thăm anh và tôi là cô gái thứ nhất từ Hà Nội.

Anh trầm ngâm kể lại những đêm 1h sáng lạnh đến buốt da buốt thịt, những khoảnh khắc lặng im của núi rừng cùng sự đáng sợ của gió và mưa tuyết.

Anh mời chúng tôi vào nhà. Một không gian không lớn nhưng sạch sẽ và gọn gàng, đủ biết chủ nhân là con người có nếp sống ngăn nắp và khoa học.

Có lẽ những ấn tượng quá sức sâu sắc về anh khiến bác họa sĩ già không ngừng hí hoáy với cây bút của mình. Anh đã tặng cho ông một tác phẩm ông hằng mong muốn và tặng cho tôi một bó hoa nào nữa của sự háo hức và mơ mộng.

Hình ảnh của anh, cuốn sách lời anh nói khiến tôi thấy rõ hơn cuộc đời cao đẹp của anh, của nhiều người lao động lặng thầm trong lòng Sapa này, và càng tin tưởng hơn con đường tôi đã chọn.

Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. Vậy nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào. Làm sao để anh nhớ về tôi đây?

c. Lúc chia tay

Sau khi trao cho chúng tôi một giỏ trứng ăn đường, anh vội vã quay về và mất hút trong núi rừng Sapa. Anh xuất hiện đột ngột như một cơn gió rồi biến mất vào mây nhưng những gì anh để lại không mờ nhạt chút nào.

3. Kết bài

Khái quát lại câu chuyện và nêu cảm nghĩ.

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

1/ Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Dẫn dắt nhấn mạnh yêu cầu của đề.

- Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

2/ Thân bài

- Biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống, lao động thiếu thốn gian khó, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống, đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, hữu ích và tốt đẹp.

+ Tự nguyện sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa dự báo thời tiết phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

+ Biết chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoa học, nề nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp.

- Tâm hồn rộng mở yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.

+ Yêu thiên nhiên, cuộc sống, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm của mọi người.

+ Trung thực với công việc, với mình, với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn rất đáng được quý trọng.

⇒ Hình tượng nhân vật anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3/ Kết bài

- Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.

- Liên hệ bản thân.

Nghị luận về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Nghị luận về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa PA là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả.

b. Nhân vật anh thanh niên

Là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây.

Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa.

Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.

c. Nhân vật bác họa sĩ và cô gái

Là những con người lao động bình thường, đứng trước cuộc sống của anh thanh niên thì đem lòng cảm phục.

Đại diện cho những người xây dựng đất nước tươi sáng, sống có lí tưởng, biết trân trọng những người anh hùng thầm lặng.

Xúc động trước cuộc sống và cống hiến của anh thanh niên. Chính từ sự xúc động đó, cô gái đã đem lòng cảm mến anh thanh niên.

d. Khái quát nội dung, nghệ thuật

Nội dung: khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Nghệ thuật: xây dựng thành công tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của câu chuyện.

---------------------------------------

Ngoài Lý thuyết Ngữ văn 9: Lặng lẽ Sa Pa, mời các bạn tham khảo thêm Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9 được cập nhật trên VnDoc để học tốt Văn 9 hơn.

Từ khóa » Tm Lặng Lẽ Sa Pa