Thuốc Chữa Khỏi Bệnh Lao Ruột

Lao ruột

Đại cương:

Lao ruột là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu do trực khuẩn lao gây nên. Bệnh tuy không thường gặp nhưng rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ biến chứng lớn. Tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.Bệnh lao ruột thường xuất hiện ở lứa tuổi 30-55. Các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao của bò, chim...

Lao ruột xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm của sữa có trực khuẩn lao bò, bú sữa mẹ, sử dụng thức ăn và nước uống nhiễm trực khuẩn lao.

Triệu chứng :

Biểu hiện chủ yếu là đau bụng âm ỉ kéo dài, gầy sút, chán ăn, có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đôi khi kèm táo bón, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi.

Nếu không điều trị sẽ gây ra các biến chứng như tắc ruột, có khối u giống u đại tràng, thủng ruột, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng và hội chứng kém hấp thu, dẫn đến suy kiệt và tử vong.

Giải phẫu bệnh lý

Đoạn ruột bị lao thường gặp nhất là hồi manh tràng (85 - 90%), khởi phát bằng những hạt lao, củ lao phát triển dần vào lớp dưới niêm mạc. Các tổn thương này dẫn dần bã đậu hoá và phá huỷ gây thành những ổ loét nông trên niêm mạc ruột. Song song với quá trình phá huỷ đó của bệnh lao còn có quá trình tái tạo sự tăng sản tổ chức liên kết và cơ để dần dần đưa đến tổn thương xơ hoá.

Tuỳ quá trình phá huỷ, hay quá trình tái tạo chiếm ưu thế mà có các thể:

- Lao hồi manh tràng thể loét

- Lao xơ manh tràng (thường dưới dạng u).

- Lao xơ hồi manh tràng đoạn cuối dạng hẹp ruột.

- Các thể phối hợp.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Đứng trước các triệu chứng rối loạn cơ năng và thực thể của ruột, nghĩ tối tổn thương ruột. Nhưng muốn xác định tổn thương do lao phải dựa vào 2 hội chứng: hội chứng tổn thương ruột và hội chứng lao.

Hội chứng tổn thương ruột

* Lâm sàng:

- Ỉa lỏng dai dẳng không cầm được bằng các thuốc thông thường hoặc táo lỏng xen kẽ.

- Đau bụng thường xuyên, có vị trí xác định hay không xác định rõ.

- Toàn thân: sút kém, biếng ăn, sốt, xanh xao, gầy còm nhanh mà không tìm thấy nguyên nhân nào.

- Có hội chứng bán tắc ruột: Koenig rõ ràng, dễ tái phát.

- Có khôi u ở hố chậu phải.

* Cận lâm sàng: chụp X quang ruột:

- Tiểu tràng: chỗ to, chỗ hẹp lại.

- Đại tràng: vách manh tràng dày cứng, to ra, nhiễm mỡ nên không nhìn thấy, hoặc chỉ còn một đường nhỏ Baryt đi qua.

- Nội soi và sinh thiết đại tràng thấy tổn thương lao.

- Xét nghiệm phân: không có gì đặc biệt, chỉ có máu, mủ thì chứng tỏ tổn thương ruột như những nguyên nhân khác.

Hội chứng nhiễm độc lao

* Lâm sàng :

- Có thể có lao phổi hoặc màng phổi kèm theo.

- Sốt nhẹ về chiều và tối.

- Ra mồ hôi trộm

- Ăn kém

- Gầy sút nhanh

- Da xanh xao, niêm mạc nhợt

- Mệt mỏi bơ phờ.

* Cận lâm sàng:

- Tìm BK trong phân

- Soi ruột lấy bệnh phẩm hoặc làm sinh thiết vùng tổn thương rồi cấy mảnh sinh thiết đó hoặc bệnh phẩm để tìm BK.

* Chú ý:

Nếu có BK trong phân nhưng BK trong đàm âm tính (nếu bệnh nhân có lao phổi) thì càng có giá trị chẩn đoán. Phòng xét nghiệm đã chắc chắn loại trừ các vi khuẩn trong phân kháng cồn kháng toan như các mycobacteri không điển hình.

Đông y điều trị lao ruột

Bệnh danh

Thuộc phạm vi "Lao sái", "Tiết tư", "Phúc thống", "Tích trệ"... của Y học cổ truyền.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Do chính khí hư suy, lại cảm nhiễm "Sái trùng", do người bệnh lao phổi khi, ho hay nuôt các dịch đàm có sái trùng, hoặc cùng ăn với người bệnh lao phoi, COI thường cách ly tiêu độc, dẫn đến sái trùng xâm phạm đường ruột. Bệnh tuy ở ruột (đại tràng) nhưng có quan hệ mật thiết vối tỳ thận, bản bẹnh là tỳ thận dương hư suy, khí trệ huyết ứ là tiêu.

Biện chứng luận trị

Thể tỳ thận hư nhược

* Chứng trạng:

Đau bụng thành cơn, phân nát loãng, sắc mặt héo vàng, tinh thần mỏi mệt, lưng mỏi, chân tay lạnh, rêu lưỡi mỏng, lưỡi nhạt, mạch tê nhược. Phần nhiều thấy ồ loại loét nát.

* Pháp điều trị:

Kiện tỳ ích thận.

* Bài thuốc:

Sâm linh Bạch truật tán ("Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương " ) hợp Tứ thần hoàn (Chứng trị chuẩn thằng" ) gia giảm.

- Đẳng sâm 09 g - Bạch truật 09 g
- Phục linh 12 g - Sơn dược 12 g
- Biển đậu 09 g - Trần bì 06 g
- Bổ cốt chỉ 09 g - Ngô thù du 02 g
-Bạch bổ 15 g -  Nhục đậu khấu 09 g
* Ý nghĩa bài thuốc:

Tứ quân gộp với Sơn dược, Biển đậu để bổ khí của tỳ vị; Bổ cốt chỉ tráng hoả ích thổ; Nhục đậu khấu ôn tỳ thận mà sáp tràng hết tả; Ngô thù du làm âm tỳ vị mà tán hàn thấp; Trần bì lý khí; Bách bộ sát trùng diệt khuẩn lao.

Thể khí trệ huyết ứ

* Chứng trạng:

Bụng dưới bên phải đau, đau cố định không di chuyển, đồng thời có nổi cục, lưỡi tím sẫm hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.

* Pháp điều trị:

Lý khí hoá ứ.

* Bài thuốc:

Tứ nghịch tán ("Thương hàn luận") hợp với Thiếu phúc trục ứ thang ("Y lâm cải sái") gia giảm.

- Sài hồ 09 g - Chỉ sác 09 g
- Xích thược 09 g - Bạch thược 09 g
- Bồ hoàng 09 g - Ngũ linh 09 g
- Xuyên khung 091 - Cam thảo 06 g
- Bách bộ 15 g - Diên hồ sách 12 g
- Một dược 06 g.

* Ý nghĩa bài thuốc:

Sài hồ, Chỉ sác, Diên hồ điều thông cơ chế khí; Đương qui, Xích, Bạch thược, Một dược, Ngũ linh chi, Bồ hoàng, Xuyên khung hoạt huyết khu ứ; Bách bộ diệt khuẩn lao; Cam thảo ngọt ấm ích khí kiện tỳ.

Thể bản hư tiêu thực

* Chứng trạng:

Đau bụng lâm râm kéo dài, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, sắc mặt trắng bệch, lưỡi đỏ, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược mà sác.

* Pháp điều trị:

Phù chính khu tà.

* Bài thuốc: Tần cửu miết giáp tán (“Vệ sinh bảo giám”) hợp với Bảo chân thang (“Thập dược thần thư”) gia giảm.

- Tần cửu 09 g - Tri mẫu 09 g
- Đương qui 09 g - Miết giáp (sắc trước) 15 g
- Thạch cao 09 g - Sài hồ 09 g
- Địa cốt bì 09 g - Đẳng sâm 09 g
- Hoàng kỳ 09 g - Bạch truật 09 g
- Sinh địa 12 g - Thiên đông 09 g
- Bách bộ 15 g - Xích thược 09 g
- Bạch thược 09 g.

* Ý nghĩa bài thuốc:

Dùng Tần cửu, Miết giáp tán tư âm giáng hoả; bảo chân thang bổ khí dưỡng âm, kèm thanh hư nhiệt; Bách bộ chống lao sát trùng.

Bài thuốc khác

Cầm bộ đan (Hoàng cầm, Bách bộ, Đan sâm) mỗi lần 5 viên, mỗi ngày 2 lần, uống sau bữa ăn, 3 tháng là 1 liệu trình.

Điều trị; Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: "chân nhân dưỡng tạng thang" (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương)

Chân nhân dưỡng tạng thang Nhân sâm 6 Đương quy 9 Bạch truật 12
Nhục quế 3 Bạch thược 15 Kha tử 12 Đương qui 9
Nhục đậu khấu 12 Chích cam thảo 6 Mộc hương 9 Anh túc xác 120

Cách dùng. Tán bột mỗi ngày sắc 6g sắc uống

Công dụng. ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả.

Phòng bệnh

- Chú trọng phòng và chữa lao phổi, đối vói lao ngoài ruột chẩn đoán sớm và tích cực chữa trị.

- Sữa trâu bò cần qua tiêu độc diệt khuẩn, khi cùng ăn nên dùng đũa gắp riêng.

- Tăng cường tuyên truyền vệ sinh đối với người bệnh lao phổi, khi ho không nuốt dịch đàm và chữa cho đi ngoài bình thường.

Chế độ ăn phòng bệnh lao

- Ăn uống cần đủ chất (nhất là đạm, sinh tố)

- Thức ăn dạng bột không nên ăn nhiều vì dễ lên men, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hoạt động.

- Ăn hoa quả tươi, sinh tố các nhóm A, B, C, D..

(Theo Thaythuoccuaban.com tổng hợp)

****************************

Từ khóa » Giải Phẫu Bệnh Lao Ruột