Lập Trình điều Khiển Led đơn Với Board Mạch Arduino - Góc Học IT
Có thể bạn quan tâm
1. Thiết kế mạch điều khiển led đơn với board mạch Arduino
Mạch điều khiển gồm 1 board Arduino UNO, 1 điện trở 220Ω, 1 led. Lưu ý, chân dương (+) của led kết nối với chân digital của board mạch Arduino, chân âm (-) của led kết nối vào GND của board mạch Arduino.
Có thể sử dụng mạch điều khiển giả lập trên Proteus.
2. Viết chương trình điều khiển led chớp tắt dùng delay
int led = 6;//chân kết nối với led void setup() { pinMode(led, OUTPUT);//khai báo chân led là ngõ ra } void loop() { digitalWrite(led, HIGH);//Bật led (HIGH - có nghĩa là mức điện áp 5V) delay(1000);//Chờ 1000 mili giây = 1 giây digitalWrite(led, LOW);//Tắt led (LOW - có nghĩa là mức điện áp 0V) delay(1000);//Chờ 1000 mili giây = 1 giây }Hàm delay() dừng toàn bộ chương trình trong thời gian quy định. Không thể thực hiện thao tác khác trong khi thực thi hàm delay().
Chương trình trên làm đèn led sáng rồi dừng 1s, tắt đèn led rồi dừng 1s. Cứ như thế lặp đi lặp lại liên tục sẽ tạo nên hiệu ứng chớp tắt của đèn led.
3. Viết chương trình điều khiển led chớp tắt dùng định thời
Khi sử dụng hàm delay(), vi điều khiển của Arduino phải chờ cho đến khi hết thời gian delay mới thực hiện các tác vụ khác. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các tác vụ khác khi chạy cùng thời điểm, làm tăng độ trễ khi thực thi chương trình hoặc làm cho chương trình chạy không chính xác. Việc dùng định thời với hàm millis() sẽ khắc phục tình trạng trên.int led = 6;//chân kết nối với led int ledState = LOW;//khai báo biến lưu trạng thái của led unsigned long previousMillis = 0; const long interval = 1000; void setup(){ pinMode(led, OUTPUT);//khai báo chân led là ngõ ra } void loop(){ unsigned long currentMillis = millis(); if (currentMillis - previousMillis >= interval) { previousMillis = currentMillis; if (ledState == LOW){ ledState = HIGH; // Đổi trạng thái led }else{ ledState = LOW; // Đổi trạng thái led } digitalWrite(led, ledState); } }
Biến ledState nhằm lưu trữ trạng thái của led tại thời điểm hiện tại. Biến interval là giá trị của 1 bước thời gian tính theo mili giây. Lúc đầu giá trị previousMillis = 0.
Hàm millis() sẽ trả về số mili giây từ khi board Arduino hoạt động. Lệnh currentMillis = millis(); sẽ gán giá trị trả về của hàm millis() cho biến curentMillis. Nếu thời gian hiện tại – thời gian bắt đầu >= interval, chương trình sẽ thực hiện 2 việc:
- Gán previousMillis = curentMillis; để bắt đầu tính lại thời gian đã chạy chương trình.
- Đổi trạng thái của led (nếu là LOW thì chuyển sang HIGH và ngược lại).
Việc bật tắt led chỉ thực hiện khi currentMillis – previousMillis >= interval. Trong khoản thời gian này thì ta có thể thực hiện các tác vụ khác của chương trình.
- Cài đặt Dev-C++ để lập trình C++
- Vòng lặp trong Python: Sử dụng câu lệnh break, continue, pass
- Mảng hai chiều là gì? Cách khai báo và khởi tạo trong C++
- Ghi đè phương thức (method overriding) khi kế thừa trong Java
- Hàm in_array() trong PHP
Từ khóa » Sơ đồ Mạch điều Khiển Led
-
Mạch đèn LED Chiếu Sáng - 7 Sơ đồ Mạch đèn LED Phổ Biến
-
Sơ đồ Mạch LED được điều Khiển Bởi điện áp Phân Cực Cố định Và ...
-
Sơ đồ Nguyên Lý Mạch đèn Led - 123doc
-
8 Sơ đồ Mạch đèn Led Chiếu Sáng Thông Dụng Nhất - Haledco
-
15 Mạch điện đèn Cầu Thang Kèm Sơ đồ đấu Nối Chuẩn Nhất - Haledco
-
Tìm Hiểu Nguyên Lý Và Sơ đồ Mạch đèn Năng Lượng Mặt Trời
-
Sơ đồ Mạch đèn Led Nguồn 220v Và Những điều Bạn Cần Biết - Done
-
Mạch Điều Khiển Led 220V - Mobitool
-
6 Bước Hướng Dẫn Lắp đặt Mạch LED Vẫy đơn Giản Và Chi Tiết - LED68
-
Mạch điều Khiển đèn LED âm Trần
-
5 Mạch điều Khiển LED 1 Watt Dễ Dàng
-
Sơ Đồ Mạch Led Nháy Theo Nhạc - BeeCost