Lý Thuyết Văn 9 Lặng Lẽ Sa Pa – Tìm Hiểu Tác Giả Và Tác Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 9. Vì vậy, để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long các em phải nắm rõ thông tin cũng như nội dung của bài. Qua bài viết này Team Marathon sẽ đưa đến cho các em những kiến thức cô đọng và đầy đủ nhất về tác phẩm này.
Tác giả Nguyễn Thành Long
Cuộc đời
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991)
- Quê quán: Huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
- Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và cũng tại thời gian này ông bắt đầu viết văn.
- Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, ông đã chuyển về sáng tác và biên tập tại các nhà xuất bản, báo chí.
Sự nghiệp văn học
- Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và kí.
- Ông đã cho xuất bản ra nhiều tác phẩm văn xuôi (đặc biệt tiêu biểu hơn cả là bút kí và truyện ngắn), gồm các tập: Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950), Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),…
Tìm hiểu chung về tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Văn 9
Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, đây là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của nhà văn. Tác phẩm này được in trong tập “Giữa trong xanh”.
Ý nghĩa nhan đề
Tác giả đặt tên tác phẩm là “Lặng lẽ Sa Pa” vì Sa Pa là nơi mà có khí hậu trong lành, mát mẻ, và có không gian tĩnh mịch, yên ắng, đầy thơ mộng. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện rõ cái chủ đề của truyện là ca ngợi vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng ở Sa Pa của các nhà khoa học.
Bố cục
Tác phẩm được chia làm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “kìa, anh ta kia” → Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.
- Phần 2: Tiếp theo đến “không có vật gì như thế” → Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư với anh thanh niên.
- Phần 3: Còn lại → Cuộc chia tay cảm động.
Tóm tắt
Câu Truyện Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật bác lái xe, cô kỹ sư trẻ, ông họa sĩ già, và anh thanh niên làm công việc khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Cô gái và ông họa sĩ lên thăm nơi ở và làm việc của người thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về cuộc sống, về công việc và về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp họa chân dung anh. Và anh muốn giới thiệu cho ông họa sĩ những con người khác xứng đáng để vẽ hơn. Sau đó họ chia tay nhau trong một niềm xúc động.
ĐĂNG KÝ NGAYTìm hiểu chi tiết về tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Văn 9
Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa
- “Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…”
- “Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”
- “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
⟹ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa
⟹ Tác giả đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp tráng lệ, rực rỡ, thơ mộng và hữu tình. Miêu tả một bức tranh thiên nhiên bằng lối ngôn ngữ trong sáng, mỗi câu như có cả đường nét, màu sắc. Văn xuôi truyện ngắn mà lại giàu nhịp điệu và mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên.
Nhân vật anh thanh niên
- Giới thiệu về anh thanh niên và hoàn cảnh sống của anh
– Xuất hiện dưới lời giới thiệu của ông lái xe:
+ Thèm người, là một trong số những người cô độc nhất thế gian.
+ Tầm vóc nhỏ bé, 27 tuổi, nét mặt rạng rỡ.
+ Sống một mình ở trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù.
⟹ Khắc họa hoàn cảnh sống đặc biệt: Vừa cô đơn, vừa vắng vẻ của anh thanh niên
– Nơi ở, cách sống và cách sinh hoạt:
Ngữ Văn 12: Phân Tích Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành+ Nơi ở: Sạch sẽ, thoáng mát với chiếc giường con, một giá sách, một bàn học.
+ Cách sống và cách sinh hoạt: Nuôi gà, trồng rau, tự học, đọc sách.
⟹ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm để khắc họa rõ nét nơi ở giản dị nhưng lại ngăn nắp, gọn gàng cùng với cách sống đẹp đẽ của chàng thanh niên,
- Công việc, suy nghĩ về công việc và về mọi người
– Công việc của anh thanh niên:
+ Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
+ Công việc hằng ngày là đo gió, nắng, mưa, tính mây,… dùng vào việc dự báo thời tiết để phục vụ sản xuất và chiến đấu.
⟹ Công việc của anh thanh niên đầy vất vả và gian khổ, đòi hỏi có một sự chính xác cao và anh là người rất yêu công việc.
– Suy nghĩ của anh về công việc:
+ “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
+ Anh luôn nghĩ rằng: Mình đẻ ở đâu? Mình sinh ra làm gì? và mình vì ai mà làm việc?.
⟹ Đây là những suy nghĩ rất đúng đắn, sâu sắc và nghiêm túc.
– Khi anh thanh niên suy nghĩ và nói về người khác: Anh nói về mọi người với một thái độ quý trọng những người lao động.
⟹ Khắc họa lên hình ảnh anh thanh niên chân thật, tận tụy và tin yêu cuộc sống.
>> Xem: Phân tích tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
Các nhân vật khác
- Ông họa sĩ
+ Là một nhân vật ẩn mình.
+ Ông đã xúc động và bối rối ngay phút lần đầu gặp anh thanh niên.
+ Là con người từng trải cuộc sống và rất am tường nghệ thuật.
+ Đây là nhân vật làm góp phần nổi bật chân dung của nhân vật chính thêm đẹp sáng và chứa đựng rõ chiều sâu tư tưởng.
- Cô kỹ sư
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cô bàng hoàng trước những điều anh nói và những chuyện anh kể về những người khác .
+ Cô cũng hiểu thêm về cuộc sống của anh thanh niên- một mình, dũng cảm.
+ Yên tâm hơn về sự lựa chọn của mình.
- Bác lái xe
+ Luôn hiếu khách, ân cần và niềm nở.
+ Là một nhân vật môi giới có tác dụng kích thích trí tò mò của người đọc.
Ngữ Văn 12: Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm - Tìm Hiểu Tác giả, Tác PhẩmGiá trị của tác phẩm Lặng Lẽ Sapa Văn 9
Giá trị nội dung
- Tác phẩm Văn 9 Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động lặng lẽ, bình thường, mà tiêu biểu ở đây là anh thanh niên làm công tác khí tượng sống một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó truyện còn khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng đó.
Giá trị nghệ thuật
- Thành công xây dựng tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên.
- Nhân vật chính được miêu tả dưới nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, biểu cảm.
- Truyện ngắn giàu chất thơ
- Lời văn trau chuốt, mượt mà, trong trẻo, đầy chất thơ, giàu chất hội họa.
Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung của tác phẩm Văn 9 Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long. Mong rằng những kiến thức tổng hợp này sẽ giúp các em thuận lợi trong quá trình ôn luyện và làm bài.
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Từ khóa » Tm Lặng Lẽ Sa Pa
-
Thuyết Minh Về Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa (5 Mẫu) - Văn 9
-
Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
-
Thuyết Minh Truyện Ngắn Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn Thành Long
-
Lặng Lẽ Sa Pa - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long | Tác Giả
-
Phân Tích Truyện Ngắn Lặng Lẽ Sa Pa - TopLoigiai
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Lặng Lẽ Sa Pa - TopLoigiai
-
Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ Văn 9 - Hoc247
-
Thuyết Minh Truyện Ngắn Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn Thành Long
-
Bài Số 92: Thuyết Minh Về Nhà Văn Nguyễn Thành Long Và Truyện ...
-
Bài Văn Thuyết Minh Truyện Ngắn Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn Thành ...
-
Lặng Lẽ Sa Pa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Quát Lặng Lẽ Sa Pa
-
Lặng Lẽ Sa Pa - Lý Thuyết Ngữ Văn 9