LẬP LUẬN TRONG “NGỮ DỤNG HỌC” - Blog Lê Phước

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Liên kết

  • Home
  • Lê Phước
  • Thời sự Đắk Nông
  • Giặt ủi Đắk Nông

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

LẬP LUẬN TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”

1. Khái quát về lập luận a) Lập luận là gì? ·Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn đến một kết luận nào đấy ·Công thức lập luận: p, q r b) Vị trí, sự hiện diện của luận cứ và kết luận ·Kết luận có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng giữa các luận cứ ·Kết luận và luận cứ có thể hiện diện (tường minh), có thể không hiện diện (hàm ẩn) Lưu ý: Kết luận hay luận cứ hàm ẩn phải có thể rút ra được dựa vào ngữ cảnh 2. Bản chất ngữ dụng của lập luận a) Lập luận và lôgic ·Lập luận là thao tác của tư duy, có mặt trong lôgic và qua mọi loại ngôn bản ·Trong lôgic, quan hệ lập luận xảy ra giữa các mệnh đề lôgic, tức là câu xác tín (có thể xác định được theo tiêu chuẩn đúng hay sai so với hiện thực) ·Trong ngôn ngữ thông thường, quan hệ lập luận có thể xảy ra giữa các hành động ở lời b) Lập luận và miêu tả ·Lõi miêu tả là nội dung phản ánh hiện thực được đưa vào câu (phát ngôn) ·Lõi miêu tả có thể là luận cứ của lập luận, nhằm hướng tới một kết luận tường minh hay hàm ẩn cố ý nào đó ·Một nội dung miêu tả có thể có giá trị lập luận khác nhau (hướng đến những kết luận khác nhau), tùy vào ngữ cảnh. Tuy nhiên, có những nội dung miêu tả tự nó đã chứa sẵn một hướng kết luận nào đó ·Theo O. Ducrot, ý nghĩa đích thực của một nội dung miêu tả là giá trị lập luận của nó, tức là việc nó hướng đến một kết luận –r hay +r nào đó Lưu ý: Có thể dựa vào mối quan hệ giữa lập luận và miêu tả để chỉ ra giá trị nội dung (kết luận hàm ẩn) của các tác phẩm tự sự, trữ tình. 3. Đặc tính của quan hệ lập luận a) Quan hệ lập luận là gì? Là quan hệ giữa các luận cứ p, q… với kết luận r Được đánh dấu bằng các chỉ dẫn lập luận b) Đặc tính nghịch đối về lập luận ·Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận, có thể là đồng đồng hướng lập luận (cả p và q đều cùng hướng đến r), có thể là nghịch hướng lập luận (p hướng đến r, còn q hướng đến –r) ·Đặc tính nghịch đối về lập luận: Các luận cứ có quan hệ nghịch hướng lập luận. c) Đặc tính có hiệu lực lập luận ·Xét theo quan hệ nghịch đối, các luận cứ có thể có hiệu lực lập luận khác nhau, tức là có sức mạnh khác nhau đối với một kết luận –r hay +r nào đó ·Hướng lập luận (tức kết luận) của cả lập luận là do luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất quyết định ·Hiệu lực lập luận của các luận cứ không chỉ do nội dung mà do cả vị trí của các luận cứ trong lập luận quy định. Thường luận cứ đặt sau có hiệu lực lập luận mạnh hơn luận cứ đứng trước 4. Tác tử lập luận và kết tử lập luận a) Chỉ dẫn lập luận ·Là những biểu thức mà nhờ chúng người nghe nhận ra được hướng lập luận và những đặc tính lập luận của các luận cứ ·Gồm hai loại lớn: tác tử lập luận và kết tử lập luận b) Tác tử lập luận ·Là một yếu tố khi đưa vào một nội dung nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó. ·Thường là những hư từ như chỉ, những, mỗi, một, đã, rồi c) Kết tử lập luận ·Những yếu tố phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất ·Được phân loại thành các loại oKết tử hai vị trí (đòi hỏi 2 phát ngôn) và kết tử ba vị trí (đòi hỏi 3 phát ngôn) oKết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận ·Thường là các hư từ như vì, nhưng… (dẫn nhập luận cứ); vậy, nên, thì… (dẫn nhập kết luận) 5. Các “lẽ thường”, cơ sở của lập luận a) “Lẽ thường” là gì? ·Là những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc, như các tiên đề lôgic, mang tính khái quát, dựa vào đó chúng ta xây dựng nên các lập luận ·Thường được tìm thấy trong tục ngữ của một dân tộc b) Đặc tính của “lẽ thường” ·Không có tính tất yếu, bắt buộc ·Không có tính quốc tế. Mang tính địa phương, dân tộc ·(Được xem như là) được mọi người thừa nhận Lưu ý: Ngay trong một dân tộc có thể có những “lẽ thường” trái ngược nhau, làm cơ sở cho những lập luận trái ngược nhau, có thể dẫn đến những “phản lập luận” trong giao tiếp…

Không có nhận xét nào:

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Tìm kiếm

Avatar

Avatar

Thông tin

- Lê Đình Phước- SN: 23-9-1988- PV Báo Đắk Nông- Call: 0948.500066- Email: phuoctk88@gmail.com

Danh mục

  • Báo chí - bài đăng (11)
  • Du lịch - khám phá (12)
  • Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam (5)
  • Giải trí (3)
  • Giáo dục học (1)
  • Góc thơ (59)
  • Lí luận văn học (24)
  • Lịch sử văn minh thế giới (1)
  • Mỹ học (1)
  • Ngôn ngữ học (8)
  • Nhạc (2)
  • Nhật kí (65)
  • Phương châm sống (8)
  • Suy ngẫm (65)
  • Thiên nhiên (3)
  • Thủ thuật máy tính (1)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (12)
  • Văn học châu Á (1)
  • Văn học dân gian (8)
  • Văn học phương Tây (8)
  • Văn học trung đại Việt Nam (2)
  • Văn học Việt Nam (1)
  • Xã hội học (3)

Tiêu biểu

  • Bài giảng: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
  • CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC
  • NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚI
  • HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”
  • Tiểu luận: Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam
  • HỘI THOẠI TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”
  • Tiểu luận: LỆCH LẠC XÃ HỘI
  • VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO
  • Các tính chất của ngôn ngữ báo chí (các ví dụ của thể loại ghi nhanh)
  • So sánh truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích hiện đại?

Lượt truy cập

free web hit counter

Lượt xem

Người theo dõi

Từ khóa » Ví Dụ Về Tác Tử Lập Luận