Lăng Trì - Cực Hình Ngoài Mức Cực Hình

Lăng trì còn được gọi với tên gọi khác là Tùng xảo hay xử bá đao. Đây là hình thức xử tội nhân vào bậc ghê rợn nhất trong các án tử hình. Lăng trì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến từ thời Ngũ đại Thập quốc (năm 907 đến 960), nó dần dần lan rộng dưới triều đại nhà Tống và triều đại Mãn Thanh.

Dưới chế độ phong kiến, hình thức này cũng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức để thi hành đối với những kẻ phản loạn Hình thức của hình phạt này vô cũng dã man, phạm nhân sẽ được trói vào cột, đến giờ hành hình, khi hiệu lệnh của nhà quan được đưa ra bằng một tiếng trống hay thẻ bài, đao phủ sẽ thực hiện công việc của mình đối với phạm nhân, đó là xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại dừng lại chờ tiếp hiệu lệnh tiếp theo.

Trước khi bị xẻo những vùng thịt ở vai, đùi, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ trước như: mắt, mũi, tai, lưỡi, ngón tay, ngón chân. Điều đặc biệt là khi lăng trì, phạm nhân không được sử dụng bất cứ loại thuốc có tác dụng giảm đau nào, do vậy phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng.

Thậm chí, đao phủ trong quá trình hành hình không được phép để cho phạm nhân chết quá nhanh chóng mà phải sau bao nhiêu miếng xẻo thịt thì phạm nhân mới được phép chết. Thịt của phạm nhân sau khi được xẻo ra sẽ được trưng bày nơi đông người qua lại nhằm mục đích dăn đe những kẻ có âm mưu nổi loạn, phản động.

Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Văn Khôi cũng phải nhận án lăng trì khi nổi dậy khởi nghĩa chống quân Minh Mạng diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835. Không chỉ Lê Văn Khôi mà ngay cả con trai của ông – Lê Văn Cù cũng phải nhận án tử khi cậu bé mới chỉ 8 tuổi.

Nguồn: nguoiduatin.vn

Từ khóa » Hình Lăng Trì Là Gì