Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Nhi Viêm Phổi - Bluecare Blog
Có thể bạn quan tâm
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em khi thay đổi thời tiết hoặc bị lây qua nhiều nguồn khác nhau như người nhà . . . Khi sức dề kháng của trẻ còn kém thì việc chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi là rất cần thiết. Bluecare xin chia sẻ hướng dẫn làm kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi, hy vọng bài viết giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Contents Quá trình bệnh lýCách 5 ngày vào viện, ở nhà trẻ ho sau ho có nôn, ho có đờm, trẻ mệt mỏi quấy khóc ăn uống kém, đi ngoài phân lỏng 4 lần/24h, không nhầy máu. Gia đình đã đưa cháu vào trạm xá để khám và điều trị được 2 ngày nhưng trẻ vẫn ho, nôn, đi ngoài phân lỏng, không đỡ, gia đình xin chuyển nhi tỉnh Nam Định điều trị tiếp ngày 05/10/2015 được khám và chẩn đoán viêm phổi, tiêu chảy tại kho đã điều trị 3 ngày bằng các thuốc truyền dịch, ORS, kháng sinh, men tiêu hóa Nhận định bệnh nhânLúc 8h ngày 07/10/2015 nhận định và chăm sóc trẻ bị viêm phổi:– Trẻ trong thể trạng trung bình nặng 10,5kg, da niêm mạc bình thường, không phù, không xuất huyết dưới da, hạch ngoại biên không to, tuyến giáp không sờ thấy, không sốt, dấu hiệu cafer(-), mắt không trắng, thóp không phồng* Các cơ quan khác:– Hô hấp: Trẻ bị viêm phổi sẽ có triệu chứng thở khò khè, nhịp thở 50 lần/phút, không có nút long lồng ngực, không tím tái quanh môi, lồng ngực hai bên cân đối di động đều theo nhịp thở.– Tiêu hóa: Bụng không có cục, mềm, di động đều theo nhịp thở, trẻ có bú sữa mẹ, trẻ còn nôn sau ăn, trẻ đi ngoài 3 lần phân sệt, không nhầy máu, phân có mùi tanh– Tuần hoàn: Tim nhịp đều rõ, tần số 120 lần/phút– Tiết niệu: Trẻ tiểu tiện nhiều lần, mỗi lần 10ml/500ml/24h, nước tiểu vàng, bộ phận sinh dục bình thường– Thần kinh: Trẻ tỉnh táo, thi thoảng quấy khóc, trẻ nôn sau khi ho, vạch màng não(-), cổ cứng(-), không liệt, tinh thần vận động bình thường, trẻ có cảm xúc vui mừng, lo sợ.– Dinh dưỡng: Trẻ vẫn bú sữa mẹ, ăn thêm sữa ngoài và ăn dặm. Trẻ được mẹ cho ăn cháo thịt mỗi bữa 1 bát con, uống thêm sữa ngoài 500ml/24h– Vệ sinh: Mẹ thường xuyên thay quần áo lau người cho trẻ, móng tay, chân được cắt sạch sẽ. Tuy nhiên đồ đạc và dụng cụ ăn uống, chăn màn còn để bừa, bẩn chưa vệ sinh– Tâm lý của gia đình: Gia đình còn lo lắng về bệnh của trẻ nhưng vẫn tin tưởng vào đội ngũ y, bác sĩ trong viện.– Kinh tế: Gia đình ồn định– Tiều sử:– Bản thân: Sản khoa là con thứ nhất đẻ thường, đẻ đủ tháng đẻ ra khóc ngay không phải can thiệp gì. Cân nặng lúc sinh 2,800g– Nuôi dưỡng: Trẻ được đẻ ra bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau tháng 7 trẻ được ăn dặm, thêm sữa ngoài– Tiêm phòng: Trê đã tiêm phòng các vác xin– Tiểu sử gia đình: Khỏe mạnh khong mắc bệnh gì 𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH, CHIẾU ĐÈN VÀNG DA, BẢO MẪU – VÚ EM, VỖ RUNG LONG ĐỜM tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181Chẩn đoán chăm sóc– Trẻ thở khò khè do viêm phổi làm tăng tiết đường thở – Nguy cơ mất nước và điện giải do trẻ ăn nôn và tiêu chảy – Trẻ ăn ho có đờm – Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do trẻ còn nôn và ăn kém – Gia đình còn lo lắng và thiếu hiểu biết về bệnh Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi– Giảm khò khè cho trẻ bằng+ Cho nằm phòng thoáng ấm+ Tư thế nằm+ Làm thông thoáng đường thở+ Vỗ rung+ Cho trẻ uông nhiều nước ấm+ Vệ sinh mùi miệng cho trẻ+ Theo dõi nhịp thở+ Theo dõi nút hãm lồng ngực+ Hút đờm cho trẻ+ Thực hiện y lệnh thuốc+ Bù nước điện giải cho trẻ+ Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú nhiều hơn+ Hướng dẫn mẹ pha cho trẻ uống O R S+ Theo dõi số lần nôn, số lần đi ngoài của trẻ+ Thực hiên y lệnh thuốc – Làm giảm ho và long đờm cho trẻ+ Giữ ấm cổ cho trẻ tránh gió lùa lạnh đột ngột + Vệ sinh mũi họng – Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ+ Hướng dẫn mẹ cho trẻ ăn theo ô vuông thức ăn không kiêng phem+ Hướng dẫn mẹ cách tăng cường đạm+ tinh bột + cháo tăng chất lượng+ Hướng dẫn mẹ cách chế biến thức ăn cho trẻ+ Thay đổi chế độ ăn của trẻ+ Thay đổi cân nặng của trẻ – Tư vấn giáo dục sức khỏe+ Hướng dẫn giải thích cho gia đình biết thêm về bệnh của trẻ, cách phát hiện triệu chứng và cách phòng+ Vệ sinh Thực hiện kế hoạch chăm sóc+ Trẻ thở khò khè do viêm phổi làm tăng tiết đường thở– Cho trẻ nằm phòng thoáng mát– Đặt trẻ nằm ngửa kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau, cằm đưa ra trước hơi nghiêng sang 1 bên– Hướng dẫn mẹ vỗ rung cho trẻ để tống đờm ra ngoài– Hướng dẫn mẹ cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, uống nước ORS, nước hoa quả nhưng phải để ấm– Hướng dẫn mẹ vệ sinh mũi miệng cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch Natri Clorit9%– Theo dõi nhịp thở của trẻ 3h/lần– Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh long đờm + Hướng dẫn mẹ pha ORS vào 1l nước ấm để trẻ uống theo nhu cầu– Cho trẻ uống thêm sữa, nước hoa quả để cung cấp vitamin.– Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú càng nhiều lần càng tốt– Thực hiện y lệnh thuốc: men tiêu hóa– Theo dõi số lần đi ngoài, đi tiểu của trẻ 3h/lần và báo cáo bác sĩ + Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi rồi dùng tăm bong vệ sinh mũi– Hướng dẫn cho mẹ cần giữ ấm cho trẻ nhất là vùng ngực và cổ, không dùng quạt thẳng vào trẻ + Khuyên bà mẹ nên cho trẻ bú nhiều, bà mẹ nên ăn đủ chất để đảm bảo chất lượng sữa.– Nếu trẻ hay bị nôn nên cho trẻ ăn nhiều bữa, cho ăn ít một, tăng chất lượng bột, cháo– Thức ăn cho trẻ phải nấu nhừ, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng nhất là đạm, thịt, sữa, trứng– Không kiêng khem gì– Tăng cường sữa ngoài+ nước ép hoa quả để bù vitamin cho trẻ + Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn, uống không kiêng khem– Sử dụng nguồn nước sạch, ăn chin uống sôi– Rửa tay trước và sau khi cho trẻ ăn, vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú– Giữ ấm cho trẻ không dùng quạt trực tiếp vào trẻ– Giữ môi trường thoáng, trong lành, khi nằm viện không được sang buồng bệnh khác để tránh lây thêm bệnh– Khuyên gia đình không nên tự ý cho trẻ uống thuốc dùng không đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm cho trẻ– Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. |
Xem thêm:
Bảo mẫu chăm sóc trẻ sơ sinh
Nghe tiếng ho đoán bệnh cho con
Phân biệt viêm phổi ho thường với ho gà ở trẻ
CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ BẰNG CÁCH NGHE NHỊP THỞ
Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm phế quản phổi
Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị, phân biệt với viêm phổi, ho gà
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phế Quản Cấp
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN - Health Việt Nam
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phế Quản
-
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
-
Hướng Dẫn Các Bước Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phế ...
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Viêm Phế Quản - 123doc
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phế Quản Cấp
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản - Chi Tiết Tin Tức
-
[PDF] CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
-
[Infographic] Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Phế Quản Tại ...
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh NHI Viêm Phế Quản
-
Phát Hiện, Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản Phổi Và Chỉ định Nhập Viện
-
[PDF] Quy-trinh-cham-soc-nhi-khoa.pdf - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP Và Chăm Sóc Bệnh Nhân Bệnh ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính