Lắng Nghe đồng Cảm - Văn Đạo Tứ
Có thể bạn quan tâm
Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017
Lắng nghe đồng cảm:
Lắng nghe đồng cảm:
Trong cuộc sống mỗi con người có rất nhiều tâm tư, tình cảm cần được chia sẻ. Có những điều chỉ khi chia sẻ với ai đó mới thấy thanh thản. Lúc này vai trò người lắng nghe không phải là thu nhận thông tin hay gì khác mà chính là giúp cho người nói vượt qua những trắc ẩn, lo âu, băn khoăn của cuộc sống. Với một thái độ tôn trọng, đồng cảm, đáng tin cậy, người nói có thể chia sẻ với ta những điều mà họ ấp ủ bấy lâu. Qua những tâm sự, bạn sẽ dần hiểu ra vấn đề và đặt câu hỏi để người nói có thể tự rút ra được giải pháp hay tìm được lối thoát cho mình. Để lắng nghe đồng cảm, hãy lắng nghe mà không phán xét, hãy lắng nghe mà không thành kiến. Điều đó sẽ giúp họ dễ dàng tâm sự và bày tỏ quan điểm. Lắng nghe có nghĩa là trước khi nghe chúng ta hãy để cho tâm mình lắng xuống. Một hồ nước chỉ nhìn rõ đáy khi nước trong và mặt hồ lặng sóng. Nghệ thuật thấu hiểu tâm lý người khác được bắt đầu từ việc chúng ta để cho tâm mình tĩnh lặng. Khi nghe chúng ta hãy gạt tất cả những thành kiến, sự đánh giá phán xét sang một bên để chú tâm vào việc lắng nghe. Kinh Phật dạy lắng nghe như sau: "Lạy đức Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe, biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi.” Chữ Thính của người Trung Quốc (xem hình) thể hiện rất sâu sắc kỹ năng lắng nghe, nó gồm các bộ vương, nhĩ, nhãn, nhất, tâm. Ta cùng nghiên cứu để rút bài học nâng cao hiệu quả công việc:- Vương: Tôn trọng người nói. Coi người nói là thượng đế.
- Nhĩ: Lúc nào cũng phải vểnh tai lên mà lắng nghe.
- Nhãn: Để thấu hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của đối tác, để lắng nghe cả những điều mà đối tác chưa biết cách diễn tả, khi nghe nên nhìn vào mặt và mắt đối tác.
- Tâm: Phải để tâm đến đối tác và để tâm vào câu chuyện, hết lòng lắng nghe. Tâm là sự thành tâm, lòng mong muốn được chia sẻ và thấu hiểu.
- Nhất: Tất cả những điều trên phải đồng nhất kết hợp.
Thính 聽 (聴) (lắng nghe) gồm bộ Nhĩ 耳 (chỉ cái tai); chữ Vương王(vua, lãnh đạo), chữ Thập 十 (số mười, phiếm chỉ số nhiều), chữ Mục 目 (con mắt), chữ Nhất 一 (một) và cuối cùng là Tâm 心 (con tim), người ta phải nghe bằng tai, làm chủ được điều mình nghe, nhìn nhận nhiều lần bằng mắt và suy xét bằng một con tim.
Nghe là điều quan trọng:
Nghe đúng sẽ làm trúng, nghe sai sẽ làm trật.
Nghe mà không hiểu đúng, là dấu hiệu cho biết mình còn yếu kém.
Nghe hiểu đúng, mà không làm theo là tự hại đời mình.
Nghe mà hiểu sai, mà làm thì hại cả mình lẫn người khác.
Lắng-Nghe chính là thước đo khả năng nhận thức, thể hiện đẳng cấp, quyết định thành công.
Đó là những gì cha ông Việt-Nam chúng ta muốn dạy cho con cháu hơn hai ngàn năm trước, về tầm quan trọng của việc Lắng-Nghe. Cha ông chúng ta đã chấp nhận ý nghĩa của Hán-tự này và đã dùng chữ Nôm, tiếng-Việt-Nam như: Thính-Tai là tai nghe rất rõ và hiểu đúng vấn đề.
Lắng-Nghe không chỉ bằng tai một cách hời hợt, nhưng còn là có nhận xét kiểm chứng nhiều lần bằng mắt và với một con tim (là toàn bộ con người).
Nào chúng ta cùng lắng nghe để sống tốt hơn trong năm mới 2017.
Ước chi được như vậy.
Nhãn: Lắng nghe đồng cảm: Lắng nghe đồng cảm: lắng nghe đồng cảmKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Giới thiệu về tôi
VÕ ĐỨC PHƯƠNG VĂN HỌC Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiLưu trữ Blog
Từ khóa » Chữ Lắng Nghe Của Trung Quốc
-
Chữ THÍNH Và Nghệ Thuật LẮNG NGHE - Câu Lạc Bộ Kỹ Năng Mềm 3D
-
Tiếng Trung Hải Dương - Thầy Hùng - BÀN VỀ Ý NGHĨA CHỮ ...
-
Trong Tiếng Trung... - Điều Kỳ Diệu Từ Cách Nhìn Cuộc Sống | Facebook
-
Lắng Nghe Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Trao đổi Về Chữ Thính 聽 Trong Sách Thực Hành Kĩ Năng Sống (dành ...
-
Blog Ngô: Lắng Nghe | VOV.VN
-
Kỹ Năng Lắng Nghe – Nâng Bước Thành Công
-
Vẻ đẹp Của Những Làng Nghề Trung Quốc - Hànộimới
-
Lang Lãng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Học Chữ Trung Quốc Bằng Tiếng Dao Mọi Người Ai Là Dân Tộc Dao ...
-
Phương Pháp Luyện Nghe Tiếng Trung Giao Tiếp Hiệu Quả Cho Học ...
-
Chúng Ta đang Lắng Nghe Bằng Một Cái Miệng Và Một Cái Búa
-
Tra Từ: 聽 - Từ điển Hán Nôm