Lao Ruột

Lao ruột là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Lao ruột là bệnh truyền nhiễm và cần có sự kiểm soát y tế chặt chẽ. Khi bị lao ruột, nhiễm trùng xảy ra tại hạch bạch huyết và tại ruột.

Mục lục

  • 1 Đại cương
  • 2 Triệu chứng
    • 2.1 Triệu chứng lâm sàng
    • 2.2 Triệu chứng xét nghiệm
  • 3 Chẩn đoán
    • 3.1 Chẩn đoán xác định
    • 3.2 Chẩn đoán phân biệt
  • 4 Biến chứng
  • 5 Điều trị

Đại cương

Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng.

Lao ruột tiên phát chỉ xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu hoá được khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác (ít gặp).

Đường xâm nhập của vi khuẩn lao đến ruột:

– Chủ yếu bằng đường tiêu hoá: do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy có chứa vi khuẩn lao.

– Các đường khác:

+ Đường máu, đường bạch mạch, đường mật.

+ Do tiếp giáp: lao màng bụng…

+ Tổn thương giải phẫu bệnh lao ruột

– Đại thể:

+ Viêm loét có nhiều ổ, ổ loét tạo nên do sự phá huỷ của chất bã đậu của các hạt lao, củ lao (thường gặp lao ruột non).

+ U lao (thường khu trú ở đoạn hồi manh tràng)

+ Hẹp ruột (thường gặp ở đoạn cuối của hồi manh tràng)

– Vi thể: thấy các nang lao

Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng

1. Các triệu chứng thời kỳ khởi phát:

a. Toàn thân:

– Gầy nhanh, xanh xao

– Mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm.

b. Triệu chứng về tiêu hoá:

– Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối. Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng. Có thể xen kẽ ỉa lỏng với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát.

– Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi ngoài,đi ngoài được thì dịu đau. Đau bụng thường có sôi bụng kèm theo.

2. Các triệu chứng thời kỳ toàn phát:

Thời kỳ bệnh toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh:

a. Thể loét tiểu tràng, đại tràng:

– Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, ỉa lỏng kéo dài.

– Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt.

– Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu.

– Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại đau bụng, ỉa lỏng.

b. Thể to – hồi manh tràng:

– Bệnh nhân hết ỉa lỏng lại ỉa táo, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ phân bình thường.

– Nôn mửa và đau bụng.

– Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít.

c. Thể hẹp ruột:

– Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên .

– Đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò.

– Sau 10-15 phút nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig.

– Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.

Triệu chứng xét nghiệm

1. Xét nghiệm máu:

– Bạch cầu lim pho tăng cao.

– Tốc độ lắng máu tăng.

2. Các xét nghiệm khác:

– Phản ứng Mantoux dương tính mạnh.

– Tìm trực khuẩn lao trong phân: chỉ có ý nghĩa là lao ruột khi thấy trực khuẩn lao trong phân, nhưng không thấy trực khuẩn lao trong đờm.

– X quang: chụp transit ruột (có uống geobarin), chụp khung đại tràng có cản quang, có hình ảnh:

+ Đại tràng có hình không đều: chỗ to, chỗ nhỏ.

+ Vùng hồi – manh – đại tràng: ngấm thuốc không đều hoặc có hình đọng thuốc nhỏ.

+ Các ổ loét ở ruột non: là các hình đọng thuốc, cố định, tròn hoặc hình bầu dục

+ Hình tiểu tràng biến dạng chỗ to, nhỏ (hình ống đàn)

– Nội soi bằng ống mềm có thể thấy:

+ Các hạt lao như những hạt kê màu trắng rải rác trên niêm mạc.

+ Những ổ loét nông, bờ mỏng, màu tím bầm, có thể có chảy máu ở bờ hoặc đáy ổ loét.

+ Hoặc một khối u, mặt không đều, thâm nhiễm hết vùng manh tràng (thường làm hẹp nhiều ở lòng manh tràng, không thể đưa ống soi qua được).

Kết hợp trong khi soi, sinh thiết những nơi có bệnh tích nghi ngờ tổn thương lao, để xác định bằng mô bệnh học.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các hội chứng sau:

1. Hội chứng tổn thương ruột:

– Lâm sàng:

+ Đau bụng, chướng hơi, có dấu hiệu Koenig.

+ Biếng ăn, gầy sút, xanh xao.

+ Ỉa lỏng kéo dài, phân có nhầy, máu, mủ.

– Xét nghiệm:

+ X quang, ruột: ruột non có chỗ to, chỗ hẹp, đại tràng có thành dày cứng, nham nhở…

+ Soi và sinh thiết ruột thấy tổn thương lao ở thành ruột

2. Hội chứng nhiễm lao:

– Lâm sàng: Sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi.

– Xét nghiệm:

+ Máu: Lympho tăng, máu lắng tăng.

+ Mantoux (+) rõ rệt.

+ Tìm thấy trực khuẩn lao trong phân …

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:

1. Một số bệnh gây ỉa chảy:

– Nhiễm khuẩn (ví dụ: Salmonella)

– Ung thư manh tràng.

– Bệnh Crohn.

2. Các bệnh có khối u ở hố chậu phải dễ nhầm với lao manh tràng

– U amíp

– Áp xe ruột thừa.

Biến chứng

– Tắc ruột: Tỉ lệ tắc ruột do mắc lao chiếm vào khoảng 20-40%. Đây là hậu quả phổ biến nhất của căn bệnh này, và chỉ xảy ra ở thể lao cấp tính.

– Viêm phúc mạc: Hiện tượng này là kết quả của hiện tượng lao tới thủng ruột và hoại tử hạch mạc theo. Viêm phúc mạc chiếm 9% tỉ lệ biến chứng do lao. Trên thực tế, viêm phục mạc là biến chứng phổ biến nhất của chứng viêm ruột thừa chứ không phải lao, và thường các triệu chứng rất âm ỉ như với thể lao mãn tính. Khi phị viêm phúc mạc, phẫu thuật là biện pháp cứu vãn duy nhất.

– Xuất huyết tiêu hóa: Đôi khi lao gây nên các chứng viêm và hoại tử mạch máu ở mạc treo. Khoảng 30% các cơ lão sẽ biến chứng xuất huyết, trong đó có 14% gây thiếu máu nặng, có thể đột tử nếu không chữa trị kịp thời.

– Rò lao: Ổ viêm của lao rò mủ và dịch tiêu hóa sang các cơ quan lân cận như bàng quang, âm đạo và vào ống tá tràng, đại tràng.

– Kém hấp thu: Lao mãn tính thường gây tình trạng ruột ít co bóp, khiến cho thức ăn dễ ứ động và không hấp thu. Có ca lao gây ra loét đường ruột, dịch mật tràn lan trong tá tràng. Người bệnh sẽ thấy ăn không tiêu, buồn nôn là vì vậy.

– Suy kiệt: tình trạng này là hệ quả của tất cả các tình trạng trên, người bệnh sẽ mệt mỏi cả ngày, ăn mà không hấp thu được, từ đó gây nên suy dinh dưỡng và kiệt sức. Các trường hợp không được chữa trị kịp thời có thể tử vong.

Điều trị

Khác với các căn bệnh về tiêu hóa khác, lao ruột có quy trình điều trị rất riêng biệt, tuân thủ theo Quy trình quốc gia do Bộ y tế ban hành. Người bệnh sẽ phải thực hiện chữa trị theo quy trình chống lao quốc gia để chắc chắn có thể triệt tiêu bệnh. Dưới đây là một số các quy tắc trong chu trình điều trị lao ruột mà bạn nên biết.

– Phối hợp các thuốc chống lao: Chủng lao gây lao ruột về căn bản chính là chủng gây lao phổi, lao hạch bạch huyết ở người. Dù biểu biểu có khác nhau, nhưng bản chất bệnh vẫn không thay đổi. Vì vậy muốn thực hiện chữa lao phải chắc chắn về việc sử dụng các thuốc diệt khuẩn, kìm khuẩn. Ở đây, thông thường phác đồ điều trị sẽ gồm ít nhất 3 loại thuốc để trị bệnh và 2 loại để điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc chính xác về liều lượng, và đều đặn, dứt điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường lao là căn bệnh rất dai dẳng, cần điều trị liên tục trong nhiều tháng vì vậy việc điều trị không triệt để sẽ rất dễ khiến bệnh tái phát.

Các dòng thuốc chống lao thiết yếu hàng I (Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E)

Phác đồ II: 2SHRZE/1HRZE/5H­­3 R3 E3 Phác đồ III: 2HRZE/4HR hoặc 2HRZ/4HR

Khác với các bệnh tiêu hóa khác như viêm ruột thừa, dạ dày hay tụy, những người điều trị lao ruột thường được cấp thuốc miễn phí, vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng về chi phí điều trị.

– Phải xác định mục tiêu điều trị đúng phác đồ quốc gia: Trên thực tế, Việt Nam và thế giới đã từng chứng kiến những đại dịch lao khủng khiếp, vì vậy lao được cho là một bệnh vô cùng nguy hiểm, cần điều trị cách ly để tránh lấy nhiễm. Đối với lao ruột cũng vậy, bác sĩ và y tá cần xác định tập huấn kĩ lưỡng theo Chương trình chống lao quốc gia để chắc chắn giới hạn được phạm vi bệnh. Ngoài ra việc điều trị cũng cần thống nhất theo phác đồ chuẩn, thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình hình bệnh nhân.

Người bệnh cần được đánh giá trước khi sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ, ngoài ra bác sĩ cũng cần xét nghiệm các mẫu nước bọt, đờm để theo dõi bệnh.

Thông thường liệu trình lao kéo dài khoàng 6-7 tháng, nhưng từ tháng thứ 5 điều trị mà kết quả đờm của người bệnh âm tính 3 lần với khuẩn lao thì người bệnh sẽ được chẩn đoán dứt bệnh cơ bản. Tuy nhiên với nhiều trường hợp, người bệnh vẫn cần các kiểm tra liên quan và theo dõi thêm vài tháng nữa để xác định chính xác và tránh tái phát bệnh.

Tuy nhiên, phòng hơn tránh, lời khuyên từ các bác sĩ đó là bạn phải luôn giữ một chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ và hợp lý, đồng thời sẵn sàng thăm khám sức khỏe đầy đủ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ bệnh.

Benh.vn

Chia sẻ

Từ khóa » Giải Phẫu Bệnh Lao Ruột