Lăng Lê Văn Duyệt | Lăng Ông Bà Chiểu - Nhiều Thứ Hay Ho Cho Bạn ...

Những tưởng sài gòn nơi tôi lớn lên và sinh ra, nơi có nhiều công trình hiện đại, nhiều tòa nhà trọc trời mọc lên. Nhưng té ra nó vẫn còn rất nhiều công trình biên sử lâu đời ẩn dấu nhiều giá trị văn hóa mà tiêu biểu là Lăng Lê Văn Duyệt hay người ta thường hay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu mà tôi vừa khám phá xong.

Thiệt sự là quá nhiều điều thú vị mà mình tiềm hiểu được từ nơi này với quy mô lặng rộng lớn, nhiều tác phẩm điêu khắc tinh tế đã khiến lăng Ông Bà Chiểu trở thành một công trình cổ, có giá trị nghệ thuật nhất Sài Gòn.

lăng lê Văn Duyệt

Dưới đây là một vài trải nghiệm của mình sau chuyến tham quan lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt bạn tham khảo qua nhé.

Lăng Lê Văn Duyệt – tên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu

Một cái tên khác về lăng: Thượng Công miếu (Hán văn:上公廟) – Lăng Ông Bà Chiểu. Đây là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832).

Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Lý Do lăng Lê Văn Duyệt còn có tên Lăng Ông Bà Chiểu mình có hỏi qua là vì:

  • Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, có thể theo thói quên nên người ta hay gọi thành lăng Ông luôn. Và mình chắn chắn một điều là rất nhiều người lầm tưởng hoặc không biết về lăng này.
  • Với một lý do nữa là người xưa hay có lệ tránh nói tên người quyền uy vì sợ phạm úy. Nên đây cũng là một lý do người dân hay gọi “lăng Ông” thành lăng “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.
Miếu Thờ Lê Văn Duyệt

Địa chỉ: Hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nó nằm gần gần bệnh viện Gia Định, các bạn không rõ đường đi thì cứ search google maps là ra. Nó nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.

Theo mình tìm hiểu được một chút thông tin về lịch sử thì: cái tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu.

Cùng mình dạo qua một vòng bên trong lăng xem có gì độc đáo và hấp dẫn nha.

Kiến Trúc của Lăng – rộng rãi khoáng đạt – kiến trúc

Xung quanh khu lăng có bức tường bao kiên có, đã từng có lần trộm vào lấy cắp các hiện vật trong lăng. Nên Sau này họ đã xây tường cao hơn để đảm bảo an ninh.

Đi từ phía trục đường chính đi vào là Cổng Tam Quan Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán là: Thượng Công Miếu. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn – Gia Định xưa.

Khu lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục đường chính đầu tiên là nhà bia đến lăng mộ sau cùng là Miếu thờ, phía ngoài bên khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh để khách hoặc người dân có thể vào dừng chân nghỉ ngơi cũng rất là tiện.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Chi tiết: https://www.kkday.com/vi/promo/vn-summer-holiday-deals Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday

Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh mình sẽ tham quan

1. Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân

Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có tấm bia đá khắc văn bia chữ Hán đề “Lê công miếu bia” (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Vào Bên trong vào sẽ tận mắt xem rõ tấm bia cổ xưa được khắc tinh xảo, tuy có chút mai một nhưng những nét khắc chữ vẫn còn rất rõ. Bên hông tường có một bản phiên âm ra tiếng việt của tấm bia cho bạn đọc qua,  tuy nhiên khá là mờ

Phía trước nhà Bia
Phía trước nhà Bia

Bạn phải đi vòng vào trong lăng thì mới vào được nhà bia để tham quan

Nhà Bia Lê Văn Duyệt Nhà Bia Lê Văn Duyệt
Lối vào Lăng Mộ
Lối Vào Mộ Phần Và Miếu Thờ

2. Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh

Đi dọc một đoạn dài từ cổng vào qua Nhà Bia là bạn sẽ tới lối vào Lăng Mộ và Miếu Thờ.

Toàn thể khu mộ đều được xây dựng theo kiểu dạng thành qoách bao kín phần Lăng Mộ. Lăng Lê Văn Duyệt là nơi có kiến trúc cổ nhất được tồn tại từ năm 1848 đến nay, nằm song song với mộ Ông là mộ của Chánh Thất Tả Quân Phu Nhân Đỗ Thị Phẫn.

Tháp Hương

Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Mộ này còn được gọi là mộ “quy” (quy tức là rùa, vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm).

Phần Lăng Mộ Lê Văn Duyệt
Phần Lăng Mộ Lê Văn Duyệt
Lối Bên Hông Vào Lăng
Phần Lăng Mộ Lê Văn Duyệt Phần Lăng Mộ Lê Văn Duyệt

Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.

Lối vào lăng có 2 con sư tử đá trấn giữ, mục đích là gì thì mình không rõ nhưng đứng dưới góc độ của một người tham quan thì nó thực sự rất uy nghiêm, tăng thêm phần long trọng cho khu mộ phần.

Sư Tử Đá

3. Miếu thờ.

Đối Diện khu lăng mộ của Tả Quân là khu vực “Thượng công linh miếu” Miếu Thờ. Nơi để người dân vào thắp hương và cầu nguyện cũng như là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng trong việc thờ cúng Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Bố cục của miếu bao gồm:

  • Tiền điện, là nơi đầu tiên vào bước vào miếu thờ
  • Trung điện,nơi đặt bàn thờ của Tả và các bị thân cận
  • Và chính điện, nơi đặt tượng Tả Quân
Miếu thờ tả quân Lê Văn Duyệt

Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang.

Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái “trùng thiềm điệp ốc” và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.

Tiền Miếu
Tiền Miếu, nơi đầu tiên bạn bước vào

Gian giữa trong Miếu Thờ

Chính Điện, nơi đặt tượng Tả Quân, mọi vậy dụng đều được chạm khắc rất tinh xảo. Bên cạnh bàn thờ Lê Văn Duyệt , nơi đây còn có bàn thờ của Đại Học Sĩ Phan Thanh Giản và Tổng Trấn Bắc Thành Lê Chất.

Chính Điện Miếu Thờ
Chính Điện Miếu Thờ

4. Khu Vực Khuôn Viên Rộng Rãi

Không gian rộng rãi mát vẻ, dừng chân lại đây, thật sự có cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu. Nếu có dịp đến với Lăng Lê Văn Duyệt bạn sẽ cảm nhận được điều đó, chiêm ngưỡng những tác phẩm trạm trổ điêu khắc tinh xảo của những người thợ lành nghề thời xưa thì còn gì tuyệt vời bằng.

Có nhiều cây xanh cực được chăm sóc kỹ lưỡng, nhằm tạo không gian xanh mát cho khách đến tham quan cảm được thoải mái nhất

Đức Thượng Công Tả Quân Lê văn Duyệt là ai ? Tìm hiểu 1 xíu nhé

LÊ VĂN DUYỆT sinh năm sinh năm 1764 mất 1832. Là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm chinh chiến từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.

Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang).

Tả Quân Lê Văn Duyệt
Tiền xưa có hình Lê Văn Duyệt
Tờ tiền xưa có hình Lê Văn Duyệt

Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.

1. Công Trạng Của Tả Quân Lê Văn Duyệt

+ Trận Thị Nại:  Nguyễn Triều Đệ Nhứt Võ Công

Năm Kỷ Mùi (1799) – quân nhà Nguyễn chiếm lại Phú Yên, vây thành Quy Nhơn. Dù quân lực có phần thiệt thế nhưng Lê Văn Duyệt vẫn quyết cầm quân tiến lên và đẩy lui được quân tây sơn, làm tiêu hao phần lớn quân chủ lực của địch.

Quốc sử triều Nguyễn gọi đây là võ công đệ nhất của Tả Quân, khi ấy là 19 tháng giêng năm Tân Dậu (1801)

Năm Nhâm Tuất ( 1802), Gia Long nguyên niên, Duyệt được thăng Khâm Sai Chưởng Tả Quân Doanh Bình Tây Tướng Quân, tước Quận Công

+ Đào kinh Vĩnh Tế

Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam Campuchia, từ Châu Đốc đến Hà Tiên, dài khoảng 91 cây số. Tháng 5 năm Giáp Thân (1824), công trình hoàn thành. Vua Minh Mạng sai Tả Quân dựng bia ở núi Sam và bờ kênh để ghi nhớ thành quả to lớn này, đồng thời đổi tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn, đặt tên con sông đào là kênh Vĩnh Tế.

+ Dẹp loạn thổ phỉ

Năm 1816 ở hai trấn Thanh Nghệ đói to, dân vùng núi nổi dậy làm giặc. Vua Gia Long cử Tả Quân làm Kinh Lược Sứ, ra chiêu an và ổn định tình hình. Đến nơi, tận mắt thấy rõ  tình hình, Tả Quân dâng sớ về triều xin xuất thóc trong kho cứu đói và tha thuế cho dân.

Một mặt ân xá cho bọn giặc tự đến quy hàng, một mặt tha cho những kẻ bị giặc bắt đi theo (làm giặc),  nên chỉ trong một năm đã ổn định tình hình

+ Tiền trảm hậu tấu

Xử tội Lý Chính Hầu Huỳnh Công Lý  vì những việc làm sai trái. Vua Minh Mạng chỉ dụ đưa Lý Chính Hầu Huỳnh Công Lý đưa về kinh thành để xử tội. Nhưng đã muộn, với quyền “tiền trảm hậu tấu” do vua Gia Long ban cho, Tả Quân đã cho chém đầu Quốc trượng .Việc xảy ra vào tháng 9 năm Canh Thìn 1820

+ Đích tôn thừa trọng

Cái này không rõ, tìm hiểu đọc qua nhưng vẫn không hiểu lắm nên ko note lại đây

+ Chế phục Chân Lạp, oai trấn Xiêm La

Vương quốc Chân Lạp từ cuối thế kỷ XVII bắt đầu suy yếu vì những cuộc tranh giành quyền lực. Năm 1811, em vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên bất hòa với anh, chạy sang Xiêm cầu cứu, được vua Xiêm cử một đạo binh đưa về Battambang, vua Chân Lạp sợ hãi chạy sang Gia Định cầu cứu

Vua Gia Long sai sứ đưa thư phản đối vua Xiêm đồng thời cử Tả Quân đem 13 ngàn quân đưa vua Chân Lạp về nước. Trước sức ép mạnh mẽ của Việt Nam, quân Xiêm phải lui quân, trả lại thành Nam Vang nhưng vẫn cố thủ ở Battambang, chờ cơ hội.

Tả Quân đã viết một bức thư trách Xiêm La, với lý lẽ xác đáng, phân tích vừa có tình vừa có lý, vừa cứng rắn vừa mềm dẽo khiến Xiêm phải lui quân về nước. Ngài sáng suốt tâu vua lấy Chân Lạp làm rào dậu che chắn Gia Định; xây thành, đắp lũy, trữ lương, lưu lại một số quân giữ thành Nam Vang rồi rút binh về.

2. Cuộc nổi dậy Binh Biến của Lê Văn Khôi

Ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn ( 1832) Tả Quân tạ thế , vua Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng Trấn Gia Định Thành, giống như đã bãi chức Tổng Trấn Bắc Thành trước đó, thực hiện chế độ trung ương tập quyền.

Đất Nam kỳ chia ra sáu tỉnh ( về sau quen gọi Nam kỳ lục tỉnh) , Nguyễn Văn Quế được bổ làm Tổng Đốc Gia Định, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chánh, Nguyễn Chương Đạt làm Án Sát. Bạch Xuân Nguyên là tên vốn tính tham tàn, đã tự tuyên bố là vâng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt Nguyên vạch lá tìm sâu, moi móc những việc làm trong quá khứ của Tả Quân rồi gán ghép tội lỗi, cho bắt bớ giam cầm những người thân tín của Tả Quân

Bố Chánh Nguyên tra hỏi Khôi rất gắt về hai việc làm trước kia của Tả Quân. Trong lúc tra vấn, Nguyên luôn miệng kêu Duyệt này Duyệt nọ không hề kiêng nể, bọn Khôi lớn tiếng mắng lại thì bị tra tấn và hạ ngục liền

Ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ ( 1833), Khôi cùng với 27 người lính Hồi Lương Thanh Nghệ nổi dậy xông vào dinh Bố Chánh, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên; Tổng Đốc Nguyễn Văn Quế đem binh sang ứng cứu cũng bị giết nốt.

Ngày 20 có quan Chưởng Thủy là Lê Văn Bốn đem thủy binh đến đánh nhưng bị thua, phải xuống thuyền rút lui. Quân cứu viện triều đình bị Khôi chặn đánh ở Biên Hòa không sao tiến lên được, trong không đầy một tháng cả sáu tỉnh Nam Kỳ đều rơi vào tay Khôi

Tuy nhiên- Ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi (1835 ) thành Phiên An thất thủ, tổng số quân nổi dậy và vợ con  bị giết là 554 người, số bị bắt và đem chém là 1278, trong số có cả trẻ con và đàn bà , chôn chung một hố gọi là Mã Ngụy; địa điểm ngày nay gần Công trường Dân chủ (Quận 10)

3. Vua Minh Mạng Trị Tội Lê Văn Duyệt khi ông đã mất

Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử ( chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội )

Bảy tội đáng trảm (xử chém) :

  • 1. Tự tiện sai người đi sang Miến Điện, âm kết ngoại giao.
  • 2. Xin được giao tàu Anh về thành để tỏ ( với nước ngoài) là có uy quyền.
  • 3. Xin giết thị vệ là Trần Văn Tình để bịt miệng người.
  • 4. Kháng sớ xin giữ lại quan viên dưới quyền đã có lệnh bổ đi nơi khác.
  • 5. Cậy bè đảng riêng mà xin tăng thọ cho Lê Chất.
  • 6. Giấu chứa giấy ngự bảo.
  • 7. Gọi mồ cha là “Lăng” và dám tự xưng là “ cô”.

Hai tội đáng giảo ( treo cổ) :

  • 1. Cố xin dung nạp người Miến Điện sang xin thông sứ hai nước.
  • 2. Dám nói với người khác là xin được quẻ thẻ có câu “ hoàng bào”.

Một tội đáng phát phối sung quân: Tự tiện sai lính đẳn gỗ đóng thuyền.

Theo Đại nam thực lục chính biên quốc sử quán triều Nguyễn..

4. Vua Thiệu Trị Minh Oan và Phục Chức cho Lê Văn Duyệt

Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt.

Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.

Năm 1914 – Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập, việc cúng tế  thờ tự Lê Văn Duyệt được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần.

Một số hình ảnh về Lăng Lê Văn Duyệt thời xưa tìm tham khảo được.

Một vài bài thơ Về Tả Quân Lê Văn Duyệt

Một kiếp đa đoan lắm phong trần Trọn đời ngang dọc giữ yên dân Khảng khái tính người không luồn cúi Chìm nổi trầm luân đã bao lần

Rất nhiều truyền thuyết kể về Ông Một người tài giỏi, một minh công Thiếu thời ao ước lưu sử sách Xứng bậc trượng phu, đấng anh hùng…

————

Tả Quân một thuở oai danh trấn Bất vị thân gia đáo tụng đình Thượng phương bảo kiếm thừa quân lịnh Trảm trước – tấu sau chẳng ngại ngần

Vị quốc phò vua quốc thái an Phiên bang vị nể tính cang thường Ly trần trăm họ còn thương tưởng Tạc tượng xây lăng lập miếu thờ !

Nơi thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Huế

Thừa Thiên Huế là vùng đất đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử gắn liền với cuộc đời quan nghiệp của Tả quân Lê Văn Duyệt, một trong những vị đệ nhất công thần của triều đại vua Gia Long.

1/ Đền Lê Văn Duyệt – Số 100 Nguyễn Phúc Nguyên

Ngôi đền tọa lạc ngay trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng, do dân làng Kim Long dựng nên để thờ vị danh tướng công thần bậc nhất của nhà Nguyễn.

Trước miếu thờ được cho là dựng trên vùng đất xưa Tả quân hay luyện tập voi chiến cùng các binh lính là một bức bình phong có mặt trước tạc hình voi chiến và hoa lá rất sống động

Đền tả quân Lê Văn Duyệt ở Huế
Ảnh: Sưu tầm

2/ Thường Lạc Viên – Phủ thờ Tả quân Lê Văn Duyệt – Di tích lịch sử quốc gia

Địa chỉ: 20 Phú Mộng

Thường Lạc Viên là ngôi nhà xưa vua Gia Long ban cho Tả Quân cách đây gần 200 năm, ngôi nhà gồm ba gian hai chái, bên trong làm bằng gỗ kiền kiền, chạm trổ tinh xảo

Ngay chính giữa liên ba nội thất nhà thờ có treo bức Chế do vua Duy Tân (1907-1916) ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của Tả quân Lê Văn Duyệt, đồng thời ban đặc ân cấp lại cáo văn cho phép thờ phụng lại Tả quân Lê Văn Duyệt do những công lao to lớn của Tả Quân đã đóng góp cho sự nghiệp thống nhất đất nước của vua Gia Long.

Ngoài ra, trong nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: sắc phong, hương án, câu đối, cặp chân đèn trúc hóa long chạm trổ công phu và độc đáo.

nhà thờ lê văn duyệt
Ảnh: Sưu tầm

3/ Thạch Thường Tướng Quân Miếu

Địa chỉ: Ngã tư đường Phùng Hưng và Nhật Lệ

Ngôi miếu được xây dựng dưới thời vua Tự Đức, được chính quyền, quan binh và người dân trùng tu vào các năm 1925 và 1967. Bên trong miếu cũng có một am thờ cho tả quân Lê Văn Duyệt

Thông Tin về Lăng Lê Văn Duyệt bạn cần biết

Thời gian mở cửa:

Lăng Lê Văn Duyệt mở cửa mỗi ngày từ 6 giờ đến 16h30, riêng ngày mùng 1 và 15 âm lịch mở cửa đến 17h. Tham quan miễn phí vé

Giữ gìn vệ sinh chung, không làm ô uế ( viết vẽ bậy lên các công trình kiến trúc, tiểu tiện, thả vật nuôi chạy rong )

Không đi trên thảm cỏ, không hái hoa, bẻ phá cây kiểng

Vào điện thờ và lăng mộ, yêu cầu trang phục chỉnh tề lịch sự, giữ yên tĩnh không chen lấn làm mất trật tự

Nhang cắm vào đỉnh hương, không cắm lung tung bậy bạ vào bồn hoa, gốc cây hay các hiện vật thờ cúng…

THỜ CÚNG: Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết.

“Lăng Ông – Bà Chiểu là di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng của cả miền Nam. Người dân, giới mua bán của Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định hằng năm đều đến chiêm bái vào đầu mùa xuân, rằm tháng giêng, tháng bảy…

Nội Dung có tham khảo trên Wikipedia Việt

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm bài viết:

Khám Phá Dinh Độc Lập – nhiều chứng tích còn lưu giữ

Địa Chỉ cho thuê xe máy ở Sài Gòn uy tín – giá tốt

Từ khóa » Cảm Nhận Về Lăng ông Bà Chiểu