Lập Dàn ý Bài Văn Thuyết Minh Bài Tỏ Lòng Câu Hỏi 187021

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • Nilsa123logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      7

    • Điểm

      85

    • Cảm ơn

      3

    • Ngữ văn
    • Lớp 10
    • 20 điểm
    • Nilsa123 - 11:21:46 31/12/2019
    lập dàn ý bài văn thuyết minh bài tỏ lòng
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • thanhhuyenthanh
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      1090

    • Điểm

      14095

    • Cảm ơn

      1139

    • thanhhuyenthanh
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 31/12/2019

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

    1. MB:

    - Giới thiệu tác phẩm "Tỏ lòng"

    2. TB:

    - Tác giả:

    + Phạm Ngũ Lão (1255-1320)

    + Quê ở Hưng Yên

    + Là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà thơ lớn

    - Tác phẩm

    + Không rõ thời điểm sáng tác

    + Bố cục: 2 phần

    + Chủ đề: khí phách và khát vọng chiến công

    + Nội dung:

    Ca ngợi hào khí của quân đội nhà Trần

    Hoài bão cống hiến cho đất nước

    + Nghệ thuật:

    Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    Ngắn gọn xúc tích

    3. KB:

    - Thái độ của bản thân

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar2starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Xem thêm:

    • >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
    • >> Mời tham gia sự kiện "Nhìn lại năm cũ 2024"
    avataravatar
    • trunghai62logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      151

    • Điểm

      1237

    • Cảm ơn

      107

    • trunghai62
    • 31/12/2019

    I. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩmThuật hoài (Tỏ lòng) vàVãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

    - Giới thiệu bài thơTỏ lòng:

    + Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.

    + Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.

    II. Thân bài

    1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

    a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)

    - Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo

    + Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.

    + Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác. - Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.

    → Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí tỏ lòng

    - Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm

    → Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.

    ⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

    b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)

    - “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

    - Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”

    + Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.

    + Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.

    → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

    ♦ Tiểu kết:

    - Nội dung:

    + Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời.

    + Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước

    - Nghệ thuật:

    + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết

    + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu

    + Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo

    2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

    - Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.

    + Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

    + Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.

    - Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.

    + Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ

    + Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

    + Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn.

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng.

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

    ⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

    ♦ Tiểu kết:

    - Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần.

    - Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

    III. Kết bài

    - Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    - Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước nhưTụng giá hoàn kinh sư(Trần Quang Khải),Cảm hoài(Đặng Dung),...

    Bài văn mẫu phân tích bài thơ Tỏ lòngcủa Phạm Ngũ Lão

    Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường, ông là một tướng tài đồng thời cũng là người có tâm hồn văn chương. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơTỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.

    Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

    Hai câu thơ đầu đã vẽ nên hình ảnh người tráng sĩ đời Trần với tư thế hiên ngang, dũng mãnh “cầm ngang ngọn giáo”, cho thấy tư thế hiện ngang, chủ động khác với câu thơ dịch là “múa giáo” mang tính chất phô trương, biểu diễn, không thể hiện được tư thế anh hùng, hiên ngang của người tướng sĩ. Đồng thời không gian nhân vật trữ tình đứng cũng vô cùng bao la, rộng lớn: giang sơn. Tưởng rằng đứng trong không gian ấy con người sẽ trở nên bé nhỏ, chìm khuất trong không gian vũ trụ bao la, nhưng ngược lại, con người hiện lên trong tư thế làm chủ, mang tầm vóc lớn lao ôm trọn cả non sông đất nước. Tư thế ấy còn cho thấy tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng xả thân để bảo vệ biên cương, lãnh thổ toàn vẹn. Không chỉ vậy, thời gian được nhắc đến ở đây đã trải mấy thu, đó là khoảng thời gian dài, điều ấy còn khẳng định ý chí, quyết tâm bền bỉ của nhân vật trữ tình. Câu thơ thứ nhất vừa cho ta thấy tầm vóc hiên ngang, vừa cho thấy lòng yêu nước nồng nàn của nhân vật trữ tình.

    Câu thơ thứ hai tái hiện lại sức mạnh của quân đội nhà Trần. Tác giả sử dụng các hình ảnh “tam quân” “tì hổ” “khí thôn ngưu” để làm rõ vẻ đẹp sức mạnh đó. Tam quân để nói về quân đội nhà Trần bao gồm tiền quân, trung quân và hậu quân. Còn tì hổ để nói về sức mạnh to lớn như hổ báo của quân đội, biện pháp so sánh đã một lần nữa khẳng định sự dũng mãnh, nhanh nhẹn của quân đội nhà Trần. “Khí thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách, cách thứ nhất tức là khí thế nuốt trôi trâu, nhưng cũng có thể hiểu khí thế át sao Ngưu. Dù hiểu theo cách nào cũng đều thấy được khí thế, sức mạnh vô song của quân đội nhà Trần. Với hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện sinh động, chân thực vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vô song. Qua đó ta còn cảm nhận được hào khí oanh liệt của thời đại mà dân tộc bừng bừng khí thế, quyết tâm đánh giặc cứu nước.

    Hai câu thơ cuối giọng điệu không còn hào sảng mà chuyển sang suy tư, đầy tâm trạng:

    Nam nhi vị liễu công danh trái

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

    Trong câu thơ tác giả đã nhắc đến chí làm trai, một thuật ngữ quen thuộc trong văn học trung đại. Ta có thể bắt gặp trong những câu thơ của Phan Bội Châu: “Làm trai phải lạ ở trên đời” hay Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng làm trai trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”, “Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái”. Theo quan niệm xưa, nam nhi được trời đất trao cho tài năng và nhân cách đặc biệt nên việc đem tài năng để thi thố, để lập công, lập danh là món nợ mà nam nhi phải trả. Trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão, bản thân ông đã ý thức được vai trò, trọng trách và nghĩa vụ của mình khi tự nhận là một “nam nhi”. Ông phải lập công danh để trả nợ cho đời, để trả món nợ nam nhi. Mặc dù là người tài giỏi, có nhiều đóng góp cho đất nước, nhưng trong câu thơ ta vẫn thấy ông hết sức khiêm nhường “vị liễu công danh trái”, ông tự nhận mình chưa làm được việc gì cho thật xứng đáng là một bậc nam nhi. Qua lời tâm sự đó ta thấy sáng lên vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: sự khiêm tốn đồng thời cũng là sự nghiêm khắc của nhân vật trữ tình với chính mình. Ngoài ra câu thơ còn thể hiện hoài bão, khát vọng lớn lao của con người, tự nhận thấy mình phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để cống hiến cho đất nước. Bởi vậy, ông cảm thấy xấu hổ trước Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) vì chưa tài giỏi bằng, vì công danh sự nghiệp chưa bằng. Nỗi hổ thẹn khi nghĩ đến Vũ Hầu cho thấy nhân vật trữ tình nhận thấy đó là nỗi thẹn của một con người có nhân cách, có khát vọng và lí tưởng cao đẹp.

    Tác phẩm sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hàm súc, cô đọng “ý tại ngôn ngoại”. Các hình ảnh so sánh được chọn lọc kĩ càng, giàu sức gợi, giàu giá trị biểu hiện tư tưởng tình cảm. Bài thơ mang trong mình không khí hào hùng của thời đại và thể hiện niềm tự hào về con người, thời đại nhà Trần.

    Bài thơ là những dòng tâm sự, bày tỏ lí tưởng, hoài bão lớn lao, cao cả của một vị tướng nhà Trần tài giỏi mà khiêm nhường. Qua bài thơ, đã giúp ta nhận thấy vẻ đẹp phẩm chất của vị tướng tài Phạm Ngũ Lão và sức mạnh oai hùng, phi thường của quân tướng nhà Trần.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • binff123logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        466

      • Điểm

        8345

      • Cảm ơn

        398

      chú này ghê

    • avataravatar
      • xuanvietlogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        55

      • Cảm ơn

        0

      ông này xàm thì có đây là văn phân tích not thuyết minh

    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Thuyết Minh Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão