Làng Lụa Vạn Phúc – Khám Phá Vẻ đẹp Làng Nghề Truyền Thống ...

Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất nước ta. Với hơn một nghìn năm tồn tại, lụa Vạn Phúc làm say đắm du khách cả trong và ngoài nước với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn độc đáo.

Lụa Vạn Phúc – Biểu tượng văn hóa của đất Hà Đông (Ảnh: Sưu tầm)

Làng lụa Vạn Phúc (nay là Phường Vạn Phúc) nằm ngay trong lòng Quận Hà Đông và cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 10km. Mặc dù tại đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, nhưng làng lụa Vạn Phúc vẫn ít nhiều còn giữ được vẻ đẹp cổ kính ngày xưa qua những hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình và mọi người buổi chiều vẫn thường họp chợ ở đây. Giống như các sản phẩm thủ công truyền thống khác ở Hà Nội, “lụa Hà Đông” cũng thường được mọi người nhắc đến trong thơ ca xưa, cụ thể là qua câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Xa:

“Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”

Cổng làng lụa Vạn Phúc mới được xây lại rất khang trang (Ảnh: Sưu tầm)

Lụa Vạn Phúc rất bền và đẹp, khoác lên mình mọi người sẽ cảm nhận được sự mềm mại, nhẹ nhàng của nó. Cái nét đặc sắc và độc đáo đó, chính là nhờ phần lớn vào bàn tay khéo léo, điêu luyện của các nghệ nhân nơi đây. Trải qua bao nhiêu thế hệ, nhưng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, và vẫn đang đi đầu trong ngành dệt nước ta. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, được các nghệ nhân chăm chú rất tỉ mỉ, bao giờ cũng được trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát. Chính vì thế mà từ lâu lụa Vạn Phúc đã được coi là đại diện của Việt Nam được xuất xứ ra nước ngoài, và cũng từng được chọn là một loại để may các trang phục triều đình, đặc biệt được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn.

Nguyên liệu làm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ tơ tằm vì độ mềm mại, dẻo dai của nó. Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, họ phải trải qua rất nhiều công đoạn kỳ công như tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, phơi căng… Ngay từ những khâu tơ, người không chỉ quấn sợi vào ống mà họ phải chọn sợi, đẽo sợi để đảm bảo sợi có màu trắng, bóng nhẵn và không bị xù lông.

Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại mẫu ma đa dạng, khoảng 70 loại the, lụa, gấm, lĩnh với những tên gọi khác nhau như: băng hoa, long phượng, mây bay, tứ quế,… Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, loại lụa này có hoa nổi thì bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng. Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là người mặc sẽ cảm thấy ấm áp hơn vào mùa đông và thoáng mát hơn vào mùa hè.

Lụa Vạn Phúc được rất nhiều khách hàng tin dùng (Ảnh: Sưu tầm)

Làng Vạn Phúc hiện nay có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại đây. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề. Tuy thời nay có rất nhiều những loại lụa đểu được nhập từ Trung Quốc về làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín và chất lượng của lụa Vạn Phúc nhưng người dân nơi đây vẫn đang cố gắng, chăm chút từng bước một để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và khẳng định lại vị thế của mình. Họ vẫn đang tiếp bước từ những tinh túy mà cha ông họ để lại, để dần dần cải tiến những mẫu mã sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn đến tay người dùng.

Nguồn: Vntrip

Từ khóa » Cầu Thơ Về Làng Lụa Vạn Phúc